Đối thủ cạnh tranh là gì? Ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh là gì? Doanh nghiệp nào cũng có đối thủ cạnh tranh và việc tìm hiểu về đối thủ có vai trò vô cùng quan trọng.
- Chiến lược kinh doanh là gì? Ý nghĩa của nó đối với các doanh nghiệp
- Sách lược là gì? Tầm quan trọng sách lược trong quản lý điều hành
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là những cá nhân, đơn vị có cùng phân khúc khách hàng hoặc cùng kinh doanh một loại mặt hàng giống bạn hoặc đưa ra mức giá tương đồng với sản phẩm của doanh nghiệp của bạn. Họ là những đối thủ của bạn trên thương trường.
Ai làm kinh doanh thì cũng đều có đối thủ cạnh tranh của riêng mình. Không một ai là ngoại lệ, có chăng chỉ khác nhau ở chỗ đối thủ cạnh tranh nhiều hay ít, có thực lực mạnh hay yếu mà thôi. Muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, bạn chắc chắn phải sử dụng đầu óc và các chiến lược hợp lý.
Các loại đối thủ cạnh tranh
Một khi bạn đã nắm được định nghĩa đối thủ cạnh tranh là gì thì việc xác định đối thủ cạnh không phải là vấn đề gì khó khăn cả.
Ví dụ về đối thủ cạnh tranh
Pepsi luôn biết CocaCola là đối thủ của mình cũng như Samsung đã quá rõ Apple chính là một đối thủ đáng gờm vậy. Họ cùng phát triển 1 loại sản phẩm hoặc cùng hướng tới 1 đối tượng khách hàng, vậy thì nghiễm nhiên họ là đối thủ cạnh tranh của nhau.
Thế nhưng bạn chỉ xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai thì chưa đủ, bạn còn cần phải biết họ thuộc loại đối thủ nào nữa. Đối thủ cạnh tranh thường được chia thành 3 loại dưới đây:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đây là những đối thủ cùng kinh doanh 1 dòng sản phẩm, có cùng giá bán, cùng phân khúc khách hàng và có năng lực cạnh tranh tương đương nhau.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Là những đối thủ không có cùng 1 loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng lại đáp ứng cùng 1 nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của những đối thủ gián tiếp còn được gọi là sản phẩm thay thế. Điều đó có nghĩa là chúng có thể thay thế nhau dù không phải là cùng chung 1 sản phẩm.
Ví dụ:
Tàu hỏa và xe khách giường nằm chính là những đối thủ gián tiếp, là sản phẩm thay thế của nhau. Trước kia, khách hàng chuộng di chuyển xa bằng tàu hỏa nhưng giờ đây các dòng xe khách giường nằm ra đời, chúng có thời gian di chuyển ngắn hơn và có tiện nghi cực kỳ hiện đại nên lại trở thành loại phương tiện được ưa chuộng hơn cả.
Hoặc xe ôm truyền thống cùng với xe ôm công nghệ như Grab, Goviet, Bee… cũng được coi là đối thủ gián tiếp.
Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm năng là kiểu đối thủ có khả năng sẽ gia nhập cùng 1 phân khúc thị trường và cạnh tranh trong cùng lĩnh vực nhưng ở thời điểm hiện tại thì họ chưa gia nhập. Kiểu đối thủ tiềm ẩn này cần được chú trọng bởi vì họ là những đối thủ chưa lộ mặt ngoài ánh sáng.
► Theo dõi thông tin những nghề nghiệp hiện nay để có những kiến thức bổ ích
Lý do phải phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh là ai, họ thuộc kiểu đối thủ nào thì chúng ta sẽ đi tiếp đến bước phân tích đối thủ cạnh tranh. Việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Chỉ khi hiểu biết kỹ càng về đối thủ thì bạn mới có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để làm ra những sản phẩm tốt hơn, vượt trội hơn họ. Có như vậy, doanh nghiệp của bạn mới có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.
Tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp nắm được ưu điểm, nhược điểm của đối thủ cũng như càng hiểu rõ hơn về tình hình của doanh nghiệp mình. Nhờ thế mà họ có thể lên kế hoạch, tạo ra các chiến dịch kinh doanh hiệu quả để giúp công ty phát triển và luôn đứng vững trên thị trường.
Cần nghiên cứu những gì về đối thủ cạnh tranh?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cấp thiết mà mỗi doanh nghiệp đều cần làm, thế nhưng chúng ta phải nghiên cứu cái gì của đối thủ đây? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn!
Các tiêu chí cần tìm hiểu:
- Sản phẩm: bao bì, thiết kế, công dụng, cách dùng…
- Dịch vụ: hình thức thanh toán, vận chuyển, bảo hành…
- Giá: giá bán của sản phẩm/dịch vụ
- Thông tin: Thông tin cơ bản về sản phẩm/dịch vụ
- Thương hiệu: logo, màu đại diện, thiết kế, sản phẩm truyền thông…
Định lượng các tiêu chí bao gồm:
- Số lượng
- Giá
- Chất liệu
- Kích thước
- Trọng lượng
- Năng suất
- Hiệu quả
Trên đây là toàn bộ thông tin về đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp nào cũng cần nắm được. Bạn đã biết được đối thủ cạnh tranh là gì, có những loại đối thủ cạnh tranh nào và lý do phải phân tích về đối thủ cạnh tranh. Chúc doanh nghiệp của bạn luôn chiến thắng mọi đối thủ và giữ vững vị thế của mình!
► Tìm hiểu những thông tin việc làm hấp dẫn tại: news.timviec.com.vn