Kỹ năng xử lý tình huống: Cách xử lý trong công việc thường gặp

Việc có được kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc phát triển sự nghiệp của riêng mình. Vậy kỹ năng này là gì?

Kỹ năng xử lý tình huống là gì?

Kỹ năng xử lý tình huống được hiểu là những cách thức phân tích, liên hệ, tìm hiểu các thông tin khác nhau để có thể có một cái nhìn tổng thể nhất về sự vật, hiện tượng đang diễn ra. Đồng thời, bạn sẽ cần phải đưa ra được những phương án đánh giá, giải quyết được vấn đề một cách thỏa đáng nhất trong khả năng có thể.

Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống?

Trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bạn sẽ luôn gặp phải những tình huống bất ngờ. Và trong những hoàn cảnh đó, tất cả đều cần có một kỹ năng rất quan trọng mà không ai có thể dạy bạn đó là: kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp. Và dưới đây là một số lý do khiến kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống lại quan trọng trong cuộc sống của mỗi người như vậy:

Giải quyết tình huống giúp bạn giữ được bình tĩnh

Trong trường hợp một sự cố bất ngờ xảy ra, việc bị căng cứng tâm lý chính là yếu tố chính dẫn đến việc nhiều người ra quyết định sai. Và nếu bạn có trang bị cho bản thân những kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp, chắc chắn bạn sẽ trở nên bình tĩnh hơn. Một khi sự căng thẳng đã được giải quyết thì mọi quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Kỹ năng xử lý tình huống: Cách xử lý trong công việc thường gặp - Ảnh 1
Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống?

Có cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm

Kinh nghiệm chính là những điều mà cá nhân nhận lại được sau khi giải quyết thành công một vấn đề nào đó. Khi một tình huống mẫu thuẫn nảy sinh, chúng ta sẽ cần phải có khả năng ứng biến một cách nhanh chóng. Và nếu như đã có sự tích lũy kinh nghiệm từ trước đó thì bạn chắc chắn sẽ trở nên bản lĩnh hơn rất nhiều. Thậm chí ở nhiều vị trí tuyển dụng khác nhau thì khả năng xử lý các vấn đề cũng được các nhà tuyển dụng chú ý.

Giúp bạn có thể chủ động trong mọi vấn đề.

Khi một người có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt, họ thường có xu hướng trở thành một người chủ động trong mọi tình huống. Những người này thường sẽ sẵn sàng làm ngay thay vì tốn thời gian suy nghĩ đắn đó. Điều này khiến bạn trở thành một nhân sự cực kỳ nhạy bén trong mọi hoạt động khác nhau. Từ sự chủ động đó có thể giúp cho bạn thăng tiến rất nhanh trên con đường sự nghiệp đã chọn.

Cách xử lý tình huống ở trong giao tiếp  

Kỹ năng xử lý tình huống trong bán hàng

Trong hoạt động của một nhân viên bán hàng, bạn sẽ cần phải tiếp xúc với hàng trăm người. Chính vì thế, sẽ có những tình huống rất bất ngờ sau mà nếu không rèn luyện cách xử lý tình huống trong giao tiếp thật tốt thì chắc chắn bạn không thể trở thành một nhân viên bán hàng giỏi:

Khách hàng than phiền

Đây là một tình huống rất phổ biến mà các tư vấn viên thường xuyên phải gặp. Trong lúc tâm trạng của khách không thoải mái, họ hoàn toàn có thể tìm bạn thể trút giận. Vì vậy, bạn sẽ cần phải làm gì?

Đối với một người có kỹ năng xử lý tình huống trong bán hàng xuất sắc, bạn sẽ cần phải biết cách giải quyết sao cho cả hai đều cảm thấy thoải mái nhất. Khách hàng cần phải thấy được sự quan tâm thật lòng của tư vấn viên. Chính vì thế, thay vì nói lý lẽ với khách, hãy lắng nghe và đặt mình vào vị trí của hành khách sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề một cách êm đẹp.

Xem ngay: Kỹ năng lắng nghe – Chìa khóa chiếm 90% thành công trong công việc

Khách hàng nghi ngờ chất lượng của sản phẩm

Đây cũng là tình huống thường xuyên xảy ra khi khách hàng cảm thấy sản phẩm mà bạn đang chào bán chưa đủ tin tưởng để khiến họ xuống tiền. Biểu hiện lúc này của khách hàng rất dễ nhận biết đó là: tỏ ý phản đối, đặt nhiều câu hỏi…..

Do đó, với một nhân viên bán hàng có khả năng xử lý tình huống, bạn cần biết cách đặt câu hỏi để nắm rõ được những nghi ngờ của khách hàng. Từ những hoài nghi của khách mà bạn nắm được, hãy cung cấp những bằng chứng xác thực để có thể có được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Kỹ năng xử lý tình huống lãnh đạo quản lý

Đối với những người quản lý, việc  xảy ra các tình huống khác nhau giữa các nhân sự trong đội nhóm luôn là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu. Vì vậy, nếu không có kỹ năng xử lý tình huống của lãnh đạo một cách xuất sắc thì rất khó để bạn có thể khiến các thành viên trong team nể phục. Dưới đây là một số vấn đề cần có kỹ năng giải quyết tình huống tốt của các lãnh đạo:

Kỹ năng xử lý tình huống: Cách xử lý trong công việc thường gặp - Ảnh 2
Kỹ năng xử lý tình huống lãnh đạo quản lý

Tranh cãi trong hệ thống nhân sự

Trong hoạt động teamwork, việc có những tranh cãi nhất định luôn là vấn đề mà các nhà lãnh đạo thường xuyên gặp phải. Đôi khi cũng chỉ từ những mâu thuẫn rất nhỏ mà có thể làm ảnh hưởng lớn tới công việc của toàn đội nhóm. Từ đó dẫn đến những hệ lụy tiêu cực cho doanh nghiệp.

Để có thể giải quyết được những tranh cãi nội bộ này, một nhà lãnh đạo có kỹ năng giải quyết tình huống trong công việc tốt thường sẽ đưa ra những giải pháp nội bộ, tránh làm ầm ra bên ngoài để gây ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp. Thông thường, bạn có thể gặp gỡ riêng từng người để tìm hiểu xem vấn đề mà họ đang mắc phải là gì. Từ đó đưa ra những quản điểm của riêng mình về hướng giải quyết. Việc bạn có thể lắng nghe tâm sự của đôi bên sẽ khiến cho các nhân sự cảm thấy rằng bạn là một lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu tâm tư của nhân viên.

Xem thêm: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc – Bí quyết để trở thành người giao tiếp giỏi

Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm

Trong hoạt động giảng dạy sư phạm, bạn sẽ phải gặp vô vàn những tình huống dở khóc dở cười đến từ học sinh. Vì vậy, nếu không rèn luyện kỹ năng này thật tốt thì bạn chắc chắn sẽ không đủ tự tin để đối mặt với các tình huống như:

Học sinh làm bài môn khác trong giờ giảng

Với tình huống này, thay vì việc sử dụng những lời lẽ mắng mỏ, hãy tâm sự nhẹ nhàng với học sinh để cho các em hiểu rằng đây là việc làm không nên. Bằng lời nói nhẹ nhàng của một người thầy có trách nhiệm, mọi chuyện chắc chắn sẽ được giải quyết một cách êm đẹp. Và học sinh cũng sẽ có cái nhìn khác khi bạn không chỉ là người thầy có chuyên môn tốt mà còn có khả năng xử lý tình huống êm đẹp; không gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý học sinh.

Kỹ năng xử lý tình huống: Cách xử lý trong công việc thường gặp - Ảnh 3
Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm

Học sinh không hiểu những gì bạn dạy

Trong tình huống này, việc tỏ ra nóng nảy chắc chắn không giải quyết được vấn đề gì. Thay vào đó, bạn có thể yêu cầu học sinh chỉ rõ những phần chưa hiểu để bạn có thể giải thích một cách kỹ càng hơn ngay lúc đó hoặc vào cuối giờ học nếu thấy cần thiết.

Việc giải quyết tình huống hiện không phải là điều quá khó. Chỉ cần bạn sẵn sàng đưa ra các cách thức giải quyết và tự đúc kết cho mình những kinh nghiệm để không mắc phải vào lần sau là được. Hy vọng bài viết trên đây của News Timviec đã có thể giúp bạn có cách giải quyết các tình huống trong một vài trường hợp nhất định của cuộc sống.

Tham khảo thêm những kỹ năng văn phòng bổ ích khác tại đây!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.