Đại học giáo dục: Điểm chuẩn tuyển sinh 2022, cơ hội việc làm
Khoa sư phạm – Đại học quốc gia Hà Nội là tiền thân của Đại học Giáo dục. Bài viết dưới đây của News.timviec.com sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về trường, các chuyên ngành đào tạo và mức học phí các năm gần đây.
Thông tin chung về trường Đại học Giáo dục Hà Nội
Giới thiệu chung:
- Tên trường: Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tên tiếng anh: VNU Hanoi-University of Education (VNU)
- Loại hình: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông Đại học – Cao đẳng
- Mã tuyển sinh: QHS
- Địa chỉ:
Cơ sở 1: Nhà G7, Trường Đại học Giáo dục, Số 144, đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: Nhà C0, Kí túc xá Mễ Trì, Số 182, đường Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
- Điện thoại: (024) 7301 7123
- Email: [email protected]
- Website: https://education.vnu.edu.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/education.vnu.edu.vn/
Xem thêm: Thông tin chung về trường đại học Sư phạm Hà Nội 2
Lịch sử phát triển
Ngày 21/12/1999, Khoa Sư phạm (tiền thân của Trường Đại học Giáo dục) chính thức được thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN
Ngày 03 tháng 4 năm 2009 thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sư phạm. Trường Đại học Giáo dục đã trở thành đại học thành viên thứ 6 trong ngôi nhà chung ĐHQGHN.
Hiện nay, Trường Đại học Giáo dục có 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 11 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 16 ngành đào tạo bậc cử nhân.
Thành công của Trường Đại học Giáo dục trong các lĩnh vực hoạt động đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận và đánh giá cao, được khen thưởng và trao tặng nhiều bằng khen.
Ngành đào tạo của trường Đại học Giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội
TT | Ngành học | Tên nhóm ngành | Mã nhóm ngành | Tổ hợp môn thi/bài thi THPT |
1 | Sư phạm Toán | Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên | GD1 | Toán, Vật lý, Hóa học (A00) Toán, Vật lý, T.Anh (A01) Toán, Hóa học, Sinh học (B00) Toán, Ngữ văn, T.Anh (D01) |
2 | Sư phạm Vật lý | |||
3 | Sư phạm Hóa học | |||
4 | Sư phạm Sinh học | |||
5 | Sư phạm Khoa học Tự nhiên | |||
6 | Sư phạm Ngữ Văn | Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý | GD2 | Toán, Ngữ văn, T.Anh (D01) Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00) Ngữ văn, Lịch sử, T.Anh (D14) Ngữ văn, Địa lý, T.Anh (D15) |
7 | Sư phạm Lịch sử | |||
8 | Sư phạm Lịch sử và Địa lý | |||
9 | Quản trị trường học | Khoa học giáo dục và khác | GD3 | Toán, Vật lý, Hóa học (A00) Toán, Hóa học, Sinh học (B00) Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00) Toán, Ngữ văn, T.Anh (D01) |
10 | Quản trị công nghệ giáo dục | |||
11 | Quản trị chất lượng giáo dục | |||
12 | Tham vấn học đường | |||
13 | Khoa học giáo dục | |||
14 | Quản lý giáo dục | |||
15 | Giáo dục Tiểu học | GD4 | Toán, Vật lý, Hóa học (A00) Toán, Hóa học, Sinh học (B00) Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00) Toán, Ngữ văn, T.Anh (D01) | |
16 | Giáo dục Mầm non | GD5 | Toán, Vật lý, Hóa học (A00) Toán, Hóa học, Sinh học (B00) Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00) Toán, Ngữ văn, T.Anh (D01) |
Ghi chú:
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non (mã ngành: GD5), Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
+/ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.
+/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.
Xem thêm: Các ngành đại học Khoa học xã hội và nhân văn: Những điều cần biết
Chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức xét tuyển trường Đại học Giáo dục Hà Nội
STT | Tên nhóm ngành/ngành | Mã nhóm ngành/Ngành | Chỉ tiêu | Chỉ tiêu chia theo các phương thức xét tuyển | ||
Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 | Xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL năm 2021 của ĐHQGHN | Xét tuyển theo các phương thức khác
| ||||
I | Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên Gồm 05 ngành sau: | GD1 | 303 | Tối thiểu 273 | KHÔNG | 30 |
1 | Sư phạm Toán học | 123 | ||||
2 | Sư phạm Vật lí | 35 | ||||
3 | Sư phạm Hoá học | 35 | ||||
4 | Sư phạm Sinh học | 20 | ||||
5 | Sư phạm Khoa học tự nhiên | 90 | ||||
II | Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý Gồm 03 ngành sau: | GD2 | 207 | Tối thiểu 186 | KHÔNG | 21 |
1 | Sư phạm Ngữ văn | 127 | ||||
2 | Sư phạm Lịch sử | 20 | ||||
3 | Sư phạm Lịch sử và Địa lý | 60 | ||||
III | Khoa học giáo dục và khác Gồm 05 ngành sau | GD3 | 250 | Tối thiểu 200 | 25 | 25 |
1 | Khoa học giáo dục | 40 | ||||
2 | Tham vấn học đường | 45 | ||||
3 | Quản trị Công nghệ giáo dục | 55 | ||||
4 | Quản trị chất lượng giáo dục | 55 | ||||
5 | Quản trị trường học | 55 | ||||
IV | Ngành Giáo dục Tiểu học | GD4 | 140 | Tối thiểu 112 | 14 | 14 |
V | Ngành Giáo dục Mầm non | GD5 | 100 | Tối thiểu 80 | 10 | 10 |
Học phí của trường Đại học Giáo dục trong các năm 2019-2020-2021-2022
Học phí trường Đại học Giáo dục năm 2022
- Đối với sinh viên thuộc hệ đào tạo ngành sư phạm sẽ được miễn hoàn toàn 100% học phí.
- Với hệ đào tạo ngoài sư phạm, mức học phí sẽ tăng 10%. Tương đương 1.078.000 VNĐ/ tháng – 1.287.000 VNĐ/ tháng.
Học phí UEd năm 2021
Học phí trường Đại học Giáo dục – Hà Nội năm 2021 được quy định như sau:
- Đối với những sinh viên thuộc hệ đào tạo ngoài sư phạm. Đơn giá học phí bình quân từ 980.000 VNĐ/ tháng – 1.170.000 VNĐ/ tháng
- Mức học phí này sẽ tăng hàng năm theo quy định không quá 10%
- Đối với sinh viên thuộc hệ đào tạo sư phạm sẽ được hỗ trợ 100% học phí.
Học phí UEd năm 2020
- Mức học phí năm học 2020 – 2021 của Trường Đại học Giáo dục – Hà Nội được quy theo tháng. Từ khoảng 980.000 VNĐ/ tháng đến 1.170.000 VNĐ/ tháng tùy theo ngành, mỗi năm học thu 10 tháng. Những năm học tiếp theo, lộ trình học phí thực hiện theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.
- Sinh viên các ngành sư phạm sẽ được miễn đóng học phí.
Học phí UEd năm 2019
- Đối với sinh viên thuộc hệ đào tạo ngành sư phạm sẽ đượcĐại học giáo dục: Điểm chuẩn tuyển sinh 2022, cơ hội việc làm
- Đối với sinh viên các ngành khác: Sinh viên trả học phí theo số tín chỉ đăng ký học trong mỗi học kỳ. Số học phí phải nộp được tính theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Học Đại học Giáo dục ra trường làm nghề gì?
Làm giáo viên, giảng viên
Sau khi tốt nghiệp các ngành sư phạm, bạn có thể đảm nhận các công việc giảng dạy học sinh, sinh viên trong các nhà trường ở cấp bậc từ mầm non, tiểu học, trung học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cấp học cao hơn,…
Làm việc trong các cơ quan quản lý giáo dục
Bạn có cơ hội tham gia các cơ quan quản lý giáo dục của địa phương, cấp trung ương như các phòng ban, các sở ngành giáo dục tại địa phương, làm việc tại bộ giáo dục và đào tạo. Hoặc làm việc trong các trung tâm, tổ chức về giáo dục,…
Xem thêm: Giáo viên tiếng anh là gì? Làm giáo viên khi không có bằng sư phạm?
Mức lương sau khi ra học trường Đại học Giáo dục
Mức lương cơ bản của giáo viên, viên chức làm việc tại các trường học công lập:
- Giáo viên mầm non: Mức lương khoảng từ 3 – 5 triệu đồng
- Giáo viên tiểu học: Mức lương từ 3 – 6 triệu đồng
- Giáo viên THCS, THPT: Mức lương ở mức 3 – 7 triệu đồng
- Giảng viên trung cấp, cao đẳng, đại học: Mức lương từ 6 – 10 triệu đồng
Mức lương của giáo viên, giảng viên công chức nhà nước tùy thuộc vào cấp bậc và kinh nghiệm làm việc.
Mặc dù có mức thu nhập thấp hơn các nghề nghiệp khác, tuy nhiên học sư phạm ra trường bạn có thể làm thêm các công việc giảng dạy online, gia sư tại nhà, các công việc khác liên quan đến giáo dục. Lúc này, thu nhập của bạn có thể lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Xem thêm: Mức lương giáo viên tiểu học và công thức tính lương mới nhất
Trên đây là những thông tin cập nhật mới nhất về trường Đại học Giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội. Hi vọng với những chia sẻ trên của News.timviec.com.vn sẽ giúp bạn có những định hướng về nghề nghiệp tốt nhất cho mình trong tương lai. Chúc các bạn thành công!