OKR là gì? Các bước xây dựng OKR hiệu quả mà doanh nghiệp áp dụng
Áp dụng chiến lược OKR đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu OKR là gì? Quy trình xây dựng OKR thông qua bài viết dưới đây của News.timviec.com.vn nhé.
Tổng quan về OKR
Khái niệm OKR là gì?
OKR viết tắt của Objective Key Result là phương pháp quản trị giúp liên kết nội bộ cho tổ chức bằng việc liên kết mục tiêu của công ty, mục tiêu phòng ban,cá nhân tới các kết quả cụ thể
Cấu trúc của OKR
OKR xoay quanh 2 vấn đề chính là mục tiêu và kết quả:
- Mục tiêu (Objective): Mục tiêu của công ty Tôi muốn đi đâu?
- Kết quả then chốt (Key Result):Các bước đo lường kết quả để đạt được mục tiêu đề ra. Tôi đến đó bằng cách nào?
OKR tạo mối liên hệ giữa các phòng ban, các cá nhân trong doanh nghiệp tạo ra mối liên kết mục tiêu tác động lên mọi người, giúp mọi người có cùng chung chí hướng.
Xem thêm >> Mục tiêu kinh doanh là gì? Các bước để lập mục tiêu kinh doanh
Nguyên lý hoạt động của OKR
OKR hoạt động dựa trên một số nguyên lý sau:
- Tính tham vọng: Mục tiêu của OKR luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực
- Tính đo lường được: Kết quả có thể đo lường được
- Tính minh bạch: Tất cả mọi thành viên trong công ty đều có thể theo dõi được OKR của công ty
- Tính hiệu suất: Không dùng OKR để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên được.
Lợi ích của OKR
Áp dụng OKR đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Có thể kể đến như:
- Liên kết nội bộ trong doanh nghiệp được chặt chẽ hơn: Các thành viên trong công ty làm việc theo mục tiêu chung, một định hướng chung của công ty.
- Tập trung vào các mục tiêu quan trọng của công ty
- Nâng cao tính minh bạch trong văn hóa doanh nghiệp
- Đo lường được tiến độ các giai đoạn để hướng tới mục tiêu chung, phản ánh các cá nhân, phòng ban hoàn thành được mục tiêu bao nhiêu phần trăm
- Trao cơ hội cho nhân viên đưa ra quyết định, theo dõi kết quả công việc
- Áp dụng OKR đem lại kết quả cao vượt bậc trong công việc
Các bước xây dựng và triển khai phương pháp quản trị OKR
Xác định được mục tiêu và kết quả then chốt
Bạn nên đề ra 3-5 mục tiêu rõ ràng cụ thể. Chú ý đo lường và phản ánh đúng quá trình hoàn thành trên quả dựa trên các mục tiêu ban đầu.
Xác định được hệ thống tổ chức quản lý
Sử dụng một số phần mềm quản lý để thuận tiện cho việc quản lý , điều chỉnh và theo dõi trong quá trình làm việc.
Phác thảo mục tiêu
Tổ chức các cuộc họp với ban lãnh đạo để thu thập ý kiến để từ đó hoàn thiện mục tiêu chiến lược.
Phổ biến OKR đến toàn bộ doanh nghiệp
Sau khi đưa ra bản kế hoạch cuối cùng. OKR sẽ phổ biến cho toàn bộ thành viên trong công ty để họ nắm được mục tiêu sắp tới của mình tại doanh nghiệp là gì.
Phác thảo mục tiêu cá nhân cho từng bộ phận
Các bộ phận sẽ phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp để chia sẻ quan điểm, phân tích công việc để đi đến thống nhất các nhiệm vụ phù hợp cho từng các nhân.
Kết nối, phân tầng và trình bày OKR
Sau khi triển khai OKR, các trưởng phòng sẽ tổng hợp lại ý kiến của các cá nhân và trình bày trong cuộc hợp với ban lãnh đạo để triển khai hướng đi phù hợp đem lại hiệu quả cao hơn.
Theo dõi và quản lý OKR cá nhân
Theo dõi và quản lý OKR các nhân sẽ giúp cá nhân làm việc chủ động và tự giác hơn, từ nó nâng cao năng suất lao động
Đánh giá chiến lược OKR
Đánh giá OKR dựa trên kết quả chấm điểm. Dựa vào thang điểm từ 0 – 1.0, OKR phân chia như sau:
- 0 điểm là mục tiêu không hoàn thành được bất kì phần nào
- 0.6 – 0.7 là mức độ an toàn nhận định kế hoạch đang đi đúng hướng
- 1 điểm là hoàn thành mục tiêu đề ra
Xem thêm >> Strategic planning là gì? 5 bước để viết chiến lược kinh doanh
Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược OKR
Đối với Mục tiêu (Objective)
Khi mới bắt đầu thực hiện, doanh nghiệp không nên đề ra mục tiêu quá cao sẽ gây áp lực lớn đối với người thực hiện. Hiểu rõ được thế mạnh và năng lực, từ đó đưa ra các mục tiêu sao cho phù hợp. Đặc biệt không nên sao chép mục tiêu của doanh nghiệp khác để tránh mục tiêu đó không phù hợp với công ty của mình.
Đối với Kết quả then chốt (Key Result)
Sau khi có mục tiêu cần truyền đạt các thông điệp đến nhân viên một cách cụ thể là chi tiết để họ hiểu rõ và thực hiện. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp nội bộ để nắm được tiến độ công việc cũng như có những điều chỉnh và đề xuất các giải pháp cho phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ vềOKR là gì cũng như cách để xây dựng chiến lược OKR hiệu quả cho doanh nghiệp. Chúc doanh nghiệp bạn áp dụng thành công OKR để các liên kết nội bộ trong doanh nghiệp được chặt chẽ hơn.