Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2021 người lao động cần biết [UPDATE]
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào để lãnh đủ tiền sau khi nghỉ việc? Hãy cùng tìm hiểu các quy định sau nhé.
Sổ bảo hiểm và quyết định nghỉ việc phải có sau 1 tháng.
Khi người lao động quyết định nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động. Bạn cần phải đến công ty cũ để lấy được 2 giấy tờ bao gồm: sổ bảo hiểm xã hội, quyết định nghỉ việc có chữ ký của công ty. Ví dụ: Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng từ 15/08/2020, thì đến 15/09/2020 chắc chắn sẽ phải có sổ bảo hiểm xã hội và quyết định nghỉ việc có xác nhận của công ty cũ.
Điều này đã được quy định trong khoản 2, khoản 3 điều 47 bộ luật lao động như sau:
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi mỗi bên. Trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài không quá 30 ngày.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động giữ lại của người lao động.
Chính vì vậy, bạn cần lấy bằng được sổ BHXH, quyết định nghỉ việc. Nếu sau thời hạn 30 ngày mà không thấy công ty cũ trả lại, bạn có quyền khởi kiện công ty ra tòa án tại nơi đặt trụ sở làm việc của công ty cũ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
Xem thêm: Cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần mà người lao động cần biết
Bảo hiểm thất nghiệp phải được lấy trước
Nếu bạn đã làm đủ trên 12 tháng và quyết định nghỉ việc. Lúc này, bạn cần đi đăng ký lĩnh bảo hiểm thất nghiệp trong 3 tháng bắt đầu từ ngày đầu tiên kết thúc hợp đồng. Nếu như sau 3 tháng mà bạn mới tới làm thủ tục bảo hiểm thì sẽ không nhận được ngay lập tức.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình nghỉ việc mà bạn có thể tìm được công việc mới ngay, công ty mới sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm cho bạn và sẽ được cộng dồn số tiền để nhận nếu bạn nghỉ việc tiếp.
Và theo quy định tại điều 50, luật việc làm 2013, nếu người lao động đáp ứng đủ các điều kiện thì được lĩnh 60% lương cơ bản. Trong đó, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính toán như sau:
- Nếu đóng đủ từ 12 – 36 tháng: được hưởng 3 tháng trợ cấp
- Nếu đóng từ 1 – 3 năm: được hưởng 3 tháng.
- Nếu đóng từ 4 năm: được hưởng 4 tháng.
- Nếu đóng từ 5 năm trở lên: được hưởng 5 tháng.
Xem thêm: Không chốt sổ bảo hiểm xã hội: Lao động nên làm gì với công ty cũ
Thủ tục bảo hiểm thất nghiệp
- Cần chuẩn bị các giấy tờ: CMND bản gốc, CMND công chức 2 bảo, sổ BHXH gốc, sổ BHXH photo, quyết định nghỉ việc (bản gốc + photo).
- Tìm kiếm trung tâm bảo hiểm thất nghiệp tại nơi bạn đang sinh sống.
- Tới nơi và làm theo hướng dẫn của các cán bộ tại trung tâm.
Lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần
Với bảo hiểm xã hội 1 lần, nếu bạn đã làm việc được trên 6 tháng là hoàn toàn có thể lĩnh được. Tuy nhiên, bạn cần chú ý những điều sau khi quyết định lấy tiền bảo hiểm 1 lần:
- Thời gian lĩnh: Tối thiểu sau 1 hoặc 1.5 năm kể từ ngày thôi việc.
- Địa điểm lĩnh: Người lao động được lĩnh tại bảo hiểm xã hội của quận, huyện tại nơi bạn sinh sống.
- Các giấy tờ cần chuẩn bị: CMT, sổ bảo hiểm, quyết định nghỉ việc, sổ hộ khẩu.
Xem thêm: Gộp sổ bảo hiểm xã hội: Thủ tục mới nhất cho lao động
Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Để tính được số tiền bảo hiểm 1 lần mà bạn được lĩnh, hãy áp dụng công thức sau:
Lương cơ bản X số năm làm việc X 2 (hệ số bắt buộc sau 2014) =
Trong đó:
- Trước 2014: thay 2 bằng 1.5
- Nếu người lao động bắt đầu làm việc từ trước 2014 và nghỉ việc khi qua thời điểm 2014 thì làm 2 phép tính rồi cộng tổng lại.
- Số năm làm việc được quy đổi từ số tháng: 6 tháng trở lên được tính 1 năm, 12 tháng trở lên tính 1.5 năm…
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2021
Trợ cấp thất nghiệp là một phần hỗ trợ giúp giảm bớt áp lực cho người lao động. Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, đến năm 2021, người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể được nhận tiền trợ cấp đến 22,1 triệu đồng/tháng.
Cũng theo quy định trên, năm 2021 mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng với mỗi người lao động được tính như sau:
Thứ nhất, với trường hợp thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP năm 2019 của Chính phủ nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5,0 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
Thứ hai, với trường hợp thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức hưởng không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.
Trong đó, căn cứ phương án đã trình Chính phủ xem xét, quyết định có nhiều khả năng lương tối thiểu vùng năm 2021 vẫn giữ nguyên như năm 2020 và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 tương ứng với số tiền bảo hiểm thất nghiệp được nhận như sau: Vùng I, mức lương tối thiểu là 4,42 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 22,1 triệu đồng/tháng; Vùng II, mức lương tối thiểu là 3,92 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 19,6 triệu đồng/tháng; Vùng III, mức lương tối thiểu là 3,43 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 17,15 triệu đồng/tháng; Vùng IV, 3,07 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 15,35 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Tham gia BHXH tự nguyện: Mức đóng, phương thức tham gia NLĐ cần biết
Trên đây là cách lãnh bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội đủ 100% cho những người không rành luật. Hy vọng newstimviec.com.vn đã giúp bạn có thêm những cách thức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của riêng bản thân mình. Đừng vì lằng nhằng giấy tờ mà bỏ qua lợi ích của bản thân khi đi tìm việc làm.