Mô tả công việc nhân viên kinh doanh mà ứng viên cần nắm khi ứng tuyển
Mô tả công việc nhân viên kinh doanh giúp các ứng viên có thể xác định được nhiệm vụ cần làm khi trở thành nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhân viên kinh doanh vị trí công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến. Rất nhiều người chọn vị trí này để tham gia ứng tuyển khi nhìn thấy những chế độ ưu đãi mà các doanh nghiệp khi đăng tin tuyển dụng đưa ra.
Tuy nhiên, ít ai biết được nhiệm vụ thực sự của một nhân viên kinh doanh cần làm là những gì? Vậy công việc của một nhân viên kinh doanh cần làm là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải những vấn đề đó.
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh có thể hiểu là thuật ngữ chỉ những người đảm nhận công việc liên quan đến quản lý, xây dựng chiến lược, môi giới, tiếp thị. Mục đích của những công việc này nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm,… thu về lợi nhuận tốt nhất. Thuật ngữ này trong tiếng anh được gọi là Sales Supervisor.
Hiện nay, công việc nhân viên kinh doanh là một vị trí cần một nguồn nhân lực lớn trong các doanh nghiệp. Những người đảm nhận vị trí này không chỉ yêu cầu về năng lực cao mà cả về kĩ năng đàm phán, làm việc với khách hàng cũng cần rất tốt. Chính vì vậy, những chế độ đãi ngộ dùng để thu hút nhân lực trong vị trí bộ phận này của các doanh nghiệp luôn vô cùng hấp dẫn.
Mô tả công việc nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh được biết đến là một bộ phận mẫn cán mà các doanh nghiệp muốn phát triển. Tuy nhiên, nhân viên kinh doanh làm gì là câu hỏi mà những ứng viên chưa có kinh nghiệm về công việc này muốn biết. Vậy công việc của nhân viên kinh doanh cụ thể là gì?
Công việc chính của một chuyên viên kinh doanh là cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo đó, một nhân viên kinh doanh cần phải tập trung hướng về mục tiêu, chủ động tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.
Nhiệm vụ chính mà một nhân viên kinh doanh cần làm bao gồm:
- Giới thiệu, tư vấn và thuyết phục các đối tượng khách hàng sử sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
- Tìm kiếm, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng và đối tác tiềm năng thuộc nhiều lĩnh vực (trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Giải quyết các vấn đề và phàn nàn của khách hàng để đảm bảo độ hài lòng, tin cậy của khách
- Báo cáo lên các cấp quản lý về nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
Cũng giống như những vị trí bộ phận khác, nhân viên kinh doanh cũng cần vào KPI để tính ra hiệu quả công việc mà bộ phận đạt được. Việc tính KPI của bộ phận này dựa trên số lượng khách hàng, giá trị hợp đồng và mức độ hài lòng của khách hàng đối với những nhân viên này. Dựa vào KPI các doanh nghiệp sẽ có thể xét đến khen thưởng cho những nhân viên hoàn thành công việc xuất sắc.
Yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh
Để trở thành nhân viên kinh doanh bạn cần phải đạt trình độ Cao đẳng đến Đại học các chuyên ngành về tài chính, marketing, hay quản trị kinh doanh. Bởi bạn sẽ được đào tạo bài bản những kiến thức chuyên ngành từ cơ bản đến chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Là một người có kinh nghiệm sẽ là lợi thế giúp bạn dễ được chọn khi tham gia ứng tuyển vị trí này.
Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm bạn cũng đừng quá lo lắng bởi nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ nhận đào tạo những nhân viên mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, bắt buộc bạn phải có những kiến thức về lĩnh vực này. Các kĩ năng cần có đối với một nhân viên kinh doanh là các kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thuyết phục, đàm phán. Để công việc hiệu quả thì đó là một trong những kĩ năng bắt buộc.
Công việc của nhân viên kinh doanh tương đối vất vả với áp lực công việc cao. Điều này đòi hỏi nhân viên làm ở bộ phận này cần có tâm lý vững vàng mới có thể giải quyết tốt mọi vấn đề. Khi có thể giải quyết tốt những vấn đề này thì công việc mới có thể thuận lợi.
Mỗi doanh nghiệp đều có những yêu cầu riêng biệt đối với nhân viên kinh doanh của mình. Tuy nhiên, về cơ bản mỗi nhân viên kinh doanh ấy vẫn phải thực hiện đầy đủ những công việc trên. Mong rằng những thông tin mà timviec cung cấp trên đây sẽ hữu ích với những người quan tâm đến vấn đề này.
Tham khảo bài viết cùng chủ đề: