Brand Manager là gì? Làm giám đốc thương hiệu có khó không?
Hiện nay giữa vô vàn các thương hiệu uy tín xuất hiện, để có được chỗ đứng vững chắc ở thị trường thì độ phủ sóng thương hiệu cần được chú trọng. Chính vì vậy, không lấy làm lạ khi vị trí Brand Manager lại được quan tâm tuyển dụng nhiều đến thế. Vậy Brand Manager là gì? Công việc và trách nhiệm của họ tỏng doanh nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Brand Manager là gì?
Brand Manager là danh từ trong tiếng Anh, Khi dịch ra tiếng Việt nó có nghĩa là giám đốc Thương hiệu hoặc trưởng phòng thương hiệu. Là người có trách nhiệm quản trị và giúp thương hiệu được nhận diện nhiều hơn trên thị trường.
Xem thêm: Brand recognition là gì? Làm thế nào để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu
Thông thường, Brand Manager sẽ phối hợp cùng giám đốc Marketing, giám đốc kinh doanh,….để cùng tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tỷ lệ hài lòng để nâng cao sự uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng.
Công việc của Brand manager là làm gì?
Brand manager là một vị trí cấp cao, có vai trò hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm/dịch vụ, đòi hỏi tính chuyên môn cao nên tính chất công việc cũng không đơn giản:
Xem thêm: Giám đốc Marketing: Công việc và mức lương lên tới 100 triệu/tháng
Lập chiến lược định vị thương hiệu
Đây là nhiệm vụ đầu tiên cần thực hiện, xác định được giá trị mà thương hiệu của bạn mang đến cho khách hàng là gì? Dựa trên mô hình 6Ps:
- Proposition – “Lời hứa”: Đây được xem là tính cách của thương hiệu, tiếp cận đến tâm trí người tiêu dùng bằng việc hiểu người dùng thích và cần gì?
- Product – “Chất lượng là vàng!”: Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đạt tiêu đúng tiêu chuẩn. Chính là yếu tố mà khách hàng quan tâm nhất.
- Place – Điểm bán nhưng “không chỉ là điểm bán”: Không chỉ chú trọng vào là một nơi buôn bán mà còn cần phải trang bị các ưu đãi, hoạt động để khách hàng ghi nhớ sản phẩm.
- Price – Làm sao cho “đáng đồng tiền bát gạo”: Xem xét quyết định giá trị, lưu lượng khách hàng của thương hiệu.
- Packaging – “Tốt gỗ” phải “tốt cả nước sơn”: Chú trọng vào xây dựng tạo ra bao bì độc đáo, tính ứng dụng cao giúp lưu giữ sâu trong tâm trí người tiêu dùng
- Promotion – “Người kể chuyện”cho thương hiệu: Kết hợp công cụ và phương tiện truyền thông, truyền tải những thông điệp một cách hiệu quả nhất
Nắm bắt thị trường, đối thủ cạnh tranh
Để có thể khiến thương hiệu khắc sâu trong tâm trí của người tiêu dùng, đó là việc không đơn giản. Các Brand Manager sẽ phải biết cách độc vị được các đối thủ cạnh tranh. Hiểu được vị thế của doanh nghiệp, mục tiêu hướng đến là gì? Có những điểm mạnh điểm yếu nào?
Lập kế hoạch
- Brand Manager có trách nhiệm lập kế hoạch ngắn và dài hạn bổ trợ cho nhau.
- Đảm bảo kế hoạch độc đáo nhưng vẫn giữ được bản chất cốt lõi là: Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu,….
- Triển khai và đánh giá hiệu quả truyền thông
- Trao đổi với nhân sự và các phòng ban có liên quan triển khai kế hoạch ngắn và dài hạn đã lập
- Theo dõi tiến độ thực thi, sau đó đánh giá chỉ số hiệu quả như thế nào đối với khách hàng mục tiêu
- Dựa trên những đánh giá, đưa ra các phương án điều chỉnh thích hợp trong tương lai
Thiết kế bao bì sản phẩm, TVC
- Chú trọng vào thiết kế bao bì sản phẩm bắt mắt, có tính thẩm mỹ cao
- Xây dựng nội dung quảng cáo độc đáo, đảm bảo thời lượng trên các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao hình ảnh thương hiệu
- Quay TVC quảng cáo chất lượng, sắc nét, đảm bảo lên sóng tại các khung giờ vàng
Quản lý phòng ban thiết kế sáng tạo
- Làm việc và quản lý các phòng ban thiết kế, sáng tạo nội dung để đảm bảo hình ảnh thương hiệu được xây dựng tốt nhất
- Thống nhất bộ nhận diện thương hiệu như: Màu sắc, kiểu chữ, logo, nhân vật đại diện,…
Brand Manager lương bao nhiêu?
Vốn là một vị trí, mang tầm ảnh hưởng trực tiếp đến nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, mức thu nhập mà Brand Manager được đánh giá là tương đối cao. Còn tùy thuộc vào quy mô và năng lực làm việc của từng người mà mức lương sẽ có sự chênh lệch:
Thu nhập tối thiểu thấp nhất là khoảng: 10 – 11 triệu đồng/tháng
Thu nhập trung bình khoảng: 30 – 31 triệu đồng/tháng
Thu nhập phổ biến khoảng: 20 – 32 triệu đồng/tháng
Thu nhập cao nhất khoảng từ: 100 – 105 triệu đồng/tháng
=> Ngoài ra, giám đốc thương hiệu còn được nhận các khoản thưởng, trợ cấp, phụ cấp theo quy định của từng công ty. Để nâng cao hơn mức lương, bạn cần dành thời gian trau dồi kinh nghiệm cá nhân của mình để có thể deal được mức thu nhập xứng đáng với công sức mà mình đã bỏ ra.
Yếu tố để trở thành giám đốc thương hiệu giỏi
Tính chất công việc được coi là rất phức tạp và không phải vị trí đơn giản mà ai cũng có thể làm được, nên để dễ dàng theo đuổi công việc này bạn cần đảm bảo những yếu tố cơ bản sau:
Xem thêm: Brand Awareness là gì? Cách xây dựng Brand Awareness cho lính mới
Trình độ chuyên môn
- Nắm vững các nguyên tắc quản trị thương hiệu trong thực tế
- Am hiểu bản chất của mô hình 6P trong việc quản trị thương hiệu
- Trang bị kinh nghiệm thực tế để hoạch định chiến lược quản trị thương hiệu một cách hiệu quả
- Có khả năng hình dung được nhu cầu vô hình của khách hàng
- Khả năng đọc vị được thị trường và khách hàng
Kỹ năng cần thiết
Kỹ năng lãnh đạo
Một thương hiệu thành công, không chỉ là công sức của Brand Manager mà còn rất nhiều thành viên trong team khác, cùng đối mặt với khó khăn và xử lý. Nắm giữ vai trò và trách nhiệm lớn, giám đốc thương hiệu cần phải có trí tuệ, kỹ năng lãnh đạo để có thể điều phối và quản lý nhân sự, cùng nhau hướng đến mục tiêu phát triển thương hiệu.
Kỹ năng giải quyết rủi ro
Một kế hoạch được lập ra sẽ không tránh khỏi những rủi ro phát sinh. Để hạn chế những tổn thất, kỹ năng giải quyết rủi ro sẽ giúp cho Brand Manager, có kế hoạch dự phòng, khéo léo xử lý các tình huống phát sinh một cách hợp lý mà không bị mất đi hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng.
Kỹ năng sáng tạo
Do tốc độ cần lưu giữ hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, gây ấn tượng mạnh của khách hàng quá ngắn. Nên Brand Manager cần sử dụng đến sự sáng tạo rất nhiều, để hiểu rõ được màu sắc, hình ảnh, ngôn từ phù hợp để truyền đạt đến người tiêu dùng một cách thú vị nhất.
Kỹ năng nghiên cứu thị trường
Xây dựng một chiến lược cho thương hiệu sẽ mất khoảng từ 3 – 5 năm, trong quãng thời gian đó, giám đốc thương hiệu cần vận dụng kỹ năng nghiên cứu thị trường của mình để tham khảo và lập ra các kế hoạch, chiến lược dự phòng để nhanh chóng giải quyết các vấn đề xảy ra không tương thích với mục tiêu kinh doanh. Đánh giá lại thương hiệu đã đi đúng hướng hay chưa? Và có những sửa đổi phù hợp.
Làm Brand Manager có khó không?
Brand Manager là một công việc có tương lai rộng mở, mức thu nhập rất khủng. Nhưng bên cạnh đó, cũng đối mặt với không ít những khó khăn:
Học hỏi và trau dồi rất nhiều
Nắm giữ vai trò quản lý không chỉ trau dồi kiến thức, kỹ năng để hỗ trợ cho công việc mà giám đốc thương hiệu còn phải học hỏi các kỹ năng quản lý nhân sự.
Ngoài ra, còn thường xuyên cập nhật, thu thập các dữ liệu thông tin mới để kế hoạch nhận diện thương hiệu đến khách hàng một cách hiệu quả nhất
Áp lực công việc cao
Với vị trí Brand Manager, bạn sẽ nhận áp lực rất lớn, mọi kế hoạch nội dung đưa ra đều ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu làm không tốt, nó sẽ gây mất thiện cảm với khách hàng và tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Bài viết trên đây là tất tần tật các giải đáp về Brand Manager là gì? Hé lộ mức lương của Brand Manager bao nhiêu? Mong rằng News.timviec đã giúp bạn nhận diện rõ hơn về vị trí này để có định hướng rõ ràng trong tương lai. Chúc bạn thành công!