Loại hình kinh doanh là gì? Loại hình phổ biến theo quy định pháp luật

Nếu như bạn đang muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh của riêng mình. Bạn sẽ cần phải nắm rõ các kiến thức về loại hình kinh doanh là gì để tự tin nhất trong hoạt động kinh doanh của mình.

Loại hình kinh doanh là gì?

Loại hình kinh doanh được hiểu cơ bản là những phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất của một cá nhân cụ thể hoặc một doanh nghiệp, tập đoàn nào đó trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: tài chính, giải trí, thương mại…. Những loại hình kinh doanh đang có hiện nay đều nhằm mục đích duy nhất đó là tối đa hóa lợi nhuận thu được về cho chủ sở hữu.

Loại hình kinh doanh là gì? Loại hình phổ biến theo quy định pháp luật - Ảnh 1
Khái niệm về loại hình kinh doanh

Đối với chủ sở hữu của từng loại hình kinh doanh khác nhau, nếu như bạn muốn biết rõ được kết quả kinh doanh thì sẽ cần phải dựa trên các thông số khác nhau để đánh giá một cách chính xác như;

  • Mức độ tăng trưởng
  • Doanh thu hàng tháng của bạn thu được
  • Lợi nhuận trước/ sau thuế
  • Sự phát triển của công ty….

Tìm hiểu thêm: Business model là gì? Tìm hiểu chi tiết về mô hình kinh doanh

Những loại hình kinh doanh nào phổ biến ở Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có một số loại hình kinh doanh phổ biến như sau. Bạn có thể tùy chọn các mô hình kinh doanh của riêng mình để khởi nghiệp.

Kinh doanh cá nhân

Dựa theo các điều khoản được quy định tại luật thương mại, loại hình kinh doanh cá nhân có thể hiểu là một số người tự mình đứng ra thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách độc lập mà không cần phải xin giấy phép đăng ký kinh doanh theo đúng trình tự thủ tục được các cơ quan nhà nước ban hành. Một vài ví dụ về kinh doanh cá nhân có thể thấy rõ là những người bán hàng rong, bán đồ ăn vặt khi họ phần lớn đều không bán cố định tại một địa điểm cụ thể.

⏩ Tìm hiểu thêm: [TÌM HIỂU] C2C là gì và ưu – nhược điểm của mô hình này

Loại hình kinh doanh này cũng có một số ưu điểm, nhược điểm khác nhau:

Về ưu điểm

Đây là mô hình dễ thành lập, dễ giải thể. Người sở hữu chỉ cần đơn giản treo bảng hiệu thông báo cho doanh nghiệp là được.

  • Có chi phí khởi đầu thấp.
  • Lợi nhuận người sở hữu có quyền nắm toàn bộ.
  • Chủ sở hữu sẽ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về nhược điểm

Hạn chế trong cuộc sống: thông thường, nếu như chủ kinh doanh tư nhân không may qua đời thì toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng sẽ sụp đổ theo người chủ sở hữu đó.

Gặp khó trong việc tăng vốn khi những người kinh doanh cá nhân thường không có mô hình hoạt động một cách chuyên nghiệp.

Loại hình kinh doanh là gì? Loại hình phổ biến theo quy định pháp luật - Ảnh 2
Có những loại hình kinh doanh nào phổ biến ở Việt Nam

Kinh doanh theo hộ gia đình

Ngoài kinh doanh theo từng cá nhân thì loại hình hộ kinh doanh cũng rất phổ biến ở Việt Nam từ trước đến nay. Kinh doanh hộ gia đình thường sẽ bao gồm một nhóm người hoặc một hộ gia đình đứng ra làm chủ hoạt động kinh doanh. Trong đó, việc đăng ký kinh doanh dưới dạng hộ gia đình sẽ chỉ được phép đăng ký ở một địa điểm duy nhất. Cùng với đó, số lượng nhân sự của hộ kinh doanh theo gia đình cũng sẽ không được phép quá 10 người.

Đặc biệt, các chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình đứng ra kinh doanh sẽ không được phép sử dụng con dấu như đối với doanh nghiệp. Và loại hình kinh doanh này cũng có những ưu điểm và hạn chế khác nhau như:

Ưu điểm

  • Có thể tổng hợp sức mạnh, chất xám từ nhiều người.
  • Đã nảy sinh quan hệ đối tác tương đối.
  • Có tiềm năng để tiếp cận với các nguồn vốn lớn, các khoản vay khác nhau theo những gói tín dụng của ngân hàng.
  • Không có thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hạn chế

  • Chủ sở hữu hoặc đại diện hộ gia đình kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất cho hoạt động sản xuất, buôn bán.
  • Nếu bộ đối tác rút vốn đầu tư thì hoạt động của hộ kinh doanh hoàn toàn có thể đi xuống nhanh chóng.
  • Rất dễ xảy ra các trường hợp tranh chấp, xung đột.

Kinh doanh theo dạng doanh nghiệp

Một trong số những loại hình kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn hiện nay đó là kinh doanh theo dạng doanh nghiệp. Với hình thức này, sẽ có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau theo quy định của luật doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp nhà nước: là doanh nghiệp mà nhà nước nắm 100% vốn điều lệ
  • Doanh nghiệp tư nhân: Là các doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một nhóm đứng ra xây dựng. Trong đó sẽ có một đại diện pháp lý của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề khách nhau có liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp công ty cổ phần; là dạng doanh nghiệp mà nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia thành nhiều phần khác nhau với tỷ lệ phần trăm riêng biệt dành cho từng cổ đông nắm giữ.

Tập đoàn

Các doanh nghiệp thông thường sẽ chỉ tập trung cho một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Nhưng với các tập đoàn thì sẽ bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Có thể hiểu đơn giản, loại hình kinh doanh tập đoàn là sự kết hợp của nhiều công ty  lại với  nhau. Chính vì thế, cấu trúc của tập đoàn cũng phức tập hơn khi có sự phân chia rõ ràng giữa công ty mẹ, công ty con ở nhiều lĩnh vực. Và bên cạnh các tập đoàn kinh doanh vì lợi nhuận, cũng có những tập đoàn kinh doanh vì mục đích tạo ra giá trị cho xã hội.

✅ Xem thêm: B2C là gì? Điểm khác biệt của mô hình kinh doanh B2B so với B2C

Điều cần làm khi chọn loại hình kinh doanh phù hợp

Nếu bạn muốn lựa chọn một trong các loại hình kinh doanh khác nhau, bạn sẽ cần phải chú ý những điều sau trước khi quyết định khởi nghiệp:

Loại hình kinh doanh là gì? Loại hình phổ biến theo quy định pháp luật - Ảnh 3
Cần làm gì khi lựa chọn những loại hình kinh doanh
  • Nghĩa vụ nộp thuế: Bạn sẽ có hai lựa chọn khác nhau khi nộp thuế kinh doanh cho bất cứ loại hình kinh doanh nào. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thích sự đơn giản của việc nộp thuế dựa theo lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, việc đáp ứng nghĩa vụ thuế kinh doanh riêng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tách được tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp ra một cách rõ ràng.
  • Tuyển dụng nhân sự: Ngoại trừ kinh doanh cá nhân thì ở bất cứ loại hình sản xuất kinh doanh nào bạn cũng cần phải có kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Chỉ khi bạn đã có nhân sự ở trong tay cho mọi vị trí, lúc này hoạt động kinh doanh của bạn mới thực sự bắt đầu.

✅ Tìm hiểu thêm: Kỹ năng bán hàng online thu hút hàng triệu khách hàng

Trên đây là những thông tin về loại hình kinh doanh là gì cũng như một số loại hình sản xuất kinh doanh phổ biến trên thị trường Việt Nam. Việc khởi sự kinh doanh hiện nay không hề khó, bạn chỉ cần có một định hướng cho riêng mình thật đúng đắn là được.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.