Giảng viên đại học cần tiêu chuẩn gì để được tuyển dụng cơ hữu
Giảng viên đại học là những người gắn bó rất chặt chẽ với các sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học trong suốt quá trình học tập
Giảng viên đại học là gì
Giảng viên đại học là những người có trình độ chuyên môn cao, thực hiện các công tác giảng dạy; đào tạo ở mức độ chuyên sâu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Các giảng viên là những người có kiến thức chuyên môn sâu về những lĩnh vực chuyên ngành bất kỳ nào đó. Họ có thể giảng dạy với hình thức toàn thời gian hoặc bán thời gian tùy thuộc vào hợp đồng lao động. Thỉnh thoảng, các giảng viên cũng là người trực tiếp thực hiện công việc nghiên cứu khoa học.
Xem thêm: Giáo viên dạy tiếng Anh online là gì? Cách ứng tuyển nếu không học sư phạm
Giảng viên và giáo viên khác nhau ở điểm nào ?
Mặc dù giữa giảng viên đại học và giáo viên đều có nhiệm vụ chung đó là truyền đạt, giảng dạy kiến thức chuyên môn tới học sinh; sinh viên mà mình quản lý. Tuy nhiên, giữa giảng viên; giáo viên vẫn có những điểm khác biệt như:
- Giáo viên là những người giảng dạy các kiến thức giáo dục phổ thông cho học viên. Đồng thời, các giáo viên cũng là những người lên kế hoạch thực hiện các tiết dạy, đưa ra đề thi đánh giá năng lực, chấm điểm thi cho học sinh để có thể làm cơ sở đánh giá chất lượng học trò. Từ đó, đưa ra được những biện pháp cụ thể để giúp cho học sinh nâng cao trình độ chuyên môn.
- Giảng viên đại học thường không đi sâu vào việc định hướng tính cách cho học viên. Nhiệm vụ chính của các giảng viên cơ hữu là tập trung cho công tác đào tạo chuyên môn, nâng cao năng lực cho học viên. Mặc dù vậy, trong quá trình giảng dạy của mình, nhiều giảng viên cũng đưa thêm những bài học cuộc sống để có thể làm sinh động bài dạy cho sinh viên.
Cần đáp ứng những yếu tố gì để trở thành giảng viên cơ hữu ?
Để có thể trở thành giảng viên cơ hữu trong các trường đại học, cao đẳng. Ứng viên cần phải có được những yêu cầu sau theo đúng quy định pháp luật:
- Phải có bằng đại học trở lên, phù hợp với chuyên ngành giảng dạy
- Có chứng chỉ sư phạm dành cho trình độ cao đẳng, đại học
- Phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu ở bậc A2 theo khung kỹ năng ngoại ngữ 6 bậc cho người Việt. Đối với các giáo viên tiếng Anh, bạn cần có trình độ ngôn ngữ 2 ở bậc A2.
- Kỹ năng văn phòng cần phải đạt được ở mức cơ bản.
Bên cạnh có tiêu chuẩn tuyển dụng để làm giảng viên đại học theo quy định của pháp luật, bạn cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn như:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về môn học
- Biết các chuẩn bị giáo án, thu thập tài liệu tham khảo có liên quan về chuyên môn giảng dạy
- Có kỹ năng biên soạn hướng dẫn, sử dụng thí nghiệm thực hành….
Xem thêm: Lương giảng viên đại học: Điều cần biết về hệ số và bậc lương 2021
Điều kiện xét tăng thứ hạng của giảng viên đại học
Việc được thăng hạng giảng viên đồng nghĩa với việc bạn có thể nhận được nhiều chế độ cho giảng viên đại học hơn. Vì thế, trong thông tư 08/2018 / TT-BGDĐT đã có các quy định rõ ràng về việc thăng tiến của các giảng viên với những điều kiện gồm:
- Cơ sở giáo dục có nhu cầu, đồng thời được các cấp có thẩm quyển cử đi dự xét
- Các nhiệm vụ chuyên môn đều hoàn thành tốt trong 3 năm liên tiếp cho đến thời điểm kiểm tra, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật
- Giảng viên có các tiêu chí xết hạng chuyên môn để đăng ký theo quy định tại thông tư 36/2014 / TTLT-BGDĐT-BNV…
Trên đây là những thông tin cơ bản về nghề giảng viên đại học. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề và có được những định hướng đúng đắn cho riêng mình.