Kỹ năng nhân sự là gì? Top 5 kỹ năng nhân sự quan trọng nhất

Nhân sự chính là một phần cốt lõi, tạo nên sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp, chính vì vậy đây là kỹ năng không thể thiếu ở mội nhà quản lý, quản trị nhân sự. Để hiểu rõ hơn về kỹ năng nhân sự là gì? , cùng theo dõi ở bài viết sau đây nhé!

Kỹ năng nhân sự là gì?

Kỹ năng nhân sự là tập hợp những kỹ năng có liên quan đến quản lý, dẫn dắt các nhân sự trong một doanh nghiệp.

Kỹ năng nhân sự là gì? Top 5 kỹ năng nhân sự quan trọng nhất - Ảnh 1
Kỹ năng nhân sự là gì?

Xem thêm: Thực tập sinh nhân sự là gì? Lưu ý để trở thành nhân viên nhân sự chính thức

Khi yếu tố về nhân sự trong được chú trọng đảm bảo thì nội lực của công ty sẽ rất mạnh mẽ. Ngược lại, nếu kỹ năng nhân sự của người quản lý quá kém, không tạo được động lực làm việc cho nhân sự, dẫn đến năng suất làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty.

Làm thế nào để nâng cao kỹ năng nhân sự?

Để nắm bắt được kỹ năng nhân sự và nâng cao nó, bạn cần phải đảm bảo những điều sau:

  • Nắm được tổng quát về tình hình, đặc điểm của nhân sự tại công ty để đưa ra được phương pháp quản trị phù hợp nhất
  • Sau những lần thất bại, sai phạm và thiếu sót cần xem xét lại và rút ra kinh nghiệm để những lần sau không lặp phải lỗi tương tự.
  • Phối hợp cùng các bộ phận khác để tìm hiểu rõ hơn về nhân viên trong doanh nghiệp
  • Thường xuyên trò chuyện với các nhân viên để hiểu được những mong muốn và tâm tư của họ, giúp gần gũi với họ. Mặt khác, còn giúp nhân viên thoải mái và có hứng thú làm việc mà không quá bị áp lực về doanh số, KPI,…

Top 5 kỹ năng nhân sự quan trọng nhất

Dưới đây là top 5 kỹ năng nhân sự cần trau dồi:

Kỹ năng nhân sự là gì? Top 5 kỹ năng nhân sự quan trọng nhất - Ảnh 2
Top 5 kỹ năng nhân sự quan trọng nhất

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp?

Kỹ năng giao tiếp

Tại mọi lĩnh vực ngành nghề, cấp bậc kỹ năng giao tiếp chiếm giữ vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, đối với các nhà quản lý, khi phải thường xuyên làm việc với các cấp dưới trong, kỹ năng giao tiếp tại càng trở nên cần thiết hơn.

Nhà quản lý khi trang bị khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho thông tin muốn truyền đạt được rõ ràng, dễ hiểu và chính xác nhất.Việc trò chuyện thường xuyên cùng đồng nghiệp cũng là cách để mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trở nên tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, cần lưu ý việc chỉnh tone giọng phù hợp và nhấn nhá, ngắt nghỉ câu phù hợp để tránh xảy ra những hiểu nhầm không đáng có. Mặt khác, còn tạo nên “uy” cho bản thân, tăng khả năng thuyết phục người nghe.

Kỹ năng đa nhiệm 

Trách nhiệm là một người quản lý, việc xuất hiện những công việc không tên là điều hiển nhiên sẽ xảy ra. Bởi không chỉ bao quát công việc mà còn phải bao quát cả nhân sự. Nên việc trang bị kỹ năng đa nhiệm là vô cùng cần thiết, để quản lý nhân sự, công việc một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, để hỗ trợ trong quá trình quản lý có thể sử dụng thêm các ứng dụng, công cụ hỗ trợ như: Slack, Trello,….

Kỹ năng đưa ra quyết định

Trong quá trình làm việc với vai trò là một quản lý, nên phải thường xuyên đưa ra quyết định. Để nâng cao kỹ năng này, bạn cần trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm và có một trực giác tốt.

Kỹ năng lên kế hoạch

Kỹ năng này sẽ giúp cho nhà quản lý sẽ có khả năng dựa vào thế mạnh của từng nhân viên để sắp xếp công việc phù hợp. Vừa tạo được hứng thú làm việc cho các thành viên trong công ty, vừa tránh việc phân nhiệm vụ không đồng đều, người quá bận người quá nhàn

Một người quản lý không cần quá giỏi chuyên môn, nhưng khi có được kỹ năng lên kế hoạch sẽ giúp cho họ dễ dàng định hướng cho team đi đúng hướng, hoàn thành công việc và đạt được các thành tích xuất sắc.

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn  đồng cảm với các thành viên trong công ty sẽ giúp quản lý dễ dàng tiếp cận và thấu hiểu được những tâm tư của họ. Từ đó, có được những điều chỉnh phù hợp để công ty trở nên tốt hơn, tạo động lực cho nhân viên cùng phát triển và xây dựng doanh nghiệp.

Hậu quả khi không có kỹ năng nhân sự

Quản lý chính là trung tâm kết nối giữa mọi người trong công ty và mọi người với các cấp lãnh đạo, giải hòa các xung đột và giải quyết các vấn đề xảy ra tại công ty. Chính vì vậy, nếu không có kỹ năng nhân sự, sẽ dẫn đến những hậu quả như sau:

Kỹ năng nhân sự là gì? Top 5 kỹ năng nhân sự quan trọng nhất - Ảnh 3
Hậu quả khi không có kỹ năng nhân sự

Xem thêm: Kỹ năng quản lý là gì? Các kỹ năng quản lý quan trọng của một leader

  • Không bao quát được công việc và nhân sự, dẫn đến các sai sót về giấy tờ liên quan đến kiện tụng, pháp lý không xử lý kịp thời, khiếp hao tốn nhiều tiền bạc, thời gian.
  • Không có sự nhất quán, công bằng gây nhiều hiểu nhầm và sự tị nạnh từ các nhân viên với nhau
  • Không kiểm soát được các thủ tục, hồ sơ sai sót và cập nhật lại kịp thời. Ban đầu có thể không nghiêm trọng nhưng về sau hậu quả sẽ rất nặng ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa của công ty.

Trên đây là tổng hợp những thông tin giải đáp kỹ năng nhân sự là gì? Top 5 kỹ năng nhân sự quan trọng nhất. News.timviec mong rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ có những góc nhìn đa chiều về kỹ năng này, đây là kỹ năng rất quan trọng hỗ trợ cho công việc của bạn. Vì vậy, hãy dành thời gian trau dồi nhé. Chúc bạn thành công!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.