Guideline là gì và vai trò của nó trong xây dựng thương hiệu
Guideline được hiểu là bộ quy tắc giải thích cách thức hoạt động của thương hiệu. Đọc tiếp để hiểu rõ hơn guideline là gì bạn nhé!
Guideline là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì guideline là bộ quy tắc giải thích về cách thức hoạt động của thương hiệu. Một guideline đầy đủ sẽ gồm có một bản hướng dẫn kèm theo đó là những quy định liên quan đến việc sử dụng những yếu tố liên quan đến quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông. Vai trò chính của guideline chính là hỗ trợ designer, agency… sử dụng hợp lý các yếu tố để tạo nên hình ảnh hoàn hảo cho thương hiệu mà họ đang muốn quảng bá.
Guideline có vai trò quan trọng trong khâu thiết kế logo của các agency. Nhờ có sự hỗ trợ của guideline mà các khâu như: thiết kế các loại thiết bị/trang bị, văn phòng phẩm; thiết kế website, làm bao bì sản phẩm… mới suôn sẻ. Các chiến dịch PR, quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp cũng vì thế mà đem lại hiệu quả cao hơn.
Một bộ guideline thương hiệu thường sẽ truyền tải đến người đọc, người xem những thông tin sau đây:
- Lịch sử hình thành, tầm nhìn cũng như giá trị cốt lõi của thương hiệu
- Sứ mệnh của thương hiệu
- Hình ảnh, phong cách của thương hiệu
- Cách thức sử dụng logo (vị trí đặt logo, cách sử dụng biểu tượng logo…)
- Bảng màu (gồm bảng màu chính – phụ và bảng phân tích màu sắc cho website, in ấn…)
- Font chữ (nó hiển thị font cụ thể bạn dùng và phân tích chi tiết từng loại font trong các trường hợp khác nhau)
Guideline đúng chuẩn phải đảm bảo được cả 2 yếu tố linh hoạt và cứng cáp. Nó phải đủ linh động để tạo “đất” cho desginer thoải mái sáng tạo đồng thời phải có độ “cứng” tiêu chuẩn để tạo nên nét phá cách, đặc biệt cho thương hiệu để doanh nghiệp ấy có thể đứng vững trên thương trường. Guideline còn phải có tính nhất quán bởi nó là yếu tố cực kỳ quan trọng để bạn mở rộng và phát triển thương hiệu trên các nền tảng truyền thông khác nhau.
➡️ Tìm hiểu thêm: Slogan là gì – Phân biệt slogan với tagline trong thương hiệu
Vai trò của guideline trong xây dựng thương hiệu
Sau khi xác định được guideline là gì, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò của nó đối với doanh nghiệp nhé!
Giúp người xem có cái nhìn tổng quan về thương hiệu
Vai trò lớn nhất của guideline đối với doanh nghiệp chính là cung cấp cho người đọc các thông tin tổng quan về thương hiệu của doanh nghiệp ấy. Cụ thể, nó sẽ giúp người xem hiểu được:
- Bản chất của thương hiệu: Điểm cốt lõi để tạo nên “chất” riêng, tạo nên sự khác biệt của thương hiệu với các đối thủ khác trên thị trường
- Sứ mệnh của thương hiệu : Là lời hứa về hướng đi và tầm nhìn của thương hiệu trong tương lai
- Định vị thương hiệu: Xác định được các khách hàng tiềm năng và nhu cầu của họ; khẳng định khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của doanh nghiệp và lý do tại sao họ có thể làm được điều ấy.
Tạo nên tính nhất quán cho thương hiệu
Guideline sẽ góp phần tạo nên tính nhất quán cho thương hiệu. Vai trò này của nó được phát huy tốt nhất là khi các designer tiến hành thiết kế logo cho thương hiệu. Logo có màu sắc đặc trưng sẽ tạo thành bộ nhận diện thương hiệu không thể trộn lẫn, khiến khách hàng luôn nhớ kỹ nét độc đáo ấy. Nếu các designer cố thay đổi màu sắc đặc trưng của logo vì một tác nhân nào đó thì rất có thể họ sẽ khiến doanh nghiệp phải lâm vào tình cảnh “lao đao”.
Một ví dụ mà chúng tôi muốn kể đến ở đây là hãng thời trang GAP. Vào thời điểm tháng 10/2010, họ đã cố gắng “refresh” lại logo cũ của hãng, cho nó một “bộ cánh” mới nhưng việc làm này lại khiến người tiêu dùng bất bình không thôi. Hầu hết các khách hàng đều phản ứng tiêu cực với logo mới đến nỗi phiên bản mới ấy chỉ sống sót được chưa đầy 1 tuần. Sau đó, GAP đã phải quay trở lại sử dụng logo cũ thì các khách hàng mới thôi phẫn nộ.
Tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp
Một khi đã có guideline, doanh nghiệp hay nói chính xác hơn các designer sẽ không phải tốn nhiều thời gian để căn chỉnh hay tìm kiếm thông tin để tạo ra quy chuẩn cho sản phẩm nữa. Việc dành quá nhiều thời gian vào quá trình kiếm tìm thông tin cũng không hẳn tốt. Nếu kết quả của sự tìm kiếm lại mang đến cho bạn kết quả không như ý, thậm chí ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu thì quả là “lợi bất cập hại”! Nếu bạn có guideline để làm “kim chỉ nam” thì tình trạng này sẽ không xảy ra. Các mẫu phối cảnh sẵn có của guideline cũng giúp đội ngũ designer rút ngắn thời gian cho việc định hướng cũng như việc thực hiện các thiết kế cơ bản về sau.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến tầm quan trọng của guideline với các nhân sự mà họ mới tuyển vào. Các nhân viên này chưa hiểu nhiều về doanh nghiệp (đôi khi là chưa hiểu chút nào cả) nhưng bạn lại không có thời gian để ngồi giới thiệu kỹ càng từng chút một. Vậy bạn phải làm sao? Cách hay nhất là đưa bộ guideline của doanh nghiệp cho các “lính mới” xem. Sau khi nghiên cứu guideline, họ chắc chắn đã có được sự hiểu biết sơ lược về doanh nghiệp mình sẽ làm việc rồi, chẳng cần bạn phải dành thì giờ giải thích mọi thứ cho họ nữa!
➡️ Tham khảo thêm: Parody là gì và sức mạnh của parody trong quảng bá thương hiệu
Ưu điểm của Guideline là gì?
Không phải ngẫu nhiên Guideline lại được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư. Tất cả đều nhờ vào những ưu điểm thiết thực mà Guideline mang lại. Điển hình như:
- Hỗ trợ định vị thương hiệu: Như đã giới thiệu ở trên, guideline là một công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc định vị thương hiệu. Định vị thương hiệu tốt sẽ giúp các nhãn hàng xác dịnh được ai là khách hàng tiềm năng và ai là đối tác mà họ nên bắt tay hợp tác. Các doanh nghiệp sở hữu guideline thường dễ dàng gặt hái thành công hơn những doanh nghiệp không có bộ quy tắc đặc biệt này.
- Tạo nên “chất” riêng: Thương trường là nơi luôn đầy rẫy sự cạnh tranh, bạn không có được nét độc đáo, riêng biệt thì sớm muộn cũng sẽ bị các đối thủ cạnh tranh “vượt mặt”. Guideline sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt – những điều mà chỉ doanh nghiệp của bạn mới có. Đó sẽ là lợi thế lớn của bạn trên “đường đua” thương trường!
- Thúc đẩy sự sáng tạo: Guideline là một bộ quy tắc, cho nên nhiều người nghĩ rằng nó cứng nhắc và hạn chế sự sáng tạo của các designer nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại! Nó chính là công cụ giúp làm nổi bật sự sáng tạo của designer. Dĩ nhiên họ vẫn phải đảm bảo không quên đi các yêu cầu đặc thù về màu sắc đặc trưng, tính thẩm mỹ, bố cục…
- Giúp nhân viên mới hiểu hơn về doanh nghiệp: Vấn đề này chúng ta cũng đã đề cập ở phía trên. Nghiên cứu kỹ guideline sẽ giúp các nhân viên mới hiểu thêm về doanh nghiệp mà họ sẽ làm. Ngay cả các nhân viên lâu năm trong công ty đôi khi cũng cần đọc lại bộ guideline của doanh nghiệp để củng cố hiểu biết của bản thân về nơi mà họ đã gắn bó trong một thời gian dài.
Qua bài viết trên đây, News Timviec đã giải nghĩa giúp bạn guideline là gì, ưu điểm và vai trò của nó trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Bạn có thấy guideline hữu ích với các doanh nghiệp, nhãn hàng hay không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi nhé!
► Xem thêm: Promotion là gì? Những thông có thể bạn cần biết về Promotion