Hạn mức tín dụng là gì? Cần biết điều này khi mới dùng thẻ tín dụng [KINH NGHIỆM]
Việc biết được hạn mức tín dụng là gì? Thế nào là hạn mức tín dụng tốt sẽ giúp người dùng dễ dàng quản lý chi tiêu của mình. Và nếu mới bắt đầu sử dụng thẻ này, hãy đọc bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề quản lý.
Hạn mức tín dụng là gì?
Hạn mức tín dụng trong tiếng Anh là Line of credit. Đây là mức giới hạn cho vay tối đa của một ngân hàng, tổ chức tín dụng vào một thời điểm nhất định đã được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đó.
Thông thường, các hạn mức tín dụng đề nghị của các tổ chức, ngân hàng sẽ được triển khai theo hai trường hợp:
- Hạn mức tín dụng theo quy định pháp luật.
- Hạn mức tín dụng do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận với nhau trong hợp đồng cho vay.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho vay tiền
Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Hạn mức khả dụng của thẻ tín dụng chính là một giới hạn số tiền tối đa mà một ngân hàng có thể cung cấp cho bạn để thanh toán trong một quãng thời gian nhất định. Giới hạn này chính là khoảng thời gian mà bạn có thể sử dụng tiền trong thể để mua sắm cho tới ngày phải thanh toán đủ số tiền đã vay trong thẻ.
Và nếu bạn thanh toán thẻ tín dụng thông qua hệ thống máy POS, bạn có thể sử dụng đến 100% hạn mức cho vay của thẻ tín dụng. Tuy nhiên, nếu dùng để rút tiền ở các cây ATM khác nhau thì bạn chỉ được rút 50% giới hạn tối đa của thẻ.
Việc đặt ra hạn mức thẻ của bạn sẽ được ngân hàng quyết định dựa vào thu nhập thường xuyên, các tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ, lịch sử tín dụng của bạn trong quá khứ. Thông thường, một thẻ tín dụng mà ngân hàng cấp cho bạn thường sẽ có hạn mức gấp từ 2 – 6 lần so với thu nhập thực tế mà bạn có thể có được.
Hạn mức tín dụng phụ thuộc các yếu tố nào?
Hiện nay, có nhiều yếu tố để ngân hàng quyết định cấp hạn mức tín dụng cho bạn.
Thu nhập hiện có, khả năng trả nợ ngân hàng.
Nếu bạn muốn mở thẻ credit card, bạn cần phải chứng minh được thu nhập của bạn thông qua bảng lương thường xuyên. Ngoài ra, việc đáp ứng được các hạn mức cho vay của ngân hàng còn phải thông qua việc nguồn thu nhập đó có được đảm bảo một cách ổn định hay không.
Và nếu như muốn tăng giới hạn cho vay trong thẻ, bạn cần chứng minh được thu nhập của mình càng cao và càng ổn định.
Lịch sử tín dụng
Các thông tin về lịch sử thanh toán của khách hàng luôn được ngân hàng lưu lại để đánh giá. Với một lịch sử tín dụng của người dùng được coi là lý tưởng khi những khoản nợ ngân hàng được thanh toán đúng thời hạn, không mở thẻ credit quá nhiều, không thường xuyên rút tiền từ thẻ credit….
Việc các thông tin lịch sử tín dụng tốt sẽ giúp bạn lấy thêm được lòng tin đối với các ngân hàng. Khi được càng nhiều tín nhiệm, thẻ tín dụng có hạn mức của bạn sẽ ngày càng được nâng cao.
Mục đích sử dụng thẻ
Với rất nhiều ngân hàng, mục đích sử dụng các loại thẻ hạn mức tín dụng cũng là căn cứ quan trọng để ngân hàng, tổ chức tài chính có quyết định cho bạn vay hay không.
Hạn mức tín dụng của một số ngân hàng lớn hiện nay
Mỗi ngân hàng hiện đều có các hạn mức đề nghị tín dụng khác nhau để phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các mức tín dụng này đều phải tuân theo các quy định về tín dụng, lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước đưa ra.
Và hạn mức sử dụng thẻ tín dụng của một số ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam hiện như sau:
- Ngân hàng Techcombank: trung bình từ 15 – 30 triệu
- Ngân hàng Vietcombank: 05 – 50 triệu với thẻ chuẩn, 50 – 300 triệu với thẻ vàng.
- Ngân hàng BIDV: 10 – 200 triệu với thẻ BIDV Visa Precious
- Ngân hàng VP bank: 10 – 70 triệu với thẻ Master Card MC2
Hạn mức thẻ tín dụng tối đa mà bạn có thể sử dụng
Để quyết định được hạn mức tín dụng của bạn thường sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc chứng minh tài chính qua thu nhập thường xuyên, khả năng trả nợ của bạn. Nếu như khả năng trả nợ của bạn càng ổn định thì hạn mức thẻ tín dụng của bạn sẽ càng lớn.
Khi bạn mở thẻ tín dụng, các ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ gửi thư xác nhận yêu cầu của bạn. Cùng với đó là việc thông báo thêm về hạn mức tín dụng mà bạn có thể nhận được. Với nhiều ngân hàng thì hạn mức khả dụng của thẻ tín dụng thông thường sẽ như sau:
- Vietcombank: tối đa 10 lần thu nhập của khách hàng:
- VP Bank: tối đa 5 lần thu nhập khách hàng.
- Sacombank: tối đa 10 lần thu nhập của khách hàng.
Cách thay đổi hạn mức tín dụng
Để thay đổi mức thẻ tín dụng, bạn làm theo các bước sau:
- Bước 1: Tìm kiếm địa chỉ phòng giao dịch gần nơi bạn sinh sống
- Bước 2: Xuất trình giấy tờ tùy thân
- Bước 3: Yêu cầu nhân viên làm hồ sơ thay đổi mức tín dụng của thẻ.
- Bước 4: Điền vào form yêu cầu thay đổi hạn mức theo yêu cầu của giao dịch viên. Sau đó, bạn nộp hồ sơ chứng minh thu nhập cho ngân hàng
- Bước 5: Chờ ngân hàng kiểm tra tính chính xác của hồ sơ.
- Bước 6: Nhận email confirm mức thay đổi tín dụng cho khách hàng.
Thủ tục tăng hạn mức đề nghị với ngân hàng
Thủ tục tăng hạn mức đề nghị hiện cũng khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị đủ các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng lao động
- Bảng sao kê lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng.
- Chứng minh nguồn thu nhập khác ngoài lương
- Đơn đề nghị tăng hạn mức thẻ theo mẫu của ngân hàng.
Sau khi đã nhận đủ chứng từ này, bạn sẽ được ngân hàng xét duyệt có hay không việc nâng hạn mức tín dụng cho bạn lên nếu như các giấy tờ trên đều chính xác, không vi phạm quy định pháp luật.
Như vậy, những thắc mắc khác nhau về hạn mức tín dụng là gì đều đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết trên. Với bài viết này, hy vọng các ứng viên đang viết CV xin việc ngân hàng sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về chuyên môn nghiệp vụ của riêng mình khi đây là điều sẽ quyết định có hay không việc bạn có thể trúng tuyển việc làm ngân hàng.