Media Planner là gì? Mức thu nhập có cao không?
Trong Marketing để một chiến dịch quảng cáo thành công, không thể không nhắc sự đóng góp của vị trí Media Planner. Vậy Media Planner là gì? Họ có những trách nhiệm công việc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Media Planner là gì?
Media Planner là người hoạch định truyền thông, làm việc tại các công ty Agency. Vận dụng khả sáng tạo, lên các chiến dịch quảng cáo dựa trên yêu cầu của khách hàng. Chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng để lên các chiến dịch truyền thông cụ thể, tối đa hóa khả năng tiếp cận đến nhiều đối tượng mục tiêu của khách hàng.
Xem thêm: Media là gì? Kiến thức về công việc truyền tải thông điệp quảng cáo
Nghề Media Planner thường phải làm những công việc gì?
Tùy vào từng dự án và yêu cầu của công ty, người hoạch định truyền thông sẽ đảm nhiệm các công việc cụ thể như sau:
Xem thêm: Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn hướng đến của khách hàng
Yếu tố tiên quyết để tạo nên các kế hoạch truyền thông thành công là hiểu được khách hàng của mình, hiểu được những mong muốn và mục tiêu hướng đến của họ thì Media Planner sẽ tìm được chính xác kênh truyền thông phù hợp với chiến dịch, tạo ra kết quả cao.
Thu thập, phân tích thông tin trên nhiều kênh truyền thông
Tùy vào từng quy mô của mỗi chiến dịch là lớn hay nhỏ thì mức chi phí sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Khi đó Media Planner sẽ có nhiệm vụ đi thu thập các thông tin của hoạt động tại các kênh truyền thông khác nhau như:
- Phim
- Internet
- Poster ngoài trời
- Tạp chí
- Truyền hình
- Báo đài
- …..
=> Sau đó phân tích chi tiết tính hiệu quả, điều đó giúp cho Media Planner có thể dễ dàng cập nhật được chiến dịch đang được triển khai đến đâu? Có vấn đề phát sinh nào xảy ra không? Nếu có thì khắc phục ra sao?
Đánh giá sự phù hợp của các kênh truyền thông
Dựa vào yêu cầu, mong muốn, quy mô chiến dịch và chi phí mà khách hàng đưa ra, Media Planner sẽ có trách nhiệm đánh giá các kênh truyền thông nào phù hợp với dự án đó, đạt được mục tiêu thị trường nhất định mà khách hàng mong muốn hướng đến
Xây dựng chiến lược độc đáo
Lên kế hoạch và chiến lược độc đáo, đảm bảo chiến dịch sẽ tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu của khách hàng.
Đưa ra nhiều kế hoạch truyền thông
Dựa vào yêu cầu của khách hàng, Media Planner sẽ có nhiệm vụ lên các phương án A, B, C. Đảm bảo mọi mục tiêu của khách hàng được hoàn thiện nhất và nếu có xảy ra sai sót hoặc tình huống phát sinh cũng có phương án để phòng bị trước.
Phân tích kết quả sau chiến dịch
Sau mỗi chiến dịch, người hoạch định truyền thông sẽ phân tích kết quả đã đạt được, sau đó đưa ra các phương án tối ưu:
- Trường hợp đạt kết quả tốt, chạm được đến mục tiêu kỳ vọng => Lên kế hoạch phát triển cho giai đoạn tới
- Trường hợp kết quả nhận lại chưa tốt => Cần xem xét lại các bước thực hiện, để tìm ra lỗ hổng và đưa ra phương án khắc phục thích hợp, tối ưu cho giai đoạn tiếp theo.
Tạo mối quan hệ, duy trì kế hoạch truyền thông
Là người lên kế hoạch, Media Planner sẽ là người chủ động làm việc với nội bộ các phòng ban như design, content và với đối tác bên ngoài như báo chí, truyền hình,…. để kế hoạch được lên và triển khai hiệu quả nhất.
Đề xuất chiến lược giữ chân khách hàng
Để tăng nhận diện thương hiệu giúp duy trì và gia tăng độ uy tín của người tiêu dùng với khách hàng. Media Planner có thể đề xuất ra các chiến lược truyền thông nhằm thu hút và giữ chân người dùng.
Mức lương của Media Planner là bao nhiêu?
Mức thu nhập của người hoạch định truyền thông trên thị trường lao động hiện này được đánh giá là khá cao. Tùy thuộc vào năng lực, trình độ kinh nghiệm, mức lương sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên, trung bình mức lương cứng sẽ dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
=> Ngoài ra, còn được hưởng các khoản % hoa hồng và thưởng khác tùy theo đãi ngộ của công ty quy định.
Những kỹ năng cần có để trở thành Media Planner
Dưới đây là những kỹ năng quan trọng giúp bạn dễ dàng trở thành một Media Planner thành công:
Xem thêm: Strategic planning là gì? 5 bước để viết chiến lược kinh doanh
Kỹ năng sáng tạo
Trong quá trình lên Big Idea, thống nhất được thông điệp chiến dịch, để có những bứt phá lớn sẽ cần vận dụng rất nhiều khả năng sáng tạo. Ngoài ra, cũng thường xuyên phải truyền cảm hứng, đưa ra ý tưởng cho team. Nên kỹ năng này rất cần được Media Planner trau dồi và rèn luyện thường xuyên.
Kỹ năng xã hội
Kỹ năng này sẽ đặc biệt quan trọng khi bạn đứng trước khách hàng trình bày proposal và thuyết phục họ tin tưởng vào chiến lược mà mình đã lên.
Kỹ năng nghiên cứu
Với tính chất công việc của Planner là người đi nghiên cứu thị trường, nên kỹ năng này là điều tiên quyết không thể thiếu. Vận dụng khả năng nghiên cứu để có thể nắm được Customer Insight, thấu hiểu được người dùng. Đặc biệt, không chỉ có khả năng nghiên cứu ở một lĩnh vực mà còn ở nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau.
Kỹ năng thuyết phục
Tương tự như vị trí sales tìm kiếm khách hàng, tư vấn và bán sản phẩm, thì các Planner sẽ có trách nhiệm tạo idea kiếm được khách hàng, mang idea đi bán cho khách hàng. Và trong quá trình tư vấn, kỹ năng thuyết phục sẽ đóng vai trò rất quan trọng, giúp khách hàng ra quyết định nhanh chóng với ý tưởng mà Planner đề ra.
Khả năng thấu cảm
Để một chiến dịch diễn ra được hiệu quả, ngoài thấu hiểu mong muốn từ khách hàng thì việc đánh giá được cảm xúc của người tiêu dùng qua góc nhìn của họ chứ thay vì là qua góc nhìn của nhãn hàng cũng rất quan trọng. Nó giúp Media Planner tìm ra đường, đi đúng hướng.
Trên đây là những giải đáp về Media Planner là gì? Mức lương của người hoạch định truyền thông bao nhiêu? Mong rằng với những thông tin trên đây, News.timviec sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí công việc này và đưa ra được quyết định đúng đắn cho công việc tương lai của mình. Chúc bạn thành công!