Tỷ suất lợi nhuận: Công thức tính tỷ suất trong hoạt động kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận là một khái niệm thường xuyên gặp trong hoạt động tài chính. Hãy cùng tìm hiểu cách thức tính tỷ suất sinh lời trong bài viết sau
Tỷ suất lợi nhuận là gì ?
Tỷ suất lợi nhuận được hiểu là một chỉ số tài chính doanh nghiệp thường được sử dụng nhằm theo dõi tình hình kinh doanh của một công ty, nhất là đối với các công ty cổ phần. Chỉ sô này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi nhuận dành cho các cổ đông và tình hình doanh thu đạt được của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nhất định.
Hiện nay, khải niệm tỷ suất lợi nhuận còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hệ số lãi ròng…..
Xem thêm>>> Ebit là gì? Công thức và áp dụng khi định giá cổ phiếu
Tầm quan trọng của tỷ suất lợi nhuận?
Có thể nói, chỉ số về tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là thông số rất quan trọng trong báo cáo tài chính của các tổ chức, công ty. Tầm quan trọng của chỉ số này thể hiện ở những yếu tố như:
Đánh giá mức độ sinh lãi của dự án kinh doanh
Chỉ số này là một công cụ dùng để đánh giá hoạt động kinh doanh, khả năng sinh ra lợi nhuận cho chủ đầu tư ở nhiều ngành nghề khác nhau. Thông số này chủ yếu được đánh giá trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó sẽ xem xét xem phần lãi chiếm bao nhiêu trong tổng số tiền thu về của một giai đoạn kinh doanh. Từ đó đánh giá được mức độ sinh lời, hiệu quả của dự án trong quá trình quản trị doanh nghiệp.
Chỉ số lợi nhuận còn là công cụ được sử dụng nhiều nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp có thể xác định được hoạt động của mình đang lãi hay lỗ. Từ đó đưa ra được những kế hoạch đầu tư riêng biệt, phù hợp với từng tình hình kinh doanh của tổ chức.
Cơ sở đưa ra các phương án kinh doanh mới
Chỉ số về lợi nhuận còn là một công cụ hữu hiệu để giúp cho các CEO đưa ra được những phương án kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. Công cụ này thường được sử dụng để xác định xem trong một giai đoạn bất kỳ, thông thường là 1 tháng hoặc 1 quý, doanh nghiệp đang lãi hay lỗ. Từ đó tìm ra được những nguyên nhân và đưa ra giải pháp ngắn hạn, dài hạn tùy tình hình thực tế.
Khẳng định vị thế của công ty
Khi áp dụng công thức tính tỷ suất lợi nhuận, bộ phận kế toán tổng hợp cần phải bám sát vào đặc điểm của lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Từ đó mới có thể đảm bảo con số được chính xác nhất.
Trong các báo cáo tài chính, nếu như chỉ số về lãi của doanh nghiệp ngay càng cao, điều này chứng tỏ bạn đang có tiềm lực; vị thế rất mạnh trên thị trường. Đây là điều mà các công ty đều muốn hướng tới khi tham gia kinh doanh trên thương trường.
Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính lãi ròng trong kế toán doanh nghiệp
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh
Để có thể tính tỷ suất , bạn có thể sử dụng theo các công thức sau:
Tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng doanh thu X 100
Việc có thể nắm được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sẽ giúp cho bạn không chỉ biết được hiệu quả kinh doanh hiện ra sao. Đồng thời, tỷ số này cũng giúp bạn biết được giá bán sản phẩm, dịch vụ của mình cao hơn hay thấp hơn so với thị trường để có mức điều chỉnh phù hợp.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ROE
ROE là một chỉ số khá quan trọng, nhất là đối với các công ty đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Chỉ số này phản ánh lợi nhuận thu đuốc với vốn điều lệ đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh.
Để có thể tính được chỉ số này, bạn áp dụng công thức
ROE = Lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh / Vốn đã bỏ ra X 100
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Để tính tỷ suất trên chi phí, bạn áp dụng công thức tính như sau
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Tổng lãi trong kỳ / Tổng chi phí phát sinh trong kỳ X 100
Khi tính toán được chỉ số này, bạn sẽ biết được mình đã thu lại được số tiền lãi là bao nhiêu so với những gì đã bỏ ra. Từ đó có những hướng điều chỉnh sao cho phù hợp.
Tham khảo: UPDATE lương thưởng các ngành nghề năm 2021
Doanh nghiệp kiếm lợi nhuận từ đâu?
Hiện tại, các nguồn kiến lợi nhuận của doanh nghiệp có thể kể tới:
- Chênh lệch doanh thu, chi phí từ việc bán sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng
- Chênh lệch về doanh thu từ hoạt động tài chính
- Chênh lệch về doanh thu so với chi phí ở các hoạt động khác ngoài những việc đã đề cập……
Bài viết về tỷ suất lợi nhuận trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về chỉ số quan trọng trong hoạt động tài chính doanh nghiệp này cũng như có được các quyết định đúng đắn trong hoạt động đầu tư của riêng mình.