Kiến tập là gì? Kiến tập liệu có khác so với thực tập hay không?
Thực tập thì chắc hẳn ai cũng đã biết, nhưng kiến tập là gì có lẽ lại là câu hỏi khiến nhiều người cảm thấy thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ xem kiến tập thực chất là gì!
Kiến tập là gì?
Có thể hiểu kiến tập có thể chỉ đơn giản là việc quan sát cách làm, sau đó tự rút ra cho bản thân những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang cho giai đoạn sau này (nó chủ yếu liên quan đến nghiệp vụ). Trong những khóa học, thì những buổi kiến tập chính là thời điểm để các bạn sinh viên có thể tiếp thêm cho mình ngọn lửa đam mê, tình yêu công việc từ những thực tế thấy được.
Trong quãng thời gian đang còn sinh viên là khi bạn phải học tập những nền tảng cơ bản cho chọn lựa ngành nghề trong tương lai của bạn. Thì đôi khi, những kiến thức này lại làm chúng ta cảm thấy buồn chán và nhạt nhẽo. Nắm bắt được tâm lý sinh viên và muốn thay đổi môi trường học tập nhằm tạo hiểu quả tiếp thu cao hơn thì những khóa học kiến tập và thực tập ra đời. Cách gọi thì nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau nhưng thực chất thì chúng lại có khá nhiều điểm tương đồng, chỉ là không không giống nhau hoàn toàn mà thôi.
Thực tập là gì?
Thực tập sẽ được coi là giai đoạn sinh viên tự thu về cho mình những kinh nghiệm thực tế để sẵn sàng chuẩn bị hành trang cho những công việc ngoài đời thật. Khi sinh viên bắt đầu tham gia vào khóa thực tập các bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm thực tế công việc mà bản thân lựa chọn trong tương lai.
Họ sẽ phải từ rút ra cách quản lí thời gian làm sao để hiệu quả nhất, tự ghi nhớ được những kiến thức mà hoàn toàn không có trong sách vở. Học thêm những trắc nghiệm trong công việc và làm quen với những áp lực thật sự khi các bạn phải đi làm, và hầu như tất cả các bạn sinh viên năm cuối sẽ đều có được cho mình những trải nghiệm quỳ giá từ kỳ thực tập.
► Tham khảo: Những thông tin việc làm hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.
So sánh giữa kiến tập và thực tập
Điểm giống nhau giữa kiến tập và thực tập
- Cũng khá nhiều nhầm lẫn giữa khái niệm kiến tập và thực tập vì nó có nhiều điểm tương đồng. Đây đều là quãng thời gian để sinh viên có những trải nghiệm thực tế.
- Trong quá trình thực tập hay kiến tập sinh viên đều sẽ đến làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp hay công ty đang hoạt động. Được trải nghiệm thực tế công việc tại các phòng ban.
- Sau mỗi quá trình kiến tập hay thực tập sinh viên đều cần hoàn thành báo cáo và xin nhận xét từ quản lý hay giám đốc nơi công ty đã tiếp nhận mình.
Sự khác nhau giữa kiến tập và thực tập
Khác với thực tập chỉ diễn ra từ một hoặc hai lần vào những năm cuối của quãng thời gian sinh viên, nhưng kiến tập lại hoàn toàn ngược lại bởi nó có thể diễn ra bất cứ giai đoạn nào, khoảng thời gian nào trong suốt trung bình 4 năm học đại học của những bạn sinh viên, thậm chí ngay cả những bạn tân sinh viên chỉ sau vài tháng nhập học cũng đã được trải nghiệm những khóa kiến tập để tích lũy dần những kinh nghiệm ngoài thực tế.
Thường thì kiến tập sẽ không có lương vì mục tiêu hướng đến là để sinh viên quan sát, hỗ trợ nhân viên làm việc. Đối với quá trình thực tập, tùy theo quy chế của công ty và năng lực mà sinh viên có thể nhận được những mức hỗ trợ tương xứng.
Lợi ích từ những buổi kiến tập
Dù là thực tập hay kiến tập thì có một mục đích sau cùng vẫn là để giúp các bạn sinh viên có thể tiếp cận một cách nhanh chóng với những công việc ngoài thực tế. Trong một vài thời điểm thực tập hay kiến tập đôi khi các bạn sinh viên sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, nhưng không sao cả, bởi dù sao thì đây cũng là những bài học cần thiết để các bạn biết phải nỗ lực với hết 100% khả năng của mình, để sau này khi chính thức bước ra xa hội thật các bạn sẽ thu được những thành quả xứng đáng với công sức học tập của mình.
Trong quá trình kiến tập sinh viên còn có cơ hội làm quen, tiếp xúc với những người đi trước đã có kinh nghiệm làm việc. Việc xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp mang lại nhiều cơ hội việc làm về sau cho sinh viên.
Xem thêm: Tạo mẫu CV xin thực tập ấn tượng dành cho sinh viên
Cách giúp sinh viên tìm được nơi kiến tập nhanh chóng, phù hợp
Sinh viên chưa có kinh nghiệm sẽ mất khá nhiều thời gian để tìm nơi kiến tập phù hợp. Dưới đây sẽ là một số cách mà bạn có thể tham khảo để tìm nơi kiến tập phù hợp:
Thông qua người quen
Sự giới thiệu thông qua người quen là một trong những cách thức tìm nơi kiến tập phổ biến và hiệu quả. Thông qua các mối quan hệ của bạn bè, người thân bạn có thể nhờ họ giới thiệu những vị trí kiến tập phù hợp. Tốt nhất bạn nên nhờ cậy những người đang làm trong lĩnh vực mà mình theo học để tìm được vị trí tốt nhất.
Nhờ giảng viên giới thiệu
Giảng viên hướng dẫn khóa luận là người có nhiều mối quan hệ, họ có thể sẽ giới thiệu cho bạn những đơn vị kiến tập uy tín. Nhiều giảng viên cũng sẵn sàng bảo ban, dẫn dắt sinh viên của mình tiến bộ hơn. Vì vậy đừng ngần ngại mà hãy nhờ tới sự giúp đỡ của thầy cô để tìm nơi kiến tập uy tín nhé.
Các trang web tuyển dụng
Bạn cũng có thể tận dụng mạng internet để truy cập và tham khảo các thông tin tuyển dụng. Những website tuyển dụng uy tín sẽ là cơ hội cho bạn tìm được những vị trí kiến tập phù hợp. Bạn có tham khảo các vị trí tuyển thực tập tại đây.
Nhà trường giới thiệu
Nếu bạn có kết quả học tập tốt, muốn xin vào những công ty lớn để kiến tập thì có thể mạnh dạn xin thu giới thiệu từ nhà trường. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi xin vào vị trí kiến tập phù hợp.
Những điều cần lưu ý khi kiến tập là gì?
Để hoàn thành một kỳ kiến tập thành công thì đây là một số bí quyết các bạn sinh viên có thể tham khảo
Trước khi kiến tập
Trước khi bắt đầu tham gia quá trình kiến tập thực thụ, các bạn sinh viên nên tìm hiểu cụ thể tất cả những thông tin có liên quan đến đơn vị mà mình chuẩn bị kiến tập. Về cơ bản bạn nên tìm hiểu các thông tin liên quan tới tên doanh nghiệp, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức.
Ngoài ra, bạn cũng cần ôn luyện và chuẩn bị cho mình những kiến thức liên quan đến vị trí kiến tập. Ngoài ra những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tổ chức…cũng là kỹ năng quan trọng sinh viên cần có.
Trong quá trình kiến tập
Quá trình kiến tập không bị ràng buộc về thời gian nhưng đây là cơ hội quý báu để bạn tích lũy kinh nghiệm và gắn kết giữa lý thuyết với thực hành. Thường nhà trường và doanh nghiệp chỉ yêu cầu sinh viên lên kiến tập 1 tuần 1 lần nhưng bạn có thể đề nghị nhiều hơn, bạn có thể thiết lập lịch trình phù hợp với lịch học của mình.
Trong quá trình kiến tập hãy nhớ luôn thể hiện sự nhiệt tình, hăng hái với công việc. Đừng bao giờ đi muộn hay về quá sớm, điều này sẽ thể hiện thái độ làm việc của bạn.
Kiến tập là quãng thời gian bạn quan sát, theo dõi trực tiếp những công việc tại doanh nghiệp nên không tránh khỏi những lạ lẫm. Nếu khó khăn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người làm cùng. Hãy thiết lập một mối quan hệ tốt với tất cả những người xung quanh. Điều này vừa giúp bạn nhận đánh giá tốt về quá trình kiến tập vừa giúp mở rộng mối quan hệ.
Nắm bắt các cơ hội, nhiều sinh viên thường cho quá trình kiến tập không quá quan trọng nhưng thực tế kiến tập đem lại lợi ích lâu dài. Nếu thể hiện tốt bạn sẽ có cơ hội được nhận thực tập và nếu làm tốt quá trình thực tập bạn cũng có thể được nhận làm nhân viên chính thức.
Ngoài ra trong quá trình kiến tập đừng quá quan trọng việc lương thưởng, thứ bạn cần lúc này là tích lũy kinh nghiệm và kiến thức.
Tham khảo: Sinh viên đi thực tập không lương, nên hay không?
Sau quá trình kiến tập
Sau mỗi kỳ kiến tập bạn sẽ phải hoàn thành báo cáo và xin nhận xét từ người quản lý. Bạn nên xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn và người quản lý trực tiếp để hoàn thiện bản báo cáo tốt nhất.
Quan trọng bạn cần thể thiện sự biết ơn, trân trọng đối với đơn vị đã tham gia kiến tập. Thái độ tích cực sẽ giúp bạn được đánh giá cao và có cơ hội trở thành nhân viên chính thức trong tương lai.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi kiến tập là gì, hy vọng đã giúp các bạn hiểu được một cách cặn kẽ hơn về một trong những cẩm nang nghề nghiệp tuy có vẻ lạ nhưng lại cực kỳ gần gũi trong quãng thời gian học tập của các bạn sinh viên.