FOB là gì? Tổng quan trị giá FOB trong xuất nhập khẩu là gì

FOB là gì? Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về thuật ngữ rất thường xuyên được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu này trong bài viết sau

FOB là gì? 

FOB là dạng viết tắt của Free on board hoặc Freight on board. Đây là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của bên bán khi hàng đã được chuyển lên boong tàu. Nếu như hàng chưa lên tới tàu thì mọi trách nhiệm vẫn sẽ thuộc về bên bán. Và sau khi đã chất hàng lên tàu thì mọi rủi ro, trách nhiệm sẽ được chuyển cho bên mua. Các trị giá FOB hiện không bao gồm các chi phí như: phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến…. Do đó, bên mua sẽ cần phải chịu phí thuê phương tiện, bảo hiểm cũng như các chi phí phát sinh khác nhau trong suốt quá trình chuyển hàng tới cảng đến.

Đối với những người làm thường xuyên trong ngành xuất nhập khẩu, những giao dịch vận chuyển này sẽ cần phải có hợp đồng FOB…. Đây là một bản hợp đồng thương mại được áp dụng các điều kiện FOB trong incoterms. Trong đó, hợp đồng cần phải chỉ rõ được địa điểm bốc xếp hàng hóa theo cấu trúc: FOB + vị trí xếp hàng để giúp bên mua biết rõ đâu là địa điểm bắt đầu chuyến vận chuyển hàng cũng như phân định rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên.

Ví dụ: Nếu hàng bán từ Việt Nam và bắt đầu vận chuyển từ cảng Cát Lái cho khách nước ngoài thì trong hợp đồng phải ghi rõ FOB Cát Lái…..

Xem thêm: Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Nó có thực sự cần thiết hiện nay?

FOB bao gồm những gì? 

FOB tại điểm giao hàng  

Tại điểm giao hàng, bên bán sẽ cần phải đảm bảo rằng hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua phải còn nguyên vẹn trong quá trình bốc xếp, vận chuyển lên tài.

Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn mua các sản phẩm là những thiết bị linh kiện điện tử từ phía đối tác tại Việt Nam. Hợp đồng vận chuyển giữa 2 bên được ký theo các điều kiện giao hàng FOB shipping point. Do đó, nếu hàng hóa gặp tổn thật thì bên mua sẽ không được quyền yêu cầu bên bán giao lại một sản phẩm mới. Công ty bên bán chỉ có trách nhiệm giao hàng cho bên vận chuyển.

FOB là gì? Tổng quan trị giá FOB trong xuất nhập khẩu là gì - Ảnh 1
FOB bao gồm những gì?

FOB tại điểm đến 

Đối với điều kiện FOB tại điểm đến, quyền sở hữu; trách nhiệm đối với các sản phẩm hàng hóa sẽ được chuyển đến cho bên mua. Bên bán chỉ chịu trách nhiệm với hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Ví dụ: Một doanh nghiệp mua các sản phẩm linh kiện điện tử tại Việt Nam và có ký hợp đồng theo các điều khoản thuộc FOB shipping destination. Tuy nhiên, do nguyên nhất bất thường mà bên bán không giao hàng cho bên mua thì bên mua được quyền yêu cầu bên bán giao lại hàng và phải chịu trách nhiệm cho tới khi sản phẩm tới cảng đích an toàn.

Xem thêm: Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Vài điều nên biết về xuất nhập khẩu

Vai trò của FOB là gì? 

Kiểm soát chi phí vận chuyển 

Đối với FOB là gì, bên mua có thể nắm bắt được mọi chi phí phát sinh trong quá trình mua bán. Bên bán chỉ cần đưa ra được các hóa đơn; chứng từ của giá bán hàng hóa. Các đơn vị cật chuyển sẽ dựa vào những thông tin đó để tính toán giá cước vận chuyển. Từ đó, bên mua sẽ biết được tổng chi phí là bao nhiêu. Điều này rất cần thiết cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nó sẽ giúp cho công ty có thể kiểm soát được các khoản chi phí giao dịch vận chuyển lớn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua 

Với các điều kiện giao hàng free on board, bên mua gần như không phải làm bất cứ điều gì. Những trách nhiệm chính trong nửa đầu của quá trình vận chuyển sẽ do bên bán đảm nhận và nửa sau sẽ do đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm. Bên mua chỉ cần thực hiện việc đặt mua hàng là đủ.

Tiết kiệm chi phí 

Đối với các hợp đồng giao hàng thông qua các điều kiện FOB, bên mua sẽ không phải trả cước phí vận chuyển mà bên bán sẽ sử dụng số tiền được bên mua chi trả, quyết toán để có thể thanh toán cho hãng vận chuyển. Điều này sẽ giúp cho bên mua có thể tiết kiệm được chi phí cho riêng mình.

FOB là gì? Tổng quan trị giá FOB trong xuất nhập khẩu là gì - Ảnh 2
Vai trò của FOB là gì?

FOB và CIF giống; khác nhau ở điểm nào 

Điểm giống nhau giữa FOB và CIF là gì

  • Thuật ngữ FOB và CIF đều được sử dụng thường xuyên và chủ yếu cho các hợp đồng vận tải đường biển nội địa, quốc tế .
  • Cảng xếp hàng sẽ là địa điểm chuyển giao rủi ro chính giữa bên bán và bên mua .
  • Bên bán sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục custom clearance về xuất khẩu còn bên mua sẽ cần phải làm các thủ tục nhập khẩu hàng theo quy định pháp luật của nước sở tại.

Điểm khác nhau giữa FOB và CIF là gì

  • FOB chỉ giao hàng trên tàu .
  • Đối với FOB, bên mua sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc book tàu chuyên chở .
  • Với CIF, hợp đồng vận chuyển  sẽ cần phải bao gồm: tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu .
  • Trong hợp đồng CIF, bên bán cần phải ký kết hợp đồng bảo hiểm cho các lô hàng xuất khẩu. Mức phí bảo hiểm tối thiểu là 110% giá trị của hàng hóa .
FOB là gì? Tổng quan trị giá FOB trong xuất nhập khẩu là gì - Ảnh 3
FOB và CIF giống; khác nhau ở điểm nào

Tham khảo: [Hé lộ] Mức lương ngành Logistics và cơ hội việc làm hiện nay

Bài viết trên hy vọng đã giải đáp được về FOB là gì. Cùng với đó là việc so sánh điểm giống, khác nhau giữa hình thức vận tải FOB với các hình thức khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.