Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp từ 1/1/2021 [UPDATE]

Việc chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được thực hiện nếu người lao động thuộc một số trường hợp sau theo quy định của luật lao động 2019. 

Dễ dàng chấm dứt hợp đồng lao động từ năm 2021

Từ ngày 1-1-2021, Bộ Luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, người lao động có thể chấm dứt HĐLĐ dễ dàng hơn so với quy định tại BLLĐ năm 2012. Cụ thể, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng theo một trong các cách sau:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật 

– Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp từ 1/1/2021 [UPDATE] - Ảnh 1
Nếu lao động và nhà tuyển dụng tự thỏa thuận sẽ được chấm dứt hợp đồng lao động

– Hết hạn hợp đồng lao động (HĐLĐ), trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 177 BLLĐ 2019.

– Lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc được trả tự do theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Hoặc bị cấm làm việc đã ghi trong hợp đồng theo quyết định của tòa án các cấp đã có hiệu lực.

– Lao động nước làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo quyết định của tòa án các cấp đã có hiệu lực, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Lao động đã hoàn thành chỉ số KPI theo hợp đồng

– NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải.

– Chết hoặc bị tòa án các cấp tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết

Xem thêm: Thời gian thử việc sẽ không được áp dụng với hợp đồng dưới 1 tháng

– Lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại điều bộ luật lao động 2019

– Nhà tuyển dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại điều 36 bộ luật lao động 2019

Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp từ 1/1/2021 [UPDATE] - Ảnh 2
Theo điều 36, luật lao động. Nếu NTD đơn phương cắt đứt thì hợp đồng lao động không còn hiệu lực

– Nhà tuyển dụng cho lao động thôi việc theo quy định tại điều 42, điều 43 bộ luật lao động 2019

– Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Xem thêm: [DOWNLOAD] Mẫu hợp đồng THỬ VIỆC chuẩn nhất hiện nay

– Lao động thử việc không đạt yêu cầu hoặc một trong hai bên quyết định hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động 2019, có hiệu lực từ 1/1/2021.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái luật 

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động  năm 2019, đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được hiểu là các trường hợp chấm dứt quan hệ không đúng với quy định pháp luật. Nếu như thuộc các trường hợp sau sẽ bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật gồm:

  • NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do;
  • NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;
  • NSDLĐ tự ý chấm dứt hợp đồng với NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật phải bồi thường bao nhiêu?

Đối với người sử dụng lao động

Theo đuổi 41, luật lao động 2019, nếu NSDLĐ chấm dứt hợp đồng đơn phương thì sẽ cần phải bồi thường chi phí về vật chất, tinh thần cho lao động theo các trường hợp khác nhau:

Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp nhận lại người lao động

  • Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
  • Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ;
  • Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);.

Kể từ ngày 01/01/2021, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, NSDLĐ còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc.

Trường hợp 2:  Nếu người lao động không đồng ý quay lại làm việc, doanh nghiệp bắt buộc phải trả

  • Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
  • ​Trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp không muốn nhận lại, người lao động đồng ý thì sẽ phải bồi thường:

  • Các khoản tiền ở trường hợp 2;
  • Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Đối với người lao động

Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:

  • Nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ;
  • Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của NSDLĐ).
  • Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);

Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên, mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.