Học luật ra làm gì? Ngành luật có dễ xin việc như bạn nghĩ?
Hiện nay, ngành nghề luật sư đang khá khan hiếm nhân lực khi phải cần gần đến 20.000 nhân sự, bởi để đảm bảo mọi quá trình hoạt động của tổ chức được diễn ra trơn tru, trôi chảy, doanh nghiệp phải cần đến người hiểu biết về pháp luật. Xu hướng “ Đổ xô” đi học luật tăng cao, vậy học luật ra trường sẽ làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau
Ngành luật là gì?
Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, nó là một ngành tương đối rộng. Chính là các quy định pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng nội dung, tính chất, thuộc lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Ngành luật có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, luật sư, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý, công chứng viên,…

Xem thêm: Law firm là gì? Những điều bạn chưa biết về law firm
Đối với các bạn sinh viên học ngành Luật ở trình độ Đại học sẽ được đào tạo kiến thức về pháp luật như: Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật kinh tế,… Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị kiến thức khác nhau.
Ví dụ: Ngoài những kiến thức pháp luật chung được đào tạo, các bạn sinh viên tại các khoa cụ thể như:
Luật dân sự: sẽ được trang bị những kỹ năng về lao động, các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình,…
Luật Hành chính : sẽ được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, lý luận Nhà nước và pháp luật,…
Học luật ra làm gì?
Sinh viên thường nghĩ rằng học ngành Luật ra trường chỉ làm luật sư và làm việc trong các tòa án hoặc các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, Ngoài việc trở thành Luật sư ra chúng ta có thể công tác trong ngành công an hoặc làm việc trong các công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo… sau đây là một số gợi ý về cơ hội việc làm để giải đáp cho câu hỏi “ học luật ra làm gì”

xem thêm: Hé lộ lương luật sư tại Việt Nam – Nghề luật sư có thực sự giàu?
Kiểm sát viên
Kiểm sát viên là một chức danh tại Viện Kiểm sát Nhân dân, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật dựa trên những tiêu chuẩn chung. Kiểm sát viên với nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Mô tả công việc:
- Có nhiệm vụ điều tra, truy tố, buộc tội những kẻ vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử
- Kiểm sát thụ lý, giải quyết hoặc trả lại đơn yêu cầu cho các vụ việc dân sự
- Triệu tập hỏi cung bị can, người bị hại và người làm chứng, những người liên quan đến vụ án.
- Tham gia phiên tòa và có quyền đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
- Có quyền được phát biểu quan điểm, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.
- Yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng, kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng
- Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình.
- Đưa ra yêu cầu điều tra đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Mức lương của kiểm sát viên
- Mức lương của Kiểm sát viên hay công tố viên dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng
Luật sư
Luật sư là công việc được khá nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành luật. Bởi đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành nhất. Luật sư chính là người tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng…
Mô tả công việc:
- Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phân công.
- Thu thập chứng cứ cho quá trình kiện tụng. Sau đó cung cấp hồ kiện tụng cho Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài…
- Tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấn đề phát sinh
- Nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật theo yêu cầu công việc.
- Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhân
- Đại diện cho Công ty/ Khách hàng trong quá trình đàm phán và cho các thủ tục tranh tụng tại Tòa án, Trọng tài, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
- Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo từ cấp trên trực tiếp
- Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện
- Đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật.
Mức lương của luật sư
- Mức lương trung bình của luật sư dao động khoảng từ: 10 – 15 triệu đồng/tháng
Công chứng viên
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng, có trách nhiệm xác thực tính hợp pháp của các loại văn bản như: bản sao giấy tờ, chứng thực giấy tờ, được lập từ bản chính, chứng thực công văn, chữ ký,…

Xem thêm: Công chứng viên là gì? Điều kiện để trở thành công chứng viên
Mô tả công việc:
- Xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.
- Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng.Trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng.
- Thực hiện các hoạt động chứng nhận hợp đồng giao dịch kinh doanh một cách hợp pháp, xử lý các văn bản giấy tờ theo quy định của pháp luật. Giúp hai bên khách hàng khi giải quyết các thủ tục được nhanh chóng hoàn thiện và có lợi đôi bên.
- Công chứng viên còn làm giám định hay hỗ trợ những người làm thẩm phán theo quy định, trách nhiệm quyền hạn của họ.
- giám định hay hỗ trợ những người làm thẩm phán theo quy định, trách nhiệm quyền hạn của họ.
- Thực hiện các thủ tục tư vấn, trợ giúp cho mọi khách hàng các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự, tư vấn các thủ tục đất đai để cho khách hàng biết thực hiện và những quyền lợi được hưởng đáng có.
Mức lương công chứng viên
- Mức lương trung bình của vị trí nhân viên công chứng sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
Chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý là người giải quyết và tư vấn pháp luật thuộc các lĩnh vực như: hôn nhân gia đình, hình sự, kinh tế,… những vấn đề liên quan đến pháp luật cho các cá nhân hay công ty, doanh nghiệp. Đây là một trong những vị trí công việc có tiềm năng, cơ hội việc làm cao nhưng cũng đòi hỏi chuyên viên pháp lý phải nắm chắc kiến thức pháp luật, giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng.
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện văn bản, hồ sơ pháp lý của tất các văn bản ban hành tại Công ty, doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo tuân thủ theo quy định Công ty và pháp luật.
- thường xuyên tiếp xúc, gặp mặt với khách hàng và làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước.
- Cập nhật và làm nổi bật những thay đổi của các quy định mới do cơ quan có thẩm quyền ban hành kịp thời và chính xác.
- Tham gia cố vấn, tư vấn pháp lý, xây dựng quy trình, hoàn thiện thủ tục pháp lý, giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp
- Chuẩn bị hồ sơ pháp lý, tham gia giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh về tranh chấp quyền lợi giữa Công ty.
- Thực hiện các công việc theo sự phân công của cấp trên.
Mức lương của chuyên viên pháp lý
- Mức lương trung bình ở vị trí chuyên viên pháp lý dao động khoảng từ: 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Thẩm phán
Thẩm phán là chức danh trong hệ thống Tòa án dựa theo tiêu chuẩn chung, Người thẩm phán được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật với nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án. Đây là vị trí mà khá nhiều bạn trẻ mong muốn được làm, bởi đây là chức danh cao quý, có trách nhiệm cao cả là bảo vệ công lý và thực thi pháp luật.

Xem thêm: Ngành luật: Điểm đầu vào cao, cơ hội việc làm và mức lương thế nào
Mô tả công việc:
- Tiếp nhận thông tin đơn kiện, xử lý thông tin đó và tạo lập hồ sơ dự án
- Là người ra quyết định và có trách nhiệm đối với một loạt các tình huống gây tranh cãi, phải luôn luôn đưa ra quyết định không thiên vị.
- Kết hợp với các đơn vị pháp luật khác để thu thập chứng cứ, tìm kiếm nhân chứng có liên quan đến vụ việc trong đơn kiện.
- Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam.
- Có quyền quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật.
Mức lương của thẩm phán
- Mức lương trung bình của thẩm phán dao động từ: 8 – 10 triệu đồng/tháng kèm phụ cấp theo quy định của nhà nước.
Học ngành luật ra trường có dễ xin việc không?
Nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng doanh nghiệp ngày càng tăng, vấn đề cần nguồn nhân lực ngành luật cũng đạt được con số ấn tượng, điều đó chứng minh con đường sự nghiệp của ngành nghề này rất rộng mở đối với các sinh viên. Theo báo cáo của trung tâm dự báo nguồn nhân lực, Việt Nam hiện nay cần khoảng 13.000 luật sư, 2300 thẩm phán, 3000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên,nhu cầu cán bộ pháp luật ở bộ ngành, địa phương,… So với số lượng cử nhân ngành luật tốt nghiệp hàng năm là 3000 – 4000, số lượng chênh lệch rất lớn gây ra tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực, nhu cầu nhân lực cho ngành luật tăng cao và cấp thiết.Học ngành luật hoàn toàn không phải ra trường là sẽ làm luật sư nhưng có thể làm việc công tác tại nhiều nơi, nhiều bộ phận cơ quan khác nhau như thẩm phán, kiểm soát viên, công chứng viên,… Thực tế, vấn đề xin việc làm dễ hay không? Còn phụ thuộc vào nhu cầu xã hội, bằng cấp được đào tạo tại đâu. Ngoài ra, nếu bạn trang bị cho mình những yếu tố như: thường xuyên tham gia các hoạt động sinh viên, câu lạc bộ năng khiếu và học thuật, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và bản lĩnh nghề của chính bạn. Bạn sẽ trở nên năng động và dễ dàng hòa nhập với công việc sau này. Đó cũng chính là yếu tố để nhà tuyển dụng có thể thấy được điểm nổi bật của bạn giữa ứng viên khác. Song song với kiến thức chuyên môn, hãy cố gắng dành thời gian để học nhiều hơn những điều mới nhé.
Tìm kiếm việc làm của ngành luật ở đâu?
Để có thể thuận tiện trong việc tìm kiếm một nơi làm việc uy tín và vị trí công việc phù hợp. Hãy cùng theo dõi những kênh sau đây để dễ dàng lựa chọn nhé:

Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành Luật hiệu quả cho sinh viên mới ra trường
Tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Tik tok, instagram,….Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm tại các Group tìm việc uy tín, nhiều lượt follow: Việc làm chuyên ngành Luật, Cơ hội việc làm – thực tập, tuyển dụng pháp chế, nghề luật sư, hội luật sư Việt Nam,….
Ngoài ra, có thể tìm kiếm tại các web tìm việc miễn phí, uy tín như: Timviec.com.vn, Vietnamworks. JobsGo,…. Với tính năng hỗ trợ có bộ lọc, bạn hoàn toàn thuận tiện tìm kiếm vị trí mình mong muốn ở nhiều công ty khác nhau.
Trên đây là những thông tin News.timviec giúp bạn hiểu hơn về “ Học ngành luật ra làm gì?”. Nếu như bạn thực sự mong muốn lựa chọn công việc về ngành luật, vậy thì hãy lưu ý những điều bổ ích trên và thực sự nghiêm túc với lựa chọn của mình nhé.

INTP là gì? Đặc điểm và tính cách của nhóm người "thiên tài"
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-03-2023, 11:48Không chỉ thông minh, ít nói và tham vọng, INTP còn có những đặc điểm độc đáo khác mà không phải nhóm tính cách MBTI nào cũng có. Vì vậy, họ được gọi là "thiên tài lập dị". Nếu bạn quan tâm đến nhóm tính cách INTP hoặc muốn tìm hiểu thêm về họ, News.timviec...

Thiết kế đồ họa là gì? Học ngành thiết kế đồ họa ra làm gì?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-03-2023, 09:36Thiết kế đồ họa là gì? Ứng viên học thiết kế đồ họa ra trường sẽ làm những gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều các sinh viên hiện nay và cả của những em học sinh THPT chuẩn bị tốt nghiệp để lên đại học. Hãy cùng tìm hiểu đáp án trong bài...

Hộ sinh là gì? Tố chất cần có của người làm công việc hộ sinh
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-03-2023, 09:10Hộ sinh là ngành đào tạo chuyên về vấn đề sinh nở của phụ nữ. Bạn muốn hiểu hơn về khái niệm hộ sinh là gì thì hãy đọc tiếp nhé! PT là gì? Những yếu tố cần có để trở thành PT chuyên nghiệp Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm và cách...

Content writer là gì? Công việc cần làm của content writer
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-03-2023, 11:50Trong thời đại hiện nay, việc quảng cáo và truyền thông đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi sự cần thiết của việc tiếp thị nội dung chất lượng. Vì vậy, vai trò của Content Writer đã xuất hiện với mục đích xây dựng nội dung giúp phát triển và quảng bá cho sản phẩm,...

Pháp y là gì? Giám định pháp y là nghề gì ?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-03-2023, 09:30Bạn hiểu nghề pháp y là gì? Nghề nghiệp gây nhiều ám ảnh không ai thấu. Để hiểu hơn về nghề chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. Trình dược viên là gì? Công việc cụ thể của trình dược viên Kiểm sát viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên Nhiều...

Design là gì ? Thu nhập của Designer là bao nhiêu ?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-03-2023, 09:29Design là gì? Designer là làm gì? Bạn đã bao giờ tự hỏi bản chất thực sự của 2 từ tiếng Anh đã quá quen thuộc này chưa? Nghề thiết kế thì ai ai cũng biết nhưng không mấy người thực sự hiểu về đặc thù công việc này. Bài viết này sẽ giúp bạn...

Interior Design là gì? Những vị trí công việc trong ngành
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 28-03-2023, 10:30Có nhiều ngành nghề thiết kế khác nhau, mặc dù tất cả đều tập trung vào sáng tạo và tạo ra các bản vẽ (như thiết kế kiến trúc, sân vườn, nội thất, và thời trang), nhưng chuyên môn của chúng không hoàn toàn giống nhau. Interior design là một trong những lĩnh vực thiết...

Trình dược viên là gì? Công việc cụ thể của trình dược viên
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 28-03-2023, 08:29Trình dược viên là gì? Công việc chính của trình dược viên. Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều bạn chờ đợi câu trả lời chính xác nhất. Lập trình game là gì? Những yêu cầu trở thành lập trình game Cơ trưởng là gì? Những yếu tố để trở thành một cơ trưởng...

Chuyên viên tiếng Anh là gì? Công việc thú vị của vị trí này
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 28-03-2023, 08:19Chuyên viên tiếng Anh là người chịu trách nhiệm làm những công viên liên quan đến tiếng Anh tại các bộ phận nhất định. Để hiểu rõ hơn về chuyên viên tiếng anh là gì cũng như mức lương, công việc cụ thể của vị trí này, theo dõi bài viết nhé! Chuyên viên tiếng...

Warehouse là gì? Các loại Warehouse phổ biến hiện nay
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 27-03-2023, 10:14Logistics hay còn được hiểu là một chuỗi các hoạt động diễn ra liên tiếp để chuyển hàng hóa từ người sản xuất tới tay người tiêu dùng. Có nhiều giai đoạn và cần nhiều bộ phần khác nhau trong Logistics. Và một trong số đó là Warehouse. Vậy Warehouse là gì? Các loại Warehouse...