Cách tính lương hưu năm 2021 cho người lao động mới nhất [UPDATE]

Cách tính lương hưu năm 2021 sẽ có sự thay đổi theo điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội về điều kiện và quyền lợi của người lao động. Cùng Newstimviec cập nhật nhé.

Cách tính lương hưu khi đóng đủ BHXH tự nguyện 20 năm

Công thức tính tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Lương hưu = Mức bình quân tiền lương đóng BHXH x Tỉ lệ hưởng

Tỉ lệ hưởng của lao động nam:

    • Nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022: 45%
    • Nghỉ hưu từ 1/1/2021 – 31/12/2021: 47%

Tỉ lệ hưởng của lao động nữ: 55%

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Một vài điều bạn cần phải biết

Cách tính lương hưu khi đóng đủ BHXH bắt buộc 20 năm

Người nghỉ hưu trong điều kiện bình thường

Lao động nam:

  • Nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022: 45%
  • Nghỉ hưu từ 1/1/2021 – 31/12/2021: 47%

Lao động nữ: 55%

Xem thêm: Cách tính lương hưu của viên chức khác gì với lao động hợp đồng năm 2021

Người nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động

**Đối với người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h, i – Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014

– Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Lao động nam:

  • Nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022: 45%
  • Nghỉ hưu từ 1/1/2021 – 31/12/2021: 47%

Lao động nữ: 55%

– Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%:

Lao động nam:

  • Nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022: 35 – 45%
  • Nghỉ hưu từ 1/1/2021 – 31/12/2021: 37 – 47%

Lao động nữ: 45 – 55%

– Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động trên 81%:

Lao động nam:

  • Nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022: 25 – 45%
  • Nghỉ hưu từ 1/1/2021 – 31/12/2021: 27 – 47%

Lao động nữ: 35 – 55%

Cách tính lương hưu năm 2021 cho người lao động mới nhất [UPDATE] - Ảnh 1
Cách tính lương hưu theo độ tuổi cho NLĐ năm 2021

**Đối với người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2  là của Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019

– Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Lao động nam:

  • Nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022: 45%
  • Nghỉ hưu từ 1/1/2021 – 31/12/2021: 47%

Lao động nữ: 55%

– Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên:

Lao động nam:

  • Nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022: 25 – 45%
  • Nghỉ hưu từ 1/1/2021 – 31/12/2021: 27- 47%

Lao động nữ: 35 – 55%

Xem thêm: Hưởng lương hưu kể cả trong trường hợp không đi làm

Làm thế nào để hưởng lương hưu ở mức tối đa?

Mức hưởng lương hưu tối đa là bao nhiêu?

Đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức lương hưu hàng tháng cao nhất được nhận là 75% trung bình tiền lương tháng đóng BHXH.

Điều kiện để được tính chế độ hưởng lương hưu tối đa năm 2021

Căn cứ quy định tại khoản 4 điều 2; khoản 1 điều 73; điểm a, khoản 2 điều 74 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 điều 9; khoản 1 và 2 điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29-12-2015:

  • Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên
  • Tham gia đóng BHXH đúng quy định đủ 35 năm

Như vậy, công dân đó có thể nhận mức lương hưu tối đa 75% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Câu hỏi tình huống

“Năm nay ông B 57 tuổi, đóng BHXH được 34 năm 9 tháng, muốn đóng thêm 3 tháng BHXH cho đủ 35 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu mức 75% có được không? Tôi nghỉ việc chờ hưởng lương hưu thì phải đóng BHXH như thế nào?”

Trả lời:

Theo quy định hiện hành, nếu ông B không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thêm 3 tháng. Khoảng thời gian đóng sẽ được cộng nối.

34 năm 09 tháng + 03 tháng = 35 năm

Vậy là sau khi hoàn thành 3 tháng BHXH tự nguyện tiếp theo, có thể đóng trực tiếp 3 tháng/lần hoặc đóng 1 tháng/lần, ông B sẽ được hưởng lương hưu ở mức 75%. Các hướng dẫn cụ thể, ông B có thể liên hệ trực tiếp với đại lý thu hoặc BHXH cấp quận, huyện tại nơi cư trú của mình.

Mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập ông chọn làm căn cứ đóng, tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở và tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (700.000 đồng/tháng tại thời điểm hiện tại).

Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu, lương hưu trong điều kiện bình thường

Theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP mới ban hành của Chính phủ ghi rõ: Trong điều kiện lao động bình thường, thời điểm nghỉ hưu và nhận lương hưu của NLĐ được tính như sau:

Cách tính lương hưu năm 2021 cho người lao động mới nhất [UPDATE] - Ảnh 2

Cách tính lương hưu năm 2021 cho người lao động mới nhất [UPDATE] - Ảnh 3
Cách tính lương hưu năm 2021 cho người lao động mới nhất [UPDATE] - Ảnh 4

Cách tính lương hưu năm 2021 cho người lao động mới nhất [UPDATE] - Ảnh 5

Cách tính lương hưu năm 2021 cho người lao động mới nhất [UPDATE] - Ảnh 6

Những thay đổi về điều kiện tính lương hưu 2021

Theo Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1-1-2021 thì áp dụng ba thay đổi về lương hưu đối với người lao động (NLĐ) so với hiện nay.

Tăng tuổi tính lương hưu năm 2021

Trước đây, NLĐ trong điều kiện bình thường sẽ được nghỉ hưu vào năm 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ.

Tuy nhiên từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ:

  • 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam;
  • 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ;

Sau đó, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh tăng theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Tăng cho đến khi đủ:

  • 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028;
  • 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035;

Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Có được không nhận lương hưu để lĩnh tiền

Điều kiện nghỉ hưu ngay không cần đợi tuổi

Tại Điều 54 Luật BHXH 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b, khoản 1, Điều 219 Bộ Luật Lao động năm 2019 và Điều 6 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Có 2 điều kiện để nghỉ hưu ngay không cần đợi tuổi gồm:

  • Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
  • Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (đối với Người lao động, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, chiến sĩ quân đội nhân dân…)

Theo Điều 7 Nghị định số 115/2015, trường hợp nghỉ hưu ngay được quy định mức hưởng lương hưu cụ thể như sau:

Lương hưu = Tỉ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Với tỷ lệ hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH.

Thay đổi số năm đóng BHXH

Theo điểm a khoản 2 Điều 56 và điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức lương hưu = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH.

Trong đó, nếu nghỉ hưu vào năm 2021, số năm đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ được tính là 19 năm (tăng 1 năm so với năm 2020).

Cách tính lương hưu năm 2021 cho người lao động mới nhất [UPDATE] - Ảnh 7
Số năm đóng bảo hiểm xã hội với lao động nam sẽ có thay đổi trong chế độ tính lương hưu

Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm lao động 

Từ năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm lao động cũng được thay đổi theo quy định mới tại điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể, NLĐ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 61 đến dưới 81% và có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (tức là nam phải đủ 55 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 4 tháng, trước đây nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi).
  • NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (tức là nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng; trước đây nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi).

Xem thêm:Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính tiền thất nghiệp chuẩn nhất

Mức bình quân tiền lương tháng khi tính lương hưu

Tại Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH quy định cách tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

  • Tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương đã đóng BHXH được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí BHXH đối với người lao động tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016, đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi thì tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (Khoản 1 Điều 63 Luật BHXH).

Trên đây là nội dung quy định của chính sách về cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nói chung và đối với người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 (tính 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu).

Dù người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương nào thì khi tính hưởng chế độ BHXH, tiền lương đã đóng BHXH đều được điều chỉnh mức đóng theo chính sách về tiền lương cơ sở tại thời điểm hưởng hoặc theo chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ để đảm bảo giá trị tiền lương đã đóng BHXH và quyền lợi trong việc thụ hưởng các chế độ BHXH của người lao động.

Trường hợp lao động bị trừ tỉ lệ lương hưu

Theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) về chế độ hưu trí, người lao động sẽ bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu nếu về hưu sớm do bị suy giảm khả năng lao động, cụ thể nếu nghỉ hưu vào năm 2021:

Trường hợp 1

Người lao động nghỉ việc khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.

Trong đó, tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 vào năm 2021 là:

– 60 tuổi 3 tháng đối với nam.

– 55 tuổi 4 tháng đối với nữ.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong trường hợp này vào năm 2021 như sau:

– 55 tuổi 03 tháng đối với lao động nam.

– 50 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.

(2) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Trong đó, tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 vào năm 2021 là:

– 60 tuổi 3 tháng đối với nam.

– 55 tuổi 4 tháng đối với nữ.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong trường hợp này vào năm 2021 như sau:

– 50 tuổi 3 tháng đối với nam.

– 45 tuổi 4 tháng đối với nữ.

(3) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Trường hợp 2

Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

Trong đó, tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 vào năm 2021:

– 60 tuổi 03 tháng đối với nam.

– 55 tuổi 04 tháng đối với nữ.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong trường hợp này vào năm 2021 như sau:

– 50 tuổi 3 tháng đối với nam.

– 45 tuổi 4 tháng đối với nữ.

(2) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Trên đây là những thông tin giúp người đọc xác định cách tính lương hưu năm 2021 mới nhất, đầy đủ nhất. Hy vọng News.timviec đã giúp người lao động đảm bảo quyền lợi của mình!

(Tổng hợp)


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.