Debug là gì? 6 bước Debug siêu hiệu quả

Trong giới lập trình viên, thuật ngữ Debug “bắt bọ” là cụm từ khá quen thuộc mô tả về quá trình tìm kiếm, phát hiện lỗi và nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người vẫn thắc mắc vậy cụ thể Debug là gì? Mục đích của Debug. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau nhé!

VIỆC LÀM IT MỚI NHẤT ĐANG TUYỂN DỤNG !

Tìm hiểu chung về debug

Bug là gì? 

Bugs mang nghĩa là các con bọ, bọ ở đây nhằm ám chỉ các lỗi xảy ra hoặc bất kỳ vấn đề gì gây ra việc làm cho ứng dụng không thể thực thi hoặc thực thi sai.

Bugs thường tiềm ẩn ở mọi nơi mà ta không thể lường trước các tình huống sẽ xảy ra, chỉ có thể cố gắng làm giảm ở mức thấp nhất, tùy vào khả năng tại thời điểm phát triển, bảo trì ứng dụng.

Debug là gì?

Debug là quá trình tìm kiếm hoặc nguyên nhân gây ra lỗi và gỡ lỗi trong phần mềm. Quá trình thực hiện gỡ lỗi (fix Bug) sẽ bao gồm nhiều bước để khắc phục để phần mềm có thể tiếp tục hoạt động. Lập trình viên càng có nhiều kinh nghiệm trong nghề thì quá trình Debug sẽ càng diễn ra thuận lợi

Debug là gì? 6 bước Debug siêu hiệu quả - Ảnh 1
Debug là gì?

Thực tế bugs có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, ngay cả những Developer lão làng cũng khó có thể lường trước tình huống bugs xảy ra như thế nào hay mất bao lâu để xử lý. Do đó đối với những người theo đuổi ngành công nghệ thông tin hay tìm kiếm các việc làm IT thì việc củng cố những kiến thức về Debug là cực kỳ quan trọng.

Mục đích của Debug là gì?

Debug thực tế không chỉ sử dụng để loại bỏ lỗi ra khỏi chương trình mà còn giúp và hỗ trợ các lập trình viên có thể hiểu rõ hơn về thực thi chương trình, phần mềm đang chạy. Debug chính là một khả năng được sử dụng để đánh giá trình độ lập trình viên, nếu một lập trình viên không có khả năng Debug thì cũng giống như bị mù vậy.

Lý do vì sao cần phải Debug?

Debug là việc rất quan trọng và cần thiết, giúp xác định được lý do vì sao ứng dụng, phần mềm lại không chạy đúng với dự kiến. Việc xác định chính xác nguyên nhân vô cùng cần thiết để phần mềm được hoạt động trơn tru và tốt hơn, đem đến cho người dùng những trải nghiệm mượt nhất. Khi đã xác định được, thông thường cần tốn thời gian nhiều hơn cả lúc viết code

Debug là gì? 6 bước Debug siêu hiệu quả - Ảnh 2
Lý do vì sao cần phải Debug?

Xem thêm: Tester là gì? Đâu là kỹ năng của software tester chuyên nghiệp

Các phương pháp Debug phổ biến hiện nay 

Dưới đây là một số phương pháp tiêu biểu để Debug:

Cần thêm source code vào các dòng lệnh để in ra những thông tin đang cần theo dõi trong quá trình thực thi.

Ví dụ: Đang sử dụng Arduino IDE, sẽ không có Debugger => Vì vậy để Debug phù hợp nhất thì sử dụng Serial.print()

Sử dụng Debugging Tool

Đây là phương pháp Debug đi sâu vào source code , thông thường Debugging Tool được gọi là Debugger với những phần mềm thông dụng như:

  • Microsoft Visual Studio Debugger
  • GNU Debugger

Ngoài ra còn có các Debugger phần cứng, thiết kế kèm các hệ thống nhúng (Embedded System) => Bởi những thiết kế nhúng không phải là các thiết kế mang tính mục đích chung (General-purpose) mà thông thường sẽ được thiết kế trên các platform riêng biệt, nhằm phục vụ các ứng ứng dụng riêng biệt vì vậy cần những Debugger đặc thù đi kèm.

Logging

Tạo một biểu mẫu nhằm ghi lại các thông tin sau khi chương trình được thực thi => Phân tích nguyên nhân lỗi dựa vào thông tin đã ghi lại

Xem thêm: Javascript là gì? Học gì để thành lập trình Java script giỏi?

Điểm danh 6 bước Debug cơ bản

Bước 1: Đi tìm Bug

Việc đi tìm và xác định đâu là Bug một cách chính xác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển của phần mềm. Ngược lại, nếu xác định sai lỗi, sẽ khiến lãng phí thời gian để Debug.

Nếu ứng dụng, phần mềm được đưa vào hoạt động nhưng nhận được báo cáo từ người dùng, lập trình viên nên thực hiện kiểm tra lại nhiều lần nhằm xác định lỗi một cách chính xác nhất.

Bước 2: Tìm vị trí của Bug 

Khi đã xác định được vị trí của Bug, cần tiến hành xác định vị trí của Bug đang nằm ở đâu trong phần mềm của mình, cần tập trung tìm vị trí thay vì tìm hiểu về lỗi.

Bước 3: Phân tích Bug

Lập trình viên cần tìm cách để tiếp cận lỗi, phân tích mã nguồn nhằm giúp hiểu hơn về lỗi mang đến lợi ích cụ thể:

  • Giúp tìm ra các lỗi xung quanh
  • Cô lập phần bị lỗi để tránh việc Debug gây thiệt hại lên các chức năng khác

Bước 4: Kiểm tra các lỗi xung quanh

Tìm ra các lỗi xảy ra trong phần mềm chính rất quan trọng => Để hạn chế các lỗi kéo dài. Lập trình viên có thể  lập trình ra một số công cụ để kiểm tra lỗi hoặc kiểm tra bằng tay

Bước 5: Kiểm tra Bug

Ở giai đoạn này, cần thực hiện kiểm tra lại phần code đã chỉnh sửa, để xem lại các lỗi có thể xảy ra hoặc các trường hợp thao tác dẫn đến lỗi. Nếu tất cả đều trơn tru mới tiến đến giai đoạn tiếp theo.

Bước 6: Kiểm thử và Debug

Thực hiện mở lại các script, chức năng và kiểm tra lại xem lỗi có tiếp tục diễn ra hay không.

Tham khảo: Coder là gì? Triển vọng nghề coder trong thời công nghệ 4.0

Một số thói quen nên tránh để phải debug

Dưới đây là một số thói quen mà các lập trình viên nên hạn chế:

Thói quen trì hoãn

Việc lập trình viên chạy chương trình, phát hiện ra lỗi rất cần được sửa ngay, tránh trì hoãn vì biết đâu ngày mai bạn chẳng còn nhớ tới nó nữa.

Sử dụng mã nhưng không thực sự hiểu về nó

Tình trạng sử dụng mã khi chưa hiểu về nó là điều mà các lập trình viên thường gặp phải. Tuy nhiên, rất dễ gây ra việc sử dụng các mã này và phát sinh lỗi sẽ rất khó khắc phục vì lập trình viên chưa hiểu về cách hoạt động của chúng => Vì vậy, rất cần tìm hiểu xem tại sao nó được viết như thế trước khi sử dụng

Debug là gì? 6 bước Debug siêu hiệu quả - Ảnh 3
Một số thói quen nên tránh để giảm Bug

Đánh giá thấp tính bảo mật

Thông thường, hoạt động trên các ứng dụng web sẽ có khả năng gây hại theo một cách nào đó đến hệ thống, chính điều đó khiến lập trình viên đánh giá thấp tính bảo mật khiến hệ thống dẫn đến dễ bị tấn công => Để có thể tạo thói quen bảo mật, các lập trình viên nên kiểm tra và xác thực, làm sạch dữ liệu từ chuỗi truy vấn  như: tệp cục bộ, cơ sở dữ liệu, tài nguyên từ xa,….

Thói quen không viết comment khi lập trình

Viết comment là việc rất tốn thời gian, đó là lý do mà các lập trình viên thông thường sẽ bỏ qua bước này, nhưng thực tế đây là việc rất quan trọng, giúp bạn có thể xem lại logic trong đoạn mã , liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng lại của đoạn mã => Việc phát hiện lỗi sẽ trở nên nhanh hơn.

Lập trình không quan tâm đến khả năng mở rộng

Một sản phẩm có khả năng mở rộng nghĩa là sẽ tiếp tục phát triển, một trang web đang hoàn hảo, không có nghĩa là không cần mở rộng, bởi về sau sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy hãy kiểm tra khả năng mở rộng để dễ dàng gỡ các lỗi gặp phải.

Mẹo kiểm soát bug nhanh cho lập trình viên 

Để có thể kiểm soát lỗi nhanh chóng, các lập trình viên có thể sử dụng một số mẹo như sau:

  • Chú thích sau khi viết xong một đoạn code nào đó nếu như không chắc chắn sẽ dễ dàng tìm và sửa lỗi sau khi chạy chương trình
  • Đặt các hàm, các biến khác nhau có ý nghĩa, dễ nhớ để có thể dễ dàng tìm kiếm, khắc phục lỗi
  • Tận dụng error message để tìm số dòng code sai và sửa lại nghay
  • Dùng Breakpoint để kiểm soát các giá trị của biến khi muốn dừng chương trình lại để kiểm tra

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Debug cho dân IT. Mong rằng với những thông tin của News.timviec cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ Debug là gì và có những kiến thức hữu ích để làm việc thuận lợi hơn.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.