Quyết toán là gì? Kinh nghiệm quyết toán thuế cho kế toán mới
Quyết toán là gì? Đâu là những điều cần chú ý khi quyết toán thuế dành cho các kế toán viên mới vào nghề. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Quyết toán là gì?
Quyết toán được hiểu là một quá trình kiểm tra, thống kê, tập hợp các dữ liệu có liên quan tới hoạt động tài chính, kế toán của một đơn vị kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.
Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là hoạt động mà một doanh nghiệp sẽ cần phải thống kê các khoản tài chính, thu nhập, kiểm tra các số liệu tài chính có liên quan đến thuế của doanh nghiệp. Đối với từng quy môn doanh nghiệp khác nhau, hoạt động quyết toán thuế sẽ cần phải được thực hiện hàng năm. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể dao động trong khoảng 5 năm mới phải tiến hành công tác quyết toán thuế doanh nghiệp.
Hiện nay, quy định pháp luật về thuế đã nêu rõ, mọi doanh nghiệp cần phải tính toán một cách trung thực về số tiền thuế cần phải nộp. Hoạt động quyết toán thuế nhằm mục đích chính để truy thu các khoản tiền thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp cho ngân sách nhà nước gồm: thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN…
Xem thêm: Kế toán thuế là gì? Những công việc phải thực hiện hàng ngày
Quyết toán lương là gì?
Quyết toán lương được hiểu là hoạt động trả lương cho nhân viên theo chính xác với số tiền đã được kê khai trong bảng lương nội bộ của doanh nghiệp.
Thanh quyết toán là gì?
Thanh quyết toán là thuật ngữ chỉ về việc thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng. Đây là công việc bắt buộc phải làm của mỗi công trình xây dựng nếu muốn tiến hành hoạt động khởi công. Đặc biệt, quy trình này cần phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm vững chắc, nắm bắt tốt được quy định và số liệu chính xác trong bảng cân đối kế toán.
Nội dung quyết toán thuế là gì?
Về cơ bản, hoạt động quyết toán thuế thu nhập sẽ được thực hiện với các nội dung như sau:
- Doanh nghiệp tiến hành tổng hợp, kê khai các số liệu thuế để nộp lên cho các cơ quan chức năng.
- Sau khi nhận được hồ sơ kê khai thuế của doanh nghiệp, cơ quan chức năng sẽ cử thanh tra xuống kiểm tra, xác minh tính chính xác về các số liệu tài chính doanh nghiệp trong hồ sơ.
- Trong vòng 2 tuần trước khi tiến hành thanh tra, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp có thể hoàn thiện được các giấy tờ có liên quan.
- Những hồ sơ mà doanh nghiệp cần có khi thực hiện hoạt động quyết toán gồm: Hóa đơn, chứng từ, bảng cân đối kế toán trong những năm trước. Và những số liệu này phải được tổng hợp, kiểm kê tính từ thời điểm hoàn thành đợt truy thu trước đó.
- Nếu doanh nghiệp khai báo sai để làm giảm số tiền quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải tính lại số liệu và nộp phạt với mức chênh lệch theo công thức: 0.03% X số ngày X số tiền chênh lệch.
Những điều cần nắm khi quyết toán thuế doanh nghiệp
Theo quy định pháp luật, tùy vào từng quy mô kinh doanh mà hoạt động quyết toán có thể diễn ra trong khoảng 1 – 5 năm kể từ lần thực hiện gần nhất. Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm mà doanh nghiệp bị thanh tra thuế kiểm tra đột xuất. Vì thế, các kế toán viên cần nắm rõ những điều sau để không còn gặp phải lo lắng trong quá trình quyết toán gồm:
- Xuất hóa đơn tạm ứng để dự bị nhằm đề phòng quá trình thanh tra đột xuất.
- Cần lập bản kê khai bổ sung những thông tin đúng và in ra để kẹp cùng với các chứng từ kế toán sai sót. Tuy nhiên, nếu như tỷ lệ sai sót nhỏ thì cũng không cần thiết phải lập bản kê bổ sung.
- Nếu doanh nghiệp đã treo công nợ nhiều năm với tỷ lệ trên 20 triệu nhưng chưa thanh toán. Khi tiến hành hoạt động quyết toán sẽ cần phải có chứng minh cho việc xin trả chậm với ký do đi kèm.
- Nếu trong quá trình kinh doanh, doanh đã đã có những sản phẩm được nghiệm thu và thu tiền nhưng chưa xuất chứng từ thì cũng không có vấn đề gì quá đáng lo. Các kế toán viên lúc này cần xuất đủ hóa đơn bù và bổ sung nguồn tạm ứng một cách rõ ràng.
Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn kế toán ấn tượng nhất định gặp phải khi phỏng vấn
Kinh nghiệm thực hiện quyết toán thuế dành cho người mới
Đối với bất cứ hoạt động nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp nào cũng cần phải có những quy trình cụ thể. Tuy nhiên, các kế toán viên có thể áp dụng những kinh nghiệm làm việc sau để có thể giúp cho hoạt động quyết toán số liệu được nhanh chóng hơn như sau:
Lịch trình làm việc cụ thể
Cần chuẩn bị lịch trình làm việc cụ thể, thông báo với giám đốc tài chính, giám đốc điều hành để xác nhận sau khi đã nhận được thông báo từ cơ quan thuế.
Các giấy tờ cần chuẩn bị
Bộ phận kế toán cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần khi làm việc với cơ quan chức năng gồm:
- Giấy phép kinh doanh/ giấy phép thành lập doanh nghiệp.
- Các phiếu thu; chi, phiếu nhập; xuất hàng hóa….
- Sổ sách kế toán do doanh nghiệp in, ký tên, đóng dấu. Trong đó các số nhật ký chung, số cái, sổ kế toán chi tiết đều phải có đầy đủ….
- Các loại chứng từ kế toán gồm: Hóa đơn mua vào, bán ra, giấy nộp tiên vào ngân hàng, hợp đồng lao động, bảng lương nhân sự….
- Kiểm tra tính pháp lý của các hóa đơn mua vào, bán ra.
- Kiểm tra các khoản chi phí vận hành khi chi trả có được xuất đủ hóa đơn, chứng từ hay không. Đặc biệt, với các khoản trả lương cho người lao động nếu như trả bằng tiền mặt thì cần phải có ký nhận và chữ ký phải phù hợp với chữ ký đã có trong hợp đồng lao động.
- Về tài sản cố định: Doanh nghiệp cần kiểm tra lại chất lượng tài sản, khấu hao theo quy định pháp luật. Trong đó, bộ phận kế toán cần phải đặc biệt chú ý theo dõi thẻ tài sản cố định. Đây là chứng từ rất quan trọng vì nếu không có thẻ này, các khoản chi phí tài sản cố định có thể sẽ bị loại khỏi báo cáo tài chính.
- Chuẩn bị chi tiết biên bản quyết toán. Hãy tìm hiểu chính xác về yêu cầu kê khai mà cơ quan chức năng đưa ra.
- File mềm các hồ sơ trên để gửi trước cho cơ quan thuế.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm viết CV tiếng anh kế toán chuyên nghiệp
Bài viết trên hy vọng đã giúp các ứng viên hiểu rõ hơn về quyết toán là gì. Cùng với đó là việc bổ sung thêm những kiến thức nghiệp vụ kế toán dành riêng cho các ứng viên trong tương lai.