Procurement là gì? Mô tả công việc Procurement chi tiết
Ngày nay Procurement trở thành hoạt động giữ vai trò quan trọng đối với sự thành bại của một doanh nghiệp. Vậy Procurement là gì? Công việc của Procurement là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề liên quan đến bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm:
Định nghĩa Procurement
Procurement là gì?
Procurement theo từ điển Anh – Việt có nghĩa là Thu mua. Đây là hoạt động tìm nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Hiểu đơn giản đây là hoạt động thu thập, mua hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc dịch vụ nhằm mục đích phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Thu mua là hoạt động đầu tiên trong chuỗi logistics và chuỗi cung ứng hàng hóa.
Quy trình thu mua là một phần của chiến lược kinh doanh, sản xuất của bất kì doanh nghiệp nào. Vì vậy, để có đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra thuận lợi, trơn tru thì việc thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa cần rất được coi trọng.
Nhân viên procurement là gì?
Nhân viên thu mua là những người chịu trách nhiệm tiến hành hoạt động thu thập hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo chất lượng, số lượng của các sản phẩm thu mua. Bên cạnh đó, họ cần đmà phán với ben cung ứng hàng hóa để có được giá cả hợp lý, snar phẩm chất lượng.
XEM THÊM: Barcode là gì – Khám phá cách thức hoạt động của mã vạch
Mô tả công việc procurement chi tiết
Để có thể hiểu rõ hơn về công việc cụ thể của các nhân viên thu mua trước hết bạn đọc cần biết được quy trình thu mua ra sao?
Tổng quan về quy trình thu mua
Quy trình của procurement đa dạng và sẽ có sự khác nhau giữa các công ty để phù hợp với hoạt động riêng biệt. Nhưng quy trình thu mua đều đảm bảo những đặc điểm chung như sau:
- Bắt đầu từ nhu cầu cụ thể
- Bộ phận thu mua sẽ lập bảng chi tiết các yêu cầu cụ thể
- Gửi bảng mời thầu hoặc yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp
- Những nhà cung cấp sẽ gửi báo giá và bộ phận thu mua sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp nhất
- Phía đối tác cung cấp được chọn sẽ cung cấp những hàng hóa, dịch vụ theo nội dung của đơn đặt hàng
- Bộ phận thu mua đối chiếu hóa đơn của nhà cung cấp với hàng hóa nhận được và thực hiện thanh toán
Công việc cụ thể của nhân viên thu mua
Tùy thuộc vào hoạt động của từng đơn vị, doanh nghiệp mà công việc của các nhân viên thu mua sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản những người làm công việc Procurement đều sẽ cần làm những công việc cụ thể như sau:
- Tiếp nhận yêu cầu từ các bộ phận trong doanh nghiệp về các sản phẩm cần thu mua, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh
- Tìm kiếm thông tin, đánh giá khả năng cung cấp của các nhà cung cấp có mặt trên thị trường
- Gửi thư đến nhà cung cấp, yêu cầu gửi thông tin về sản phẩm, báo giá
- Lên kế hoạch trực tiếp đến kiểm tra sản phẩm của các nhà cung cấp
- Tham gia các hội chợ, triển lãm để đánh giá thị trường
- Tiến hành so sánh, lựa chọn các đơn vị chào hàng. Đồng thời thực hiện phân tích để lựa chọn ra những sản phẩm phù hợp nhất
- Mở thàu và tổ chức bỏ thầu
- Thương thảo hợp đồng, đàm phán giá cả, số lượng theo yêu cầu, điều khoản đã cam kết
- Làm thủ tục nhận hàng
- Yêu cầu bồi thường, khiếu nại khi xảy ra các vấn đề liên quan đến hàng hóa
XEM THÊM: Phần mềm quản lý bán hàng kiotviet và những điều cần biết
Cơ hội việc làm ngành Procurement
Những kỹ năng cần có ở một Procurement
Để có thể trở thành một nhân viên thu mua chuyên nghiệp bản thân bạn cần có đủ những tố chất sau đây:
- Cần có kiến thức về hàng hóa và thị trường để biết rõ sản phẩm mình mua, nhanh chóng tìm kiếm đối tác đáng tin cậy
- Đàm phán là kỹ năng cốt lõi mà một nhân thu mua cần có
- Luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén với những biến động của thị trường hàng hóa
Ngoài ra, nhân viên thu mua còn cần phải có những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp, kinh doanh. Với mỗi lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng về kỹ năng, kiến thức cần có đối với vị trí nhân viên thu mua.
Cơ hội nghề nghiệp
Hiện nay, nhân viên thu mua được coi là một trong những công việc được các doanh nghiệp, công ty hết sức coi trọng. Đặc biệt, với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì các nhân viên procurement đóng vai trò rất quan trong trong sự phát triển. Vì vậy, mức đãi ngộ dành cho những người làm công việc này đều hết sức hấp dẫn.
Vì vậy, nếu có khả năng và yêu cầu thích công việc này các bạn có thể tham khảo, lựa chọn cho mình những doanh nghiệp phù hợp nhất. Đừng ngần ngại ứng tuyển ngay nếu cảm thấy bản thân bạn có khả năng với lĩnh vực này.
XEM THÊM: Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay là gì?
Qua bài viết trên, hi vọng rằng News.timviec đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về khái niệm “Procurement là gì?”. Đừng bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn khác của Cẩm nang tìm việc nhé!