Tài sản lưu động: Phân loại, cách tính tài sản bình quân của doanh nghiệp
Tài sản lưu động có những đặc điểm gì khác so với tài sản cố định trong doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Tài sản lưu động là gì ?
Tài sản lưu động hiện bao gồm tất cả những tài sản khác nhau thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Những dạng tài sản lưu động này có thể gồm: tiền mặt, công nợ, hàng tồn kho, cổ phiếu có thể bán…… Hiểu cơ bản, đây là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi dòng tiền trong thời hạn định kỳ 1 năm.
Hiện nay, TSLĐ của doanh nghiệp gồm được chia thành:
- Tài sản lưu động sản xuất: Nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư thay thế, sản phẩm bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất
- Tài sản lưu thông: Thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền……..
Xem thêm: Tài sản thuần là gì? Tất tần tật thông tin về tài sản thuần
Phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp
Tiền
Tất cả tiền mặt hiện đang có trong quỹ, các khoản tiền có trong tài khoản ngân hàng cùng với các dạng dòng tiền khác nhau hiện đều được phân loại thành tài sản lưu động của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tiền gửi ngân hàng
- Tiền dùng trong thanh toán
- Tiền dưới dạng séc
- Tiền lưu trong thẻ tín dụng, các loại thẻ ATM
Tài sản tương đương tiền
Tài sản tương đương tiền là thông số rất thường xuyên xuất hiện trong báo cáo tài chính định kỳ của công ty. Đây là những tài sản dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền nếu cần. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các dạng tài sản như: chứng khoán, cổ phiếu hiện đều thuộc nhóm tài sản tương đương tiền. Các dạng chứng khoán ngắn hạn, có tính thanh khoản cao mới được xếp vào nhóm TSLĐ này.
Ngoài ra, các giấy tờ thương mại như: kỳ phiếu, hối phiếu ngân hàng, các bộ chứng từ hoàn chỉnh ….. cũng sẽ được liệt kê vào nhóm tài sản tương đương tiền.
Vàng, bạc, kim loại quý
Vàng, bạc hoặc những kim loại quý hiện thuộc vào nhóm tài sản dùng cho mục đích dự trữ. Đặc biệt là một số ngành nghề như: tài chính – ngân hàng, bảo hiểm…. thì lượng dự trữ vàng, kim loại quý tại các tổ chức hiện là rất lớn.
Khoản phải thu
Những khoản phải thu là một dạng tài sản rất quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là với các công ty thuộc ngành nghề thương mại, mua bán hàng hóa. Trên thực tế, khoản phải thu thường bao gồm nhiều mục khác nhau trong hợp đồng thương mại và sẽ phụ thuộc vào tính chất giao dịch mua bán giữa các bên với nhau.
Hàng hóa, vật tư tồn kho được theo dõi
Hàng hóa, vật tư tồn kho được theo dõi ở đây bao gồm nguyên vật liệu còn trong nhà xưởng, vật liệu bổ trợ, thành phẩm….. cần được xuất kho để phục vụ cho quá trình sản xuất thành phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng.
Chi phí trả trước
Đây là những khoản tiền mà công ty phải trả trước cho đại lý, nhà cung cấp. Các khoản chi phí trả trước này thường có độ rủi ro cao do phụ thuộc khá nhiều yếu tố khác nhau khó dự đoán trong hoạt động giao dịch.
Đặc điểm nổi bật của tài sản lưu động
Đặc điểm lớn nhất của TSLĐ đó là luôn vận động, thay đổi theo chu kỳ với một hình thái hoàn toàn khác nhằm phù hợp với hoàn cảnh của tình hình kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, một phần giá trị của TSLĐ sẽ được chuyển vào giá trị sản phẩm và nó sẽ không giữ được hình thái ban đầu. Các dạng tài sản trên sẽ được luân chuyển trạng thái từ hình thái này sang hình thái khác. Sau đó sẽ về lại với trạng thái ban đầu những giá trị sẽ lớn hơn.
Điểm khác biệt giữa tài sản lưu động và tài sản cố định
Giữa tài sản lưu động và tài sản cố định có những điểm khác biệt nhất định mà bạn nên chú ý. Cụ thể:
- Tài sản cố định là dạng tài sản được sở hữu nhằm mục đích tiếp tục tạo thu nhập. TSLĐ thường được giữ với mục đích chuyển đổi thành lợi nhuận trong khoảng thời gian tối đa là 1 năm
- TSLĐ có thể được chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng, còn với tài sản cố định sẽ cần thêm nhiều thời gian.
- Tài sản cố định đòi hỏi doanh nghiệp cần có vốn đầu tư lớn, nguồn tiền dài hạn để có thể sử dụng
- TSLĐ của doanh nghiệp có thể được sử dụng để thế chấp với các tổ chức tín dụng nhằm vay vốn
- Việc bán TSCĐ sẽ dẫn đến lãi hoặc lỗ vốn của công ty …
Xem thêm: Khấu hao tài sản cố định là gì? Quy tắc trích khấu hao theo thông tư 45
Cách tính tài sản lưu động bình quân của doanh nghiệp
Để có thể tính được TSLĐ bình quân của doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng công thức tính như sau:
Tài sản lưu động = Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng + Công nợ + Các khoản phải thu + hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn + Chi phí trả trước
Xem thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định đường thẳng theo thông tư 45
Trên đây là một số điều cơ bản về tài sản lưu động. Và để tìm hiểu thêm các cẩm nang nghề nghiệp lĩnh vực kế toán, hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của news.timviec.com.vn