Cách tính lương hưu của viên chức khác gì với lao động hợp đồng

Cách tính lương hưu của viên chức và lao động theo dạng hợp đồng sẽ có những khác biệt nhất định dựa theo quy định tại luật viên chức 2010. 

Theo Luật Viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 điều 7 Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định: Đơn vị sự nghiệp công xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

Xem thêm: Cách tính lương cơ bản cho mọi đối tượng [UPDATE 2020]

Nếu căn cứ vào quy định pháp luật trên, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính công lập được quyền tuyển dụng lao động hợp đồng để thực hiện các công việc và bắt buộc phải ký hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật.

Cách tính lương hưu của viên chức khác gì với lao động hợp đồng - Ảnh 1
Viên chức hay lao động hợp đồng đều phải ký HĐLĐ

Theo như điều 15, bộ luật lao động 2012: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Vì thế, các lao động được tuyển dụng tại những đơn vị sự nghiệp công lập làm viên chức và những người được thuê dưới dạng hợp đồng làm việc đều phải ký hợp đồng lao động. Quyền lợi của viên chức, người làm thuê dưới dạng hợp đồng có khác nhau hay không thì phải căn cứ nội dung thỏa thuận được ghi trong hợp đồng.

Xem thêm: Cách tính lương tháng 13 cho nhân viên của doanh nghiệp[HƯỚNG DẪN]

Đối với mức hưởng lương hưu, hai đối tượng này đều áp dụng theo quy định tại luật bảo hiểm xã hội và theo nguyên tắc đóng – hưởng. Hiểu đơn giản, mức hưởng bảo hiểm xã hội của lao động gồm: lương hưu, ốm đau, thai sản, trợ cấp…. sẽ được tính dựa trên cơ sở mức đóng BHXH của lao động.

Cách tính lương hưu của viên chức khác gì với lao động hợp đồng - Ảnh 2
Lương hưu của lao động sẽ được hưởng theo nguyên tắc đóng – hưởng

Chính vì vậy nội dung thỏa thuận khi ký kết hợp đồng lao động về mức hưởng lương và mức lương đóng bảo hiểm xã hội mà như nhau thì mức lương hưu sẽ như nhau.

Nếu mức lương và mức đóng bảo hiểm xã hội khác nhau thì đương nhiên, mức lương hưu sẽ khác nhau cho dù hai người cùng làm việc tại một cơ quan, tổ chức, với mức thời gian làm việc và và vị trí như nhau.

Cách tính lương hưu đối với công chức viên chức

Nếu lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu

Theo quy định tại khoản 1 điều 54 luật bảo hiểm xã hội, nếu làm việc với điều kiện bình thường, lao động cần có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hộiđủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ thì sẽ được hưởng lương hưu

Nếu các nhân viên công chức, viên chức rơi vào trường hợp này. Lương hưu của viên chức sẽ được tính theo công thức:

Lương hưu hàng tháng= tỷ lệ hưởng (tối đa 75%) X Mức bình quân tiền lương/

thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

  • Lao động nam được hưởng 45% tương ứng 18 năm đóng BHXH. Sau đó mỗi năm cộng thêm 2% với lao động nếu bắt đầu nghỉ hưu từ 1/1/2020.
  • Lao động hưởng 45% tương ứng 19 năm đóng bảo hiểm. Mỗi năm tính thêm 2% với người nghỉ hưu từ 1/1/2021.
  • Lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2020 được hưởng 45% tương ứng 15 năm đóng BHXH. Sau đó tính thêm 2% cho mỗi năm.

Với lao động nghỉ hưu trước tuổi

Theo điều 55, luật bảo hiểm xã hội, người lao động suy giảm khả năng lao động được hưởng lương hưu trước tuổi tiêu chuẩn khi có đủ 20 năm đóng BHXH. Đồng thời, lao động cũng cần có đủ tuổi là 55 với nam và 50 đối với nữ. Cùng với đó phải có chứng minh bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Xem thêm: Quy đổi lương net sang gross: Công thức đổi lương UPDATE 2020

Ví dụ: Bà E bị suy giảm khả năng lao động 63%, nghỉ việc hưởng lương hưu vào tháng 01/2020 khi đủ 50 tuổi 01 tháng. Tính đến thời điểm nghỉ, bà có 28 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được xác định như sau: 15 năm đóng BHXH = 45%; 13 năm đóng BHXH còn lại = 13 x 2% = 26%. Nếu nghỉ hưu đúng tuổi, bà E sẽ được hưởng 45% + 26% = 71% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Tuy nhiên, bà lại nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ trước tuổi 55 là 04 năm 11 tháng) nên tỷ lệ hưởng bị trừ = 4 x 2% + 1% = 9%.

Vậy tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bà khi nghỉ hưu trước tuổi = 71% – 9% = 62% và bà sẽ được nhận lương hưu mỗi tháng bằng 62% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.