Copywriter là gì? Kỹ năng, phân loại công việc và thu nhập của copywriter [2022]

Copywriter là một trong các nghề không xa lạ nhưng mới trở nên “hot” trong một vài năm gần đây. Vậy Copywriter là gì? Copywriting có liên quan gì đến Copywriter. Và liệu công việc này cần những điều kiện gì và mức thu nhập ra sao để khiến nó trở thành một nghề thu hút các bạn trẻ như vậy?

Copywriter là gì?

Copywriter là người viết hoặc soạn văn bản cho một mục đích theo yêu cầu quảng cáo hay hình thức marketing của doanh nghiệp.

Sản phẩm của Copywriter là những nội dung hướng tới việc tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh số bán hàng hay có thể là điều hướng người đọc đến một mục tiêu nào đó.

Copywriter là gì? Kỹ năng, phân loại công việc và thu nhập của copywriter [2022] - Ảnh 1
Copywriter là gì?

Cụ thể, các Copywriter sẽ dùng khả năng và trí tưởng tượng của mình để tạo ra các ý tưởng, hình ảnh, slogan… để xây dựng thương hiệu cho một đối tượng doanh nghiệp cụ thể nào đó. Họ đặt ra nhiều mục tiêu cho những sản phẩm họ làm ra và một trong những tiêu chí hàng đầu họ hướng đến chính là những “đứa con tinh thần” của họ có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm (SEO).

Tham khảo cách viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi ứng tuyển vị trí Copywriter

Lý do doanh nghiệp nên tuyển dụng Copywriter

Trong thời đại mà nội dung và nội dung số lên ngôi như hiện nay, copywriter chính là những báu vật mà các doanh nghiệp cần nâng niu. Tại sao ư? Chúng tôi sẽ “bật mí” cho bạn 3 lý do:

  • Doanh nghiệp làm về mảng nào cũng cần đến quan tâm đến nội dung nhưng giá thuê Agency lại quá đắt đỏ. Để không “cháy túi” thì thuê các Copywriter Inhouse là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
  • Copywriter sẽ giúp doanh nghiệp làm đủ thứ việc từ quảng cáp B2B, B2C; quảng cáo TV, mạng xã hội cho đến quản lý các page, quản lý nội dung trên website…
  • Họ còn giúp doanh nghiệp làm cả những việc tế nhị cho nội bộ công ty như thiết kế thiệp chúc mừng sinh nhật cho nhân viên công ty hoặc nghĩ caption thật là deep cho leader của team nào đó “sống ảo” trên mạng xã hội nữa đó!

Phân loại Copywriter

Tiếp nối phần định nghĩa copywirter là gì, hãy cùng tìm hiểu về cách phân loại Copywriter thôi nào! Công việc này có thể được chia thành rất nhiều loại khác nhau, tùy vào tiêu chí phân loại. Chúng ta sẽ tiến hành phân loại Copywriter theo 2 tiêu chí là nội dung và địa điểm làm việc nhé!

Copywriter theo nội dung

Nếu phân loại theo loại nội dung mà họ sẽ làm thì chúng ta có 7 kiểu Copywriter dưới đây:

Sale Letter Copywriter

Đây là kiểu Copywriter truyền thống nhất. Họ làm công việc viết thư chào mời gửi đến khách hàng để quảng cáo và bán sản phẩm. Họ cũng viết các bài dài cho báo chí hoặc website. Với thể loại này, họ cần làm cẩn thận và tỉ mỉ hơn bởi đơn vị thuê họ thường có những yêu cầu tương đối khắt khe. Họ phải bảo đảm câu chữ từ đầu đến cuối bài viết phải luôn rõ ràng, mạch lạc và mang tính thuyết phục với người đọc.

Creative/Advertising Copywriter

Advertising copywriter trái ngược với dạng copywriter cổ điển, họ viết không nhiều nhưng yêu cầu phải sáng tạo liên tục, đôi khi chỉ là câu slogan 3 chữ. Đây là một công việc mang tính thách thức nhưng đầy thú vị. Họ phải sáng tạo không ngừng nghỉ, phải tạo ra những sản phẩm độc đáo khác nhau để phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Để làm tốt thì họ cần có kinh nghiệm dày dặn trong nghề. Advertising Copywriter hay được gọi là Creative ở các agency.

Khám phá ngay: Agency là gì để có thể tìm việc Agency Copywriter thành công

Copywriter là gì? Kỹ năng, phân loại công việc và thu nhập của copywriter [2022] - Ảnh 2
Creative/Advertising Copywriter

Brand Copywriter/Inhouse Copywriter

Các Brand Copywriter/Inhouse Copywriter là những chuyên gia trong mảng tạo câu chữ cho thương hiệu. Nói họ là các “nhà báo” trong giới Copywriter cũng chẳng hề quá chút nào! Họ làm nhiệm vụ đưa tin về các thương hiệu, họ sẽ viết mọi thứ mà bên thuê yêu cầu. Dù là bài PR, blog hay thông cáo báo chí, họ cũng “chơi tới bến” luôn chứ không nề hà điều gì.

Content Copywriter/Publisher

Các Content Copywriter là những người cực kỳ có sức ảnh hưởng. Họ thường có kênh riêng để quảng bá sản phẩm, đăng các loại tin tức, nội dung họ muốn… và đặc biệt họ đã có sẵn một lượng độc giả trung thành của riêng mình. Vì các nội dung mà họ phải đảm nhiệm tương đối đa dạng nên họ phải có tay nghề cao, các sản phẩm họ viết ra phải đạt “điểm 10 cho chất lượng”.

Họ không đơn thuần chỉ là người sản xuất ra nội dung mà còn biết cách sử dụng những kinh nghiệm quý báu của mình để tạo nên những sản phẩm vừa đạt chất lượng tối ưu mà lại mang phong cách riêng của chính họ. Họ hiểu rõ độc giả muốn gì và cần gì, vì thế họ luôn biết cách tạo ra những nội dung khiến người đọc dễ dàng đón nhận.

SEO Copywriter

SEO Copywriter bản chất vẫn là các Copywriter như thông thường nhưng họ tập trung vào các kỹ thuật SEO như: vị trí đặt keyword trong title, trong bài viết; tần suất xuất hiện của keywords … Mục đích lớn nhất họ hướng đến chính là để tăng thứ hạng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm cho bài viết của họ nói riêng và bản thân website có chứa bài viết nói chung.

Copywriter là gì? Kỹ năng, phân loại công việc và thu nhập của copywriter [2022] - Ảnh 3
SEO Copywriter

Digital Copywriter

Digital Copywriter hiểu đơn giản là những người tạo ra nội dung nhằm kêu gọi người đọc sử dụng các công cụ như display banner, email… Nếu họ thành công, người dùng sẽ mở email đăng ký hoặc click vào banner mà họ đang hướng độc giả tới! Nói cách khác, công việc chính của họ là sử dụng câu chữ một cách thích hợp để tăng lượng conversion cho các công đoạn của các chiến dịch quảng cáo/marketing trực tuyến.

Technical Copywriter

Technical Copywriter là các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật… Họ có kiến thức chuyên môn vững vàng, họ có uy tín nhất định nên những bài viết họ viết ra thường được đón nhận mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, nhược điểm của những người “trăm hay không bằng tay quen” này chính là họ chỉ viết được những chủ đề liên quan đến những thứ họ am hiểu mà thôi!

Phân theo địa điểm làm việc

Nếu phân loại theo địa điểm làm việc thì chúng ta sẽ có 3 kiểu Copywriter sau:

Agency Copywriter

Agency Copywriter chuyên làm việc tại các agency về quảng cáo hoặc marketing. Họ có môi trường làm việc tốt, đội ngũ đồng nghiệp và lãnh đạo đông đảo và có năng lực cao. Họ có nhiều cơ hội được đảm nhiệm những dự án lớn nếu đủ năng lực. Mức lương của họ cũng tương đối hấp dẫn

Corporate Copywriter

Corporate Copywriter là những người làm việc cố định cho các công ty, nội dung họ tạo ra chỉ phục vụ cho một hoặc một vài thương hiệu đã được chỉ định sẵn. Nói chung, công ty cần gì, yêu cầu gì thì bạn làm cái đó. Tính chất của công việc của Corporate Copywriter có vẻ hơi nhàm chán nhưng họ không phải cạnh tranh quá nhiều, có được sự ổn định và một mức thu nhập ổn

Freelance Copywriter

Chỉ nghe đến 2 chữ “Freelance Copywriter” thì chắc hẳn bạn cũng hiểu được họ là những Copywriter tự do rồi đúng không nào? Họ không thuộc về công ty hay tổ chức nào hết, họ đại diện cho chính họ. Họ tự đứng ra nhận các dự án và hoàn thành sao cho đúng hạn. Ưu điểm của nghề Freelance Copywriter là sự tự do, không bó buộc nhưng nhược điểm là thiếu tính ổn định. Nếu bạn không kiếm dự án thì không khác người thất nghiệp là mấy.

Công việc của Copywriter là gì?

Với mỗi loại Copywriter riêng biệt, người làm cũng cần đảm nhiệm những công việc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì họ sẽ làm những công việc sau đây:

  • Viết nội dung cho website, forum, các group trên mạng xã hội
  • Viết headline, body… cho các prin Ads
  • Viết kịch bản Radio, kịch bản TVC
  • Lên concept
Copywriter là gì? Kỹ năng, phân loại công việc và thu nhập của copywriter [2022] - Ảnh 4
Công việc của Copywriter là gì?
  • Tạo slogan
  • Tạo tagline
  • Tạo storyborad (bảng phân cảnh) cho video
  • Đặt tên cho sản phẩm mới hoặc đặt lại tên cho một sản phẩm đã cũ; đặt tên event, gameshow…
  • Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại nếu cần
  • Check lỗi chính tả của sản phẩm trước khi đem đi in

Kỹ năng mà Copywriter phải trang bị

Nghề nào cũng yêu cầu các kỹ năng đặc thù và nghề Copywriter cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là những kiến thức, kỹ năng mà một Copywriter phải có:

  • Kiến thức cơ bản về mảng SEO onpage và offpage
  • Kỹ năng viết blog, viết nội dung cho web
  • Khả năng tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích thông tin
  • Kiến thức cơ bản về thiết kế đồ họa và HTML
  • Hiểu về email marketing
  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ Social Media

Tìm hiểu thêm: Chuyên viên Marketing là gì và tố chất cần có của một chuyên gia

Mức thu nhập của Copywriter

Những ai đang định hướng theo nghề Copywriter thì chắc hẳn đều muốn biết về thu nhập của vị trí này. Đây hiện đang là nghề tương đối hot dù ở Việt Nam hay nước ngoài, vì vậy mức lương cũng khá hấp dẫn. Tại nước ngoài, một Copywriter bình thường sẽ kiếm trung bình từ 30.000 đến 50.000 $/năm. Những người có kinh nghiệm dày dặn thì có thể thu về 50.000 đến 70.000$/năm, còn nếu bạn thực sự có năng lực xuất sắc thì con số ấy có thể nâng lên mức trên 100.000$/năm.

Copywriter là gì? Kỹ năng, phân loại công việc và thu nhập của copywriter [2022] - Ảnh 5
Mức thu nhập của Copywriter

Còn ở Việt Nam, mức thu nhập của các Copywriter sẽ phụ thuộc vào công ty, tổ chức mà họ “đầu quân”. Mức lương trung bình của họ là từ 7 đến 10 triệu VNĐ. Các agency có thể trả cho bạn con số 8 đến 12 triệu VNĐ nếu bạn đủ năng lực. Với các  Freelancer Copywriter thì khó mà ước tính được con số. Khi kiếm được dự án “ngon lành” thì họ có thể thu về 20 đến 30 triệu VNĐ/tháng nhưng cũng sẽ có lúc họ rơi vào tình trạng nằm dài ở nhà mà không có việc.

Lộ trình nghề nghiệp của Copywriter

Bên cạnh mức lương thì lộ trình nghề nghiệp của Copywriter cũng là thứ mà bạn nên quan tâm. Con đường sự nghiệp của một Copywriter sẽ được sắp xếp như sau:

Intern Copywriter => Junior Copywriter => Senior Copywriter => Content Manager => Creative Director

Như bạn cũng đã thấy, tương lai của một Copywriter sẽ cực kỳ sáng lạn nếu họ đủ nỗ lực. Từ một copywriter mới vào nghề, họ sẽ dần dần trở thành một kẻ “lão làng”. Sau đó, họ có thể tiếp cận đến những vị trí quản lý cấp cao như Content Manager (Giám đốc Nội dung) hay Creative Director (Giám đốc sáng tạo). Thật đáng mong đợi phải không nào?

Nên học copywriting ở đâu?

Copywriter là một nghề tương đối hot nhưng ở nước ta lại chưa có một trường đào tạo chính quy nào có chuyên ngành Copywriting. Các khóa học ngắn hạn thì lại không đủ độ chuyên sâu. Tuy nhiên, bạn đừng vội lo lắng! Hãy làm theo lời khuyên của chúng tôi dưới đây:

  • Bạn hãy chọn các ngành học như ngoại ngữ, mỹ thuật, digital marketing… đồng thời tham gia các khóa học ngắn hạn về copywriting
  • Hãy tự trau dồi kiến thức kết hợp với đăng ký làm cộng tác viên của công ty chuyên về quảng cáo hoặc tổ chức event – sự kiện để tích lũy kinh nghiệm và “cọ sát” với thực tế
  • Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một trung tâm chuyên đào tạo copywriting như: SEONGON, Vinalink media, AIM Academy…
  • Bạn cũng có thể học hỏi thêm kiến thức từ các website như: Time Universal, Brandsvietnam…

Qua bài viết này, News.timviec.com.vn đã cắt nghĩa giúp bạn Copywriter là gì và gửi đến bạn nhiều thông tin hữu ích khác xoay quanh nghề nghiệp này. Nếu bạn đang tìm việc trong lĩnh vực này thì những kiến thức này sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn sớm tìm được vị trí thích hợp cho bản thân!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.