ETC là gì? Cách tối ưu thời gian dự kiến hoàn thành trong logistics
ETC là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm đặc thù của ngành logistics trong bài viết dưới đây cùng news.timviec.com.vn
Định nghĩa ETC là gì?
ETC trong lĩnh vực logistic; xuất nhập khẩu là dạng viết tắt của estimated time of completion – thời gian dự kiến hoàn thành. Hiểu đơn giản, thuật ngữ ETC chính là một mốc thời gian dự kiến sẽ hoàn thành một công việc nào đó trong hợp đồng vận chuyển logisitics như: làm thủ tục xuất nhập khẩu, bốc dỡ hàng hóa từ tàu xuống cảng, vận chuyển hàng hóa từ cảng đích về kho bãi lưu trữ.
Việc các bên có thể nắm bắt được chính xác thời gian dự kiến sẽ giúp cho những bên có liên quan nắm được chính xác tiến trình công việc. Từ đó sẽ đưa ra được những dự tính, kế hoạch cho các nhiệm vụ tiếp theo sao cho không gây cản trở, trùng lắp các công việc với nhau.
Xem thêm: Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Nó có thực sự cần thiết hiện nay?
Có những loại ETC nào trong lĩnh vực logisitic ?
Tùy theo từng loại công việc khác nhau mà sẽ có những dạng thời gian dự kiến hoàn thành khác nhau. Tuy nhiên, có những loại hình ETC phổ biến của ngành mà các nhân viên xuất nhập khẩu cần phải chú ý gồm:
Ý nghĩa ETC trong hoạt động quản lý bán hàng, thương mại
Thời gian ETC với hoạt động này sẽ xuất hiện chủ yếu trong lúc giao hàng. Tùy thuộc vào địa điểm giao nhận mà các nhân sự sẽ đưa ra khoảng thời gian phù hợp để giao đến cho khách hàng. Trung bình, công việc giao hàng có thể hoàn tất trong khoảng 2 – 6 ngày tùy theo hình thức mua sắm mà khách hàng sử dụng
Định nghĩa ETC trong hoạt động mua sắm
Thời gian ETC sẽ chính là thời gian mà cửa hàng có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
ETC trong hoạt động sản xuất hàng hóa
Với hoạt động này, thời gian dự kiến hoàn thành cần có sự chính xác đến mức tối đa với điều kiện thực tế. Bằng việc xác định đúng ETC, các doanh nghiệp có thể dự kiến được thời điểm phù hợp để mở bán sản phẩm. Nếu không thì sẽ rất khó để sắp xếp nếu như mọi chiến dịch marketing, quảng cáo sản phẩm đã được lên kế hoạch từ trước.
Thời gian ETC trong hoạt động phân phối, điều phối hậu cần
Thời gian ETC trong trường hợp này sẽ giúp bên bán biết chính xác được thời gian các sản phẩm sẽ tới với những khu vực khác nhau, cần bao nhiêu thời gian để hàng hóa có thể được nhập vào kho cũng như giao tới cho khách hàng bên mua
Cách thức tính toán ETC trong logistic
Có khá nhiều cách tính toán thời gian ETC trong logistics. Tuy nhiên, cách thức phổ biến để xác định được khoảng thời gian này thường được tính toán như sau:
ETC trong hoạt động xuất nhập khẩu sẽ bắt đầu được tính từ ngày bắt đầu công việc. Sau đó, các nhân viên sẽ cần phải ước lượng được khoảng thời gian thực hiện công việc đó sẽ diễn ra trong bao lâu. Lúc này, nhân sự sẽ cần phải ước lượng thêm cả những thời gian xảy ra các sự cố phát sinh, các vấn đề pháp lý bất ngờ xảy ra để có thể đưa ra được con số phù hợp nhất.
Trong hoạt động logistics, mỗi nhiệm vụ sẽ có những quãng thời gian dự kiến ETC khác nhau. Chính vì thế, việc tính toán khoảng thời gian sẽ hoàn thành công việc yêu cầu người đưa ra phán đoán sẽ cần phải có kiến thức tổng hợp về quy trình của một hợp đồng logistics để có thể đưa ra được con số phù hợp nhất với tình hình thực tế.
Có thể nói, việc tính toán được thời gian ETC là gì của một công việc chính là việc xác định được thời gian tích lũy của những nhiệm vụ khác trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Hiểu đơn giản, nếu một công việc được hoàn thành trong khoảng thời gian vừa khớp với thời gian dự kiến, thì thời gian đó chính là khoảng thời gian dẫn đến công việc tiếp theo của hoạt động chuỗi cung ứng.
Xem thêm: Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Vài điều nên biết về xuất nhập khẩu
Cách tối ưu thời gian dự kiến hoàn thành trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay
Việc xác định được chính xác ETC là gì trong hoạt động logistics hiện là rất quan trọng. Vì thế, các công ty sẽ cần phải áp dụng rất nhiều cách thức khác nhau để có thể tối ưu thời gian dự kiến hoàn thành. Cụ thể:
Đo lường chính xác khoảng thời gian có thể cung cấp được dịch vụ
Đối với cách này, công việc của bên bán sẽ cần phải đo lường, theo dõi và dự đoán được chính xác trình tự thời gian quy trình giao nhận. Cụ thể:
- Hàng sẽ bắt đầu giao tại cảng nào, thời gian giao hàng từ lúc nào
- Thứ tự quá trình bốc dỡ hàng lên phương tiện vận chuyển
- Thời gian hàng hóa đến với cảng đích sẽ là lúc nào
- Thời gian hàng hóa bắt đầu vận chuyển tới tay khách hàng …..
Trong những dịch vụ này, mỗi mốc thời gian dự kiến đều sẽ cần phải được chia thành các phần nhỏ để nhân viên có trách nhiệm theo dõi một cách chi tiết nhất có thể.
Phân tích quy trình giao nhận một cách chi tiết
Việc phân tích quy trình giao nhận cũng đặc biệt quan trọng để xác định được chính xác thời gian ETC dự kiến. Bạn sẽ cần phải nghiên cứu, tìm hiểu từng công đoạn một và phân chia nó thành các quá trình khác nhau. Tiếp đó, hãy xác định được khoảng thời gian cần có để hoàn thành từng bước một. Đặc biệt, đừng quên tính toán khoảng thời gian dự trù để có thể giải quyết bất cứ sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện.
Một kết quả phân tích quy trình giao nhận, đưa ra thời gian dự kiến có sát với thực tế hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc nghiên cứu quy trình giao nhận và lên kế hoạch chi tiết trong từng bước của quy trình đó.
Xem thêm: Custom clearance là gì? Kinh nghiệm vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp
Trên đây là một số điều cơ bản về ETC là gì. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm một số cẩm nang nghề nghiệp trong ngành logistics, hãy truy cập ngay news.timviec.com.vn để đón đọc các bài viết mới nhất nhằm nâng cao trình độ của bản thân.