Case Study là gì? Cách xây dựng và áp dụng Case Study hiệu quả
Case study là một thuật ngữ quen thuộc trong Marketing. Vậy Case study là gì? Cách viết case study marketing để doanh nghiệp tăng nhanh chuyển đổi ra sao. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Case Study là gì?
Case Study được hiểu là một hệ thống các phương pháp để nghiên cứu những tình huống; sự việc thực tế. Hệ thống lý thuyết về case study hiện cho phép các chuyên viên nghiên cứu có thể kiểm tra chặt chẽ dự liệu trong một bối cảnh nhất định. Hầu hết các cuộc nghiên cứ hiện nay thường sử dụng một khu vực nhỏ với đối tượng nghiên cứu hạn chế để khám phá ra mối quan hệ của bối cảnh với các hành vi của những đối tượng được nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu Case Study
Các Case Study hiện nay là cách thức tối ưu để có thể giúp người học hiểu và áp dụng những kiến thức chuyên môn vào các hoạt động thực tiễn. Còn trong những hoạt động kinh doanh, marketing… việc lên được case study sẽ giúp cho các nhân sự có thể hoàn thiện được kỹ năng phân tích, lên kế hoạch của những người làm quản lý.
Bên cạnh việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các case study còn là cơ sở để thương hiệu xây dựng được lòng tin của khách hàng. Đặc biệt với các hoạt động marketing b2b, những khách hàng sẽ thường nhìn vào những gì mà doanh nghiệp làm được cho các đối tác khác nhau để có thể cân nhắc việc có hay không sử dụng dịch vụ.
Xem thêm: Social media là gì? Tác động của social media đến hoạt động Marketing
Lợi ích của Case Study
Tăng độ tín nhiệm
Các case study sẽ là những cơ sở để doanh nghiệp có thể gia tăng mức độ uy tín trong lòng những khách hàng mới khi đang quyết định có hay không việc sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu như trong những các phương án viết case study này được làm chi tiết, bạn sẽ không gặp quá nhiều vấn đề trong việc thuyết phục những khách hàng cho dù khó tính nhất.
Có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ
Việc nghiên cứu case study là gì sẽ cần tốn nhiều thời gian hơn so với hoạt động thu thập; khảo sát ý kiến người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ thì doanh nghiệp của bạn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ, kể cả trong trường hợp 2 bên có tính chất kinh doanh như nhau.
Các bước xây dựng và triển khai case study hiệu quả
Bước 1: Tìm kiếm đối tượng khách hàng mục tiêu
Để có thể tìm kiếm đối tượng khách hàng tiềm năng, chúng ta cần cân nhắc các yếu tố gồm:
- Số lần khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn
- Đâu là những trải nghiệm tích cực của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn
- Trước đây họ có từng sử dụng các sản phẩm tương tự rồi mới chuyển qua trải nghiệm dịch vụ của bạn hay không?
Để nắm bắt được những thông tin này, bộ phận marcom cần:
- Trao đổi với phòng kinh doanh để xem có khách hàng tiềm năng nào muốn thử trải nghiệm sản phẩm của bạn hay không?
- Hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng xem họ có tiếp nhận khách hàng nào đặc biệt không?
- Dò hỏi từ khách hàng mới gần đây xem có ứng viên tiềm năng nào mua hàng từ bạn không?
Bước 2: Xin phép khách hàng trước khi viết case study
Để viết được case study marketing một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp sẽ cần phải xin phép sự đồng ý của khách hàng. Tốt nhất là bạn nên viết sẵn thư xin phép với các nội dung như:
- Case studies được thực hiện thế nào ?
- Những lợi ích mà khách hàng nhận được khi tham gia case studies của doanh nghiệp?
Bước 3: Gửi câu hỏi nghiên cứu sơ bộ
Với bước này cũng khá giống với việc bạn thu thập các thông tin insight khách hàng. Trong bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ có thể có những câu hỏi như:
- Vấn đề gặp phải khi chưa dùng dịch vụ của doanh nghiệp chúng tôi là gì?
- Tại sao lại chọn dịch vụ của chúng tôi?
- Các sản phẩm của chúng tôi đã giải quyết vấn đề cho bạn như thế nào?
- Mục tiêu kinh doanh của bạn trong năm nay là gì?
- Bạn có sẵn sàng chia sẻ các số liệu để chứng minh cho thành quả sau khi đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi không.
Đây là những câu hỏi nhằm hiểu rõ hơn đối tác mà các doanh nghiệp đang muốn hướng đến. Từ những thông tin trên sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược marketing phù hợp.
Xem thêm: Trade Marketing là gì? Cách để thành công ngành marketing thương mại
Bước 4: Định dạng câu hỏi phỏng vấn
Những câu hỏi phỏng vấn để xây dựng được case study mà doanh nghiệp có thể sử dụng gồm:
- Lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn?
- Bạn đã dùng sản phẩm của chúng tôi trong bao lâu?
- Mục tiêu kinh doanh của công ty bạn?
- Lần đầu tiên doanh nghiệp nhận ra đang gặp vấn đề là khi nào?
- Những giải pháp từng thử qua trước đây là gì?
- Những yếu tố khiến vấn đề trong doanh nghiệp của bạn trở nên rắc rối?
- Bạn đã cân nhắc các yếu tố nào khi quyết định tìm kiếm giải pháp?
- Sau khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi thì hiệu quả công việc của bạn được đẩy nhanh lên bao nhiêu?
- Kết quả tích cực bạn nhận thấy là gì?
Bước 5: Đặt lịch phỏng vấn
Sau quá trình xác định được đối tượng thị trường mục tiêu cũng như lên được danh sách các câu hỏi phỏng vấn. Bạn cần tiến hành hẹn lịch phỏng vấn thông qua các hình thức khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị các vật dụng như: máy ghi âm, sổ, bút…. để có thể tóm tắt lại toàn bộ thông tin của buổi phỏng vấn.
Bước 6: Viết case study
Bố cục viết case study marketing sẽ cần phải đảm bảo những điều sau:
- Tiêu đề: Làm rõ đối tượng của case study, giải thích những điều đã làm và có số liệu kết quả
- Tóm tát nội dung: Viết khoảng 2 – 3 dòng để mô tả câu chuyện khách hàng gặp phải. Ngoài ra thêm số liệu để chứng minh hiệu quả.
- Đối tượng khách hàng tiềm năng: Cần xác định đối tượng khách hàng thông qua hệ thống bảng câu hỏi sơ bộ
- Vấn đề gặp phải: Nêu ra từ 2 – 3 vấn đề nghiêm trọng của khách hàng. Hãy tóm tắt những khó khăn mà khách hàng gặp phải cùng với các mục tiêu kinh doanh cụ thể của khách hàng.
- Phương án đề ra: Trong mục này, bạn cần trình bày những giải pháp đã tư vấn để khách hàng sử dụng. Đồng thời đưa các số liệu để nêu rõ những thay đổi do các giải pháp đó đem lại.
- Quá trình, kết quả: Tường thuật lại toàn bộ quá trình đạt được mục tiêu khi bắt đầu sử dụng dịch vụ. Đó có thể là sự gia tăng tỷ lệ hoàn thành các chỉ số KPI, doanh thu của công ty đối tác.
Bước 7: Truyền thông cho case study
Những cách để có thể truyền thông cho case study nhằm giúp mọi người cùng biết gồm:
- Thiết kế web quản lý, tổng hợp các thông tin của dự án
- Thêm những case study, email marketing campaign
- Tạo chiến dịch truyền thông thông qua social media
Xem thêm: 5 công ty marketing digital online có dịch vụ chuyên nghiệp tại Việt Nam
Trên đây là những điều cơ bản về case study là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể thực hiện việc tổng hợp một cách rất dễ dàng.