Ngành logistics: Điểm đầu vào cao ngất ngưởng, mức lương thế nào
Ngành logistics là một chuyên ngành có mức điểm đầu vào rất cao. Tuy nhiên, cơ hội việc làm của chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng và mức thu nhập của ngành này cũng rất hấp dẫn.
Ngành Logistics là gì?
Ngành Logistics được hiểu là hoạt động quản lý chuỗi vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.
Vì thế, nhân viên ngành quản lý chuỗi cung ứng là người sẽ phụ trách những đầu việc có liên quan đến các chuỗi hoạt động nói riêng.
Và nếu các doanh nghiệp làm tốt hoạt động nghề logistics thì sẽ giúp tiết kiệm được khoản chi phí không hề ít. Trong đó, yếu tố về giá cả của sản phẩm sẽ được hạ xuống. Từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm: Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Nó có thực sự cần thiết hiện nay?
Chuyên ngành logistics có điểm cao ngất ngưởng
Có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Logistics tại Việt Nam. Và điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào của ngành ngày tại các trường đại học thường ở mức khá cao.
Có thể thấy, trong đợt tuyển sinh đại học – cao đẳng 2020, trường đại học Kinh tế quốc dân có đào tạo ngành logistics; quản lý chuỗi cung ứng với số điểm đầu vào rất cao với con số 28 điểm. Điều này đồng nghĩa với việc các thí sinh phải đạt tối thiểu 9 điểm mỗi môn. Đây là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường này.
Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cơ sở đào tạo khối ngành kinh tế lớn nhất phía Nam có mặt bằng chung điểm chuẩn đại học cao hơn 2 điểm so với năm 2019, cao nhất là Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 27,25 điểm.
Trường đại học Bách Khoa – Đại học quốc gia TP. HCM cũng có điểm chuẩn đầu vào ngành Logistics rất cao với 27.25 điểm. Đây là chuyên ngành đào tạo có điểm chuẩn cao thứ 3 tại trường trong kỳ tuyển sinh đại học – cao đẳng năm nay.
Cơ hội việc làm chuyên ngành logistics như thế nào?
Trên lãnh thổ Việt Nam hiện có trên 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng. Và số lượng công ty trong lĩnh vực này sẽ còn tăng lên nhiều trong thời gian tới do làn sóng đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.
Với xu hướng này, các vị trí công việc dành cho sinh viên ngành Logistics rất đa dạng. Các tân cử nhân của ngành nghề này có thể làm việc được ở nhiều vị trí như:
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên thu mua
- Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải
- Nhân viên quản lý vận hành
- Nhân viên chứng từ…..
Đây là một số vị trí cơ bản mà các sinh viên logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể làm được. Và theo trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, nhu cầu nhân lực tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 310.000 – 330.000 chỗ làm việc, trong đó ngành chuỗi cung ứng chiếm 5% trên tổng số nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp.
Mức lương ngành logistics thế nào?
Theo ông Đỗ Thanh Vân – Phó Giám Đốc phụ trách, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, ngành nghề Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vẫn luôn là nhóm nghề có nhu cầu nhân lực và thu nhập lý tưởng. Những người làm nghề thường có thu nhập trung bình ít nhất từ 8 – 10 triệu/ tháng.
“Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau tại các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Ngành Logistics sẽ còn tiếp tục cần nhiều nhân lực trong những năm tới. Mức thu nhập của ngành này cũng cao hơn mặt bằng chung song nguồn cung cấp lao động chưa đáp ứng được nhu cầu” – ông Vân nhận định.
Xem thêm: Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Vài điều nên biết về xuất nhập khẩu
Với điểm chuẩn đầu vào, mức lương và cơ hội nghề nghiệp cao, quá trình đào tạo kéo dài, thí sinh cần cân nhắc giữa đam mê và năng lực trước khi đặt bút đăng ký vào ngành Logistics.