Luật thương mại mới nhất: Quy định cần lưu ý của bộ luật hiện nay
Luật thương mại mới nhất hiện nay đã có thêm một số điều khoản cần chú ý trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau
Luật thương mại là gì ?
Luật thương mại là văn bản quy phạm pháp luật với nội dung là tổng thể các quy định cụ thể do cơ quan chức năng ban hành. Bộ luật thương mại góp phần quản lý việc thực hiện các hoạt động kinh doanh như: xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm tạo sự công bằng và điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh và được sự quyết định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định.
Có thể nói, luật thương mại mới nhất chính là quy chuẩn phổ biến để điều chỉnh mối quan hệ kinh tế không chỉ của các công ty, mà còn là của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ đó, sự công bằng được đem lại trong các lĩnh vực kinh doanh và các tranh chấp sẽ được giải quyết một cách công bằng, minh bạch. Hiện nay bộ luật thương mại mới nhất là văn bản số 36/2005/QH11 của quốc hội và được áp dụng kể từ 01/01/2006.
Xem thêm: M&A là gì? Quy trình thương vụ M&A là gì theo pháp luật
Vai trò của luật thương mại mới nhất trong hoạt động kinh doanh hiện nay
Đối với nhà nước
Trong hoạt động kinh doanh của nhà nước, bộ luật thương mại mới nhất là cơ sở pháp lý , ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo hoạt động cung cầu, đáp ứng; giải quyết các quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Bên cạnh đó, bộ luận này còn là một trong những công cụ để các cơ quan chính phủ có thể quản lý kinh tế vĩ mô một cách hiệu quả. Từ đó có thể giúp cho các cơ quan chuyên môn nắm bắt được xu hướng phát triển bền vững của nền kinh tế.
Đặc biệt, bộ luật này còn giúp cho nhà nước có thể quản lý được hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi và cũng là hành lang pháp lý để bảo vệ các lợi ích của chủ thể kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Luật Thương mại đối với doanh nghiệp
Trong quy định của luật thương mại mới nhất, các chủ thể kinh doanh sẽ cần phải thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh một các hợp pháp. Hiện nay, luật định luôn ghi nhận, bảo vệ quền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh.
Bên cạnh đó, bộ luật thương mại mới nhất hiện nay còn là cơ sở pháp lý để có thể ràng buộc trách nhiệm của các công ty kể từ khi thành lập cho tới giải thể. Trong đó, luật quy định các công ty cần phải thực hiện đúng các nội dung đã áp dụng dành cho doanh nghiệp thương mại, hộ kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân.
Nếu như các chủ thể nắm bắt được rõ các quy định của bộ luật, doanh nghiệp sẽ biết cách tuyển dụng nhân sự để phục vụ tốt cho quá trình phát triển bền vững của bản thân cũng như đảm bảo được quyền lợi dành cho người lao động.
Chủ thể của luật thương mại mới nhất là ai ?
Các đối tượng được coi là chủ thể trong quy định của bộ luật sẽ phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện
- Được thành lập hợp pháp: Các chủ thể như hộ kinh doanh, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp FDI…. đều phải được các cơ quan nhà nược có thẩm quyền đưa ra quyết định thành lập, có chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động một cách rõ ràng.
- Có tài sản: Tài sản cố định là các cơ sở vật chất không thể thiếu của các công ty khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Trong đó,các khối lượng tài sản này cần phải tồn tại dưới dạng vốn kinh doanh của công ty.
- Có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh thương mại: Đây là cơ sở pháp lý để các chủ thể tạo cho mình những quyền, nghĩa vụ cụ thể trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời sẽ quy định rõ giới hạn mà các chủ thể được hành động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của riêng mình.
Phạm vi điều chỉnh của luật thương mại mới nhất hiện nay
Căn cứ luật thương mại mới nhất có quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
- Các hoạt động: đầu tư, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ….. nhằm mục đích sinh lợi sẽ được điều chỉnh bởi luật định
- Các hoạt động có liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại của cơ quan chức năng gồm: đăng ký kinh doanh, thẩm định doanh nghiệp, giải thể, phá sản…….
Xem thêm: Loại hình kinh doanh là gì? Loại hình phổ biến theo quy định pháp luật
Những quy định cần lưu ý của luật thương mại mới nhất
Mức phạt hợp đồng
Theo điều 292 luật thương mại, các loại chế tài thường được chia thành:
- Buộc thực hiện hợp đồng
- Buộc bồi thường thiệt hại
- Nộp phạt vi phạm
- Tạm đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng
Trong đó, biện pháp thường được sử dụng nhiều nhất đó là phạt hợp đồng, buộc bồi thường thiệt hại. Theo đó, bên bán và bên mua sẽ cần phải tự thỏa thuận về mức phạt thỏa thuận. Tuy nhiên, mức phạt này không được phép quá 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng.
Trường hợp được miễn trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng
Những trường hợp được miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm hiện do quyết định của các tổ chức, cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước mà trong quá trình ký kết hợp đồng chưa xuất hiện. Ví dụ: việc đóng cửa giao thương do ảnh hưởng của tình hình thiên tai, dịch bệnh khiến cho hai bên không thực hiện việc giao hàng theo đúng quy định của hợp đồng.
Các hình thức khuyến mại được mở rộng thêm
Ngoài những hình thức đã có trong quy định, bộ luật mới nhất đã có thêm nhiều hình thức mới gồm:
- Tổ chức thường xuyên các chương trình tri ân khách hàng
- Các chương trình khuyến mãi được thêm vào trong những lần bán hàng tiếp theo
- Tổ chức các sự kiện văn hóa nhằm thể hiện sự tri ân
Ngoài ra, 4 hoạt động khuyến mại sau cũng bị luật định không cho phép gồm:
- Khuyến mại rượu bia cho người dưới 18 tuổi
- Sử dụng quà khuyến mãi là thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 30 độ trở lên cho người dưới 18 tuổi
- Lợi dụng các chương trình khuyến mãi để cạnh tranh không lành mạnh
- Thực hiện khuyến mãi mà sản phẩm vượt quá hạn mức cho phép, giảm giá quá mức tối đa cho phép
Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh
Theo điều 317 của luật thương mại mới nhất 2020, các công ty sẽ cần phải dựa vào mục đích, tầm quan trọng của các hoạt động tranh chấp để đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp một cách phù hợp.
Trên đây là một số quy định mới của bộ luật thương mại mới nhất mà những người làm kinh doanh cần phải chú ý. Đối với những người làm công tác pháp lý, những cẩm nang nghề nghiệp trong ngành luật này sẽ là kiến thức vô cùng hữu ích dành cho bạn.