Công chứng viên là gì? Điều kiện để trở thành công chứng viên
Công chứng viên là nhân viên làm việc trong văn phòng công chứng. Đọc tiếp để có cái nhìn rõ nét hơn về khái niệm công chứng viên là gì nhé!
- Bảo hộ lao động là gì? Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
- Team là gì? Những điều cần lưu ý về khái niệm “team”
Công chứng viên là gì?
Công chứng viên chính là những nhân viên làm việc tại các văn phòng công chứng mà chúng ta thường thấy. Họ là những chuyên viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn về luật pháp và có bằng/chứng nhận hành nghề được cấp bởi Bộ Tư Pháp. Họ thường có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực liên quan đến luật pháp. (Bạn có đọc thêm về định nghĩa công chứng viên là gì trên Wikipedia để có cái nhìn phong phú hơn).
Công việc chính của các công chứng viên là chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản như: giao dịch, hợp đồng, bản dịch, bản sao chứng minh thư, bản sao hộ khẩu… Việc làm này của họ giúp bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc đơn vị.
►►► Tìm hiểu: Tổng hợp các thông tin tìm việc nhanh cập nhật liên tục cho giới trẻ.
Vai trò của công chứng viên
Tiếp nối phần khái niệm công chứng viên là gì, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về vai trò của những người làm công việc công chứng viên nhé!
Các công chứng iên phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Bộ Tư Pháp, họ cũng được coi là công chức dù không hưởng lương trực tiếp từ ngân sách của Nhà nước. Có thể kết luận rằng công chứng viên là 1 kiểu công chức vô cùng đặc biệt bởi họ được Nhà nước bổ nhiệm, làm việc dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước nhưng lại là công chức tự do.
Công chứng viên là người giúp chúng ta xử lý các thủ tục pháp lý chính xác và nhanh gọn nhất có thể. Họ là người gián tiếp ngăn ngừa các vụ tranh chấp, kiện tụng không đáng có. Chính vì vậy, mỗi một công chứng viên đều phải hết sức cẩn trọng khi làm việc để không xảy ra bất cứ sai sót nào.
►►► Đọc thêm: Tuyển tập những cẩm nang nghề nghiệp hữu ích nhất cho công việc hiện nay.
Điều kiện để trở thành 1 công chứng viên
Công chứng viên không phải là loại công việc mà ai muốn ứng tuyển cũng được. Muốn trở thành 1 công chứng viên hợp pháp thì bạn cần đáp ứng những điều kiện dưới đây:
- Có bằng cử nhân ngành Luật
- Sau khi nhận bằng, đã công tác trên 5 năm ở các cơ quan, đơn vị liên quan đến luật pháp
- Đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề vụ công chứng
- Trình độ và kiến thức chuyên môn tốt
- Đạt kết quả tốt trng bài kiểm tra tập sự ngành công chứng
- Có sức khỏe tốt để có thể hoàn thành khối lượng công việc lớn.
Quyền hạn
Công chứng viên có những quyền hạn dưới đây:
- Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc tại các tổ chức hành nghề công chứng
- Được phép tiến hành công chứng các loại hợp đồng, giao dịch, bản dịch… theo đúng quy định của pháp luật
- Yêu cầu các cá nhân, đơn vị có liên quan hợp tác và cung cấp thông tin cho quá trình công chứng
- Được phép từ chối không công chứng các hợp đồng, giao dịch… bất hợp pháp, đi ngược với thuần phong mỹ tục hoặc đạo đức xã hội
Nghĩa vụ
Nghĩa vụ luôn đi đôi với quyền hạn, công chứng viên đã được hưởng quyền lợi thì họ cũng phải hoàn thành các nghĩa vụ dưới đây:
- Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề
- Tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng
- Tư vấn, giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về lợi ích, nghĩa vụ và những điều họ cần làm để công chứng thành công
- Giữ bí mật về nội dung công chứng của khách hàng
- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm theo quy định của Nhà nước
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản mà bản thân đã tiến hành công chứng đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của văn phòng công chứng nơi bản thân là nhân viên hợp pháp.
Trên đây là những hiểu biết cơ bản về nghề công chứng viên mà ai cũng nên biết. Đặc biệt nếu bạn đang học ngành Luật và mong muốn tương lai theo nghề công chứng viên thì đừng bỏ lỡ bài viết hữu ích này nhé!
►►► Khám phá: Những thông tin tuyển dụng hot nhất hiện nay.