Dropshipping là gì? Ưu, nhược điểm của hình thức Dropshipping
Dropshipping là hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Bạn muốn hiểu thêm về khái niệm dropshipping là gì thì đọc bài viết này nhé!
Dropshipping là gì?
Dropshipping dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển, đây là một kiểu kinh doanh online khá phổ biến. Với hình thức kinh doanh này, bạn chính là người bán lẻ nhưng không sở hữu hàng trong tay. Khi có đơn hàng, bạn tới nơi sản xuất hàng, mua hàng của họ rồi đề nghị họ vận chuyển hàng hóa bạn đã mua đến tay khách hàng.
Bạn không cần phải lo khoản ship hàng, chỉ cần quan tâm đến việc quảng bá cho sản phẩm và theo dõi đơn hàng mà thôi. Vì vậy nên kiểu bán hàng này mới gọi là “dropshipping”. Và người làm kinh doanh kiểu này được gọi là dropshipper.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hình thức Dropshipping và các mô hình bán lẻ đó là người bán hàng không cần kho hàng và không cần lo lắng về vấn đề hàng lưu kho. Thay vào đó thương nhân sẽ mua hàng tồn kho khi cần thiết từ một bên thứ 3 – thường là nhà sản xuất hoặc người bán buôn để hoàn thành đơn hàng.
Lợi nhuận bạn kiếm được chính là khoản ăn chênh lệch giữa giá mua hàng của nhà sản xuất và giá bán sản phẩm cho khách hàng (dĩ nhiên đã trừ đi khoản chi phí vận chuyển). Bạn mua sản phẩm của nhà sản xuất với giá thấp rồi bán lại nó cho khách hàng với giá cao hơn. Khoản tiền chênh lệch ấy cũng không cố định, nó thay đổi tùy vào sản phẩm mà bạn chọn. Thông thường, mức độ chênh lệch sẽ là khoảng 30% cho đến 60% nhưng con số ấy có thể lên đến vài trăm % nếu bạn khôn ngoan tìm được nguồn hàng giá tốt và chọn được sản phẩm đang hot.
⏩ Xem thêm: Mách bạn các cách kinh doanh online hiệu quả nhất hiện nay
Ưu điểm và nhược điểm của dropshipping là gì?
Nối tiếp phần định nghĩa dropshipping là gì, chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu về ưu – nhược điểm của hình thức kinh doanh này nhé!
Ưu điểm
Dropping có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hình kinh doanh khác, cụ thể là:
+ Không cần nhiều vốn: Đây có lẽ chính là ưu điểm lớn nhất của mô hình Dropshipping. Với những kiểu bán hàng online khác, bạn luôn phải chuẩn bị một khoản vốn kha khá để đầu tư vào việc nhập hàng. Tuy nhiên, với Dropshipping thì bạn chẳng cần thực hiện khâu này bởi vì bạn không cần sở hữu hàng hóa trong tay cơ mà. Đã như vậy thì cần gì phải chi ra một đống tiền lớn để nhập hàng đúng không nào? Chỉ khi có đơn hàng, bạn mới phải chi tiền mua hàng mà thôi.
+ Địa điểm linh hoạt: Vốn dĩ hình thức bán hàng online đã cho bạn sự linh hoạt bởi bạn không phải thuê cửa hàng và ngồi một chỗ để bán hàng để những người kinh doanh truyền thống. Và khi bạn kinh doanh theo mô hình Dropshipping thì địa điểm làm việc của bạn lại càng linh hoạt hơn bao giờ hết. Bạn có thể ngồi ở nhà hoặc ra quán cafe hoặc ngồi ở bất cứ nơi nào miễn sao bạn có máy tính/laptop/điện thoại thông minh có kết nối mạng đủ mạnh là được.
+ Dễ dàng mở rộng quy mô: Với kiểu kinh doanh truyền thống, nếu bạn muốn mở rộng quy mô bán hàng để thu về nhiều doanh thu hơn thì bạn phải đầu tư thêm rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc nữa. Thế nhưng với Dropshipping thì việc mở rộng quy mô lại cực kỳ dễ dàng. Bạn chỉ cần tận dụng tốt sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp là bạn có thể “nhẹ gánh” hơn rất nhiều rồi. Họ giúp bạn giải quyết kha khá lượng công việc rồi, vì vậy bạn hoàn toàn có thể đầu tư thời gian để mở rộng quy mô bán hàng của bản thân.
Nhược điểm
Dropshipping mang đến cho người kinh doanh rất nhiều ưu điểm vượt trội nhưng nó cũng là “con dao hai lưỡi”, cũng có những mặt hạn chế. Dưới đây là một vài nhược điểm của hình thức Dropshipping:
+ Lợi nhuận không cao: Lợi nhận thấp là nhược điểm dễ nhận thấy nhất của hình thức kinh doanh này. Bạn không phải chi ra nhiều vốn để quản lý và vận hành thì nghiễm nhiên bạn không thể mong chờ việc thu về nguồn doanh thu khổng lồ được. Người xưa đã có câu “Cho đi thế nào thì nhận lại thế ấy”. Bạn không quá đầu tư ở mảng đầu vào thì ở đầu ra, bạn chỉ nhận được phần lợi nhuận vừa đủ mà thôi.
+ Quá trình vận chuyển phức tạp: Với mô hình Dropshipping, bạn thực chất chỉ là người quảng bá và tư vấn sản phẩm; đối tượng thực sự bán hàng và vận chuyển hàng đến tay khách là nhà sản xuất. Họ chịu trách nhiệm chính trong khâu vận chuyển, bạn không thể kiểm soát vấn đề và cũng vì thế mà vấn đề trở nên phức tạp. Bạn có thể lấy hàng ở nhiều nhà cung cấp khác nhau và khi có quá nhiều đơn vị vận chuyển như vậy, bạn có thể rơi vào trạng thái “rối như mớ bòng bong” khi khách có vấn đề gì cũng hỏi trực tiếp bạn. Lý do cũng bởi họ đâu thể liên hệ thẳng với nhà sản xuất để hỏi hàng của mình bao giờ tới nơi.
+ Đôi khi phải nhận lỗi dù không phải lỗi của mình: Bạn đã bao trải qua cảm giác “quýt làm cam chịu”, rõ ràng biết là không phải lỗi của mình mà lại phải cúi đầu nhận sai chưa? Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác ấy khi kinh doanh với mô hình Dropshipping này đó. Sản phẩm bị lỗi hoặc hỏng hóc, trục trặc gì… thì khách hàng sẽ tìm đến bạn để chất vấn. Bạn sẽ là kẻ “đứng mũi chịu sào” dù lỗi đó là từ phía nhà sản xuất. Bạn sẽ phải thay mặt họ gửi lời xin lỗi đến khách hàng và hứa sẽ giải quyết vấn đề. Đó chính là nỗi khổ của người trung gian, người làm “cầu nối”!
Dropshipping phù hợp với đối tượng nào?
Rõ ràng là câu hỏi hơi mang tính chất chủ quan bởi nhìn chung, ai mà chẳng kinh doanh dropshipping được, miễn sao là họ đam mê và nghiêm túc với nghề là được, đúng không nào? Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn đề cập với bạn 3 nhóm người đặc biệt phù hợp để bán hàng theo hình thức dropshipping:
“Dân” văn phòng
Nếu bạn đang làm công việc văn phòng, có khoảng 2 đến 3 tiếng rảnh rỗi mỗi ngày và đang muốn kiếm thêm thu nhập thì dropshipping đúng là hình thức kinh doanh mà bạn nên tham gia. Bạn sẽ có thêm một nguồn thu nho nhỏ mà không mất quá nhiều thời gian cũng không phải đầu tư quá nhiều tiền vốn vào đó. Khoản thu nhập ngoài luồng này nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng tìm nhà cung cấp tốt và khách hàng tiềm năng của bạn!
Sinh viên
Đừng nghĩ sinh viên chưa ra trường thì họ không thể kinh doanh nhé! Đó là suy nghĩ sai lầm! Ngược lại, sinh viên là một đối tượng cực kỳ thích hợp để kinh doanh theo mô hình dropshipping. Vì sao ư? Vì họ chính là các “tỷ phú thời gian”. Ngoài giờ học trên trường, nếu họ không đi làm thêm thì họ rõ ràng rất rảnh rỗi. Thay vì tiêu phí thời gian vào việc chơi game, xem phim, “lướt” Facebook thì tại sao không thử kinh doanh để kiếm về cho mình một nguồn thu ổn thỏa nhỉ? Đây là một hình thức “tìm việc làm thêm” quá hay ho luôn đúng không nào?
Những người mới bắt đầu kinh doanh online
Nếu bạn là “newbie” trong ngành kinh doanh online thì chắc hẳn bạn còn thiếu nhiều kinh nghiệm, tiền vốn cũng không có nhiều. Vậy thì hãy thử sức với loại hình bán hàng nhẹ nhàng như dropshipping trước. Nó không đòi hỏi bạn phải bỏ ra quá nhiều tiền vốn hay phải quản lý quá nhiều vấn đề. Bạn sẽ không gặp quá nhiều rắc rối nếu “mở màn” bằng hình thức bán hàng dropshipping. Về sau khi đã có một khoản vốn khá hơn và có nhiều cẩm nang trong nghề, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chuyển sang những hình thức kinh doanh khác lớn hơn, thu về lợi nhuận nhiều hơn.
Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh Dropshipping
Nghiên cứu thị trường
Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần thực sự nghiêm túc làm điều này nếu muốn theo đuổi mô hình kinh doanh này. Bạn cần tiến hành việc khảo sát thị trường, thống kê những yêu cầu công việc, thực trạng và xu hướng thị trường về ngành hàng cũng như mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh xem họ làm gì, tìm ra những ưu nhược điểm của đối thủ cũng là một trong những việc làm quan trọng bạn cần thực hiện.
Xác định các loại sản phẩm sẽ bán
Đây cũng là việc bạn cần làm ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh theo hình thức Dropshipping. Một số mặt hàng được nhiều người bán lựa chọn như mặt hàng tiện ích, đồ gia dụng, thời trang, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ ăn,… Bạn có thể đi sâu vào một loại mặt hàng cụ thể hoặc bán tổng hợp nhiều loại hàng để tiếp cận tập khách hàng rộng hơn.
Tìm kiếm nguồn cung hàng
Có khá nhiều nền tảng Dropshipping có thể giúp bạn kế nối với nhà sản xuất, hãy lựa chọn ra những nguồn hàng có giá thành và chất lượng tốt nhất để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Một số nền tảng phù hợp mà bạn có thể tham khảo:
- NetSale: Nền tảng này cung cấp đa dạng các mặt hàng từ các sàn thương mại Trung Quốc, như 1688, Taobao, Tmall,… Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần tạo tài khoản là có thể tiếp cận với hơn 70 triệu sản phẩm trong nhiều ngành hàng khác nhau.
- Osiris Alliance: Nền tảng này chuyên cung cấp các loại mỹ phẩm và đồng hồ chính hãng. Một số nhãn hàng mỹ phẩm nổi tiếng như Innisfree, Daniel Wellington, Etude House, MAC,… cũng có mặt trên nền tảng này. Và hàng triệu sản phẩm khác cũng đang được bán trên sàn thương mại này với mức giá sỉ. Khi bắt đầu kinh doanh Dropshipping, bạn cũng không cần bỏ vốn.
- Sunrise Wholesale: Nền tảng này chuyên biệt về ngành hàng thời trang, đồ tập thể thao, trang sức,… Nền tảng này đang có hơn 15.000 sản phẩm và miễn phí hoàn toàn dịch vụ cho người dùng.
- Ngoài ra các sàn thương mại điện tử quan thuộc như Shopee, Lazada cũng là nền tảng mà bạn có thể tham khảo.
Sau khi đã lên ý tưởng về các sản phẩm bạn muốn kinh doanh thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là liên hệ với các nhà cung cấp mặt hàng này. Cùng bàn bạc và đưa ra các điều khoản, thỏa thuận để đảm bảo quá trình làm việc chuyên nghiệp và giúp tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh.
Tạo cửa hàng kinh doanh Online
Website là một nền tảng khá tốt cho hoạt động kinh doanh mà bạn có thể tham khảo. Ngoài việc tự xây dựng một website chuyên nghiệp thì bạn cũng có thể tạo các cửa hàng online trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử.
Quảng bá cho cửa hàng online
Để hoạt động kinh doanh Dropshipping được thành công bạn cần có hoạt động tiếp thị một cách hợp lý. Một số phương thức quản cáo bạn có thể tham khảo như chạy ads facebook, Zalo, Tiktok, hay thực hiện hoạt động SEO, đặt quảng cáo trên các trang báo uy tín để tiếp cận được lượng lớn khách hàng.
Qua bài viết trên, News Timviec đã giúp bạn lý giải dropshipping là gì, những ưu – nhược điểm của nó và những đối tượng phù hợp để kinh doanh theo mô hình dropshipping này. Vậy sau khi đã tìm hiểu kỹ càng, bạn có muốn kinh doanh theo hình thức dropshipping này không? Hãy cho chúng tôi biết câu trả lời nhé!
⏩ Bạn có thể tham khảo thêm cách bán hàng trên Lazada đơn giản mà hiệu quả