Blended learning là gì? Lợi ịch của phương pháp học tập thời 4.0
Blended learning là một phương pháp học tập mới mẻ trong một thời gian trở lại đây và được khá nhiều chuyên gia trong giáo dục tán thành. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ định nghĩa của blended learning là gì?
Blended learning là gì?
Blended learning là một phương pháp học tập tích hợp. Trong đó, việc học tập sẽ được bổ sung thêm bởi các hoạt động trực tuyến, bao gồm những bài tập mang tính chất định hướng, tự học. Các học sinh có thể học ít nhất một phần ở địa điểm học tập được giám sát từ xa thông quan mạng.
Việc áp dụng phương pháp giảng dạy mô hình blended learning đã có những thay đổi đáng kể trong việc giảng dạy theo truyền thống. Những thay đổi đó có thể kể tới như:
- Sự thay đổi về cách thức truyền đạt kiến thức, lấy học sinh làm trong tâm bài giảng. Đưa cho học sinh nhiều cơ hội để thể hiện mình hơn.
- Gia tăng mức độ tương tác giữa học sinh, giáo viên với nội dung của bài giảng thông qua việc học sinh cần phải tự động tìm hiểu trước về các kiến thức của nội dung bài học trước khi đến lớp.
- Đưa thêm các cơ chế về việc tổng kết, đánh giá kết quả học tập cho học sinh cũng như cho giáo vên.
► Xem thêm: Kiến thức các ngành nghề hiện nay để có thêm những thông tin bổ ích
Các mô hình học tập chủ yếu của blended learning
Face to face
Với mô hình học này, học sinh sẽ tham gia học tập với nhiều cấp độ về khả năng, trình độ như:
- Học sinh có sự chuẩn bị tốt, thành thạo với các kiến thức sẽ có thể tiếp thu bài học nhanh hơn. Điều này ngăn được sự nhàm chán bằng cách cung cấp các bài tập phù hợp với sinh viên có khả năng nắm bắt kiến thức cao.
- Học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt, chưa thành thạo với kiến thức sẽ được cung cấp cách bài tập nhằm khắc phuc các kỹ năng phù hợp đề có thể tăng tốc độ làm việc, học tập của họ.
Mô hình luân phiên
Với mô hình này, học sinh sẽ được quay vòng lịch trình học tập giữa thời gian học trực tuyến độc lập và thời gian học trực tiếp. Mô hình này thường phổ biến ở các môi trường:
- Các lớp học tiểu học khi giáo viên đã phổ biến kiến thức thông qua hoạt động giảng dạy trực tiếp.
- Các lớp học tiêu học mà học sinh có thể được phân chia dựa trên các cấp độ kỹ năng, Giáo viên có thể dựa vào lực học của học sinh để cung cấp những bài tập phù hợp nhằm nâng cao những điểm còn yếu của họ.
► Xem thêm: Workshop là gì? Hình thức và cách làm workshop hiệu quả
Mô hình flex
Với mô hình này, giáo viên sẽ đóng vai trò là những người hướng dẫn. Học sinh sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức để thực hành trong các hoạt động của giờ học. Mô hình này được sử dụng nhiều trong các môi trường như:
- Các môi trường thay thế khi những lớp học truyền thống không thành công.
- Các môi trường học sinh thường là những đối tượng vừa học vừa làm.
Mô hình online lab school
Với mô hình này, nội dung của chương trình giảng dạy được phân phối thông qua một hệ thống trực tuyến. Học sinh sẽ không có giáo viên hướng dẫn, nhưng họ sẽ được đào tạo thông qua giá sát. Và mô hình này phù hợp với các đối tượng như:
- Học sinh cần linh hoạt sắp xếp thời gian để tham gia các trách nhiệm khác.
- Học sinh trung học nếu muốn có tiến bộ nhanh hơn so với các phương thức dạy học truyền thống.
- Học sinh có tốc độ tiếp thu kiến thức chậm hơn nếu áp dụng các hình thức học tập truyền thống.
Mô hình học self blended
Với mô hình học này, học sinh vẫn sẽ theo học các lớp học truyền thông. Tuy nhiên, học sinh có thể đăng ký thêm những khóa học bổ sinh cho các chương trình học tập của riêng mình. Mô hình học này thường áp dụng với các đối tượng:
- Sinh viên muốn tham gia các khóa học nâng cao để có thể đăng ký vào các chuyên ngành.
- Sinh viên có động lực học tập, hoàn toàn độc lập.
Mô hình học online driver
Với mô hình này, sinh viên có thể theo học từ xa và nhận những hướng dẫn học tập thông qua các nền tảng trực tuyến. Học sinh/ sinh viên nếu có thắc mắc sẽ thường nhắn tin hỏi giảng viên thông qua các nền tảng giao tiếp trực tuyến.
► Xem thêm: TESOL là gì? Cơ hội việc làm khi sở hữu bằng TESOL certificate
Lợi ích của blended learning trong việc học tập
Sự sinh động trong lớp học
Phương pháp blended learning mới mẻ hiện nay đem đến sự sinh động cho giáo viên thông qua việc đổi mới hình thức giảng dạy với các trò chơi, bài hát, kết hợp với đó là những hình ảnh, âm thanh làm sống động bài giảng. Qua đó, nội dung bài học sẽ được học viên tiếp thu rất nhanh chóng. Nhất là với những môn cần có sự truyền cảm hứng như: văn học, lịch sử….
Học viên được tăng cơ hội tiếp xúc khi học các môn học
Với phương pháp blended learning, học viên sẽ cần phải chuẩn bị trước kiến thức tại nhà. Vì vậy, khi phối hợp giữa các phương thức học trực tiếp và học tập trực tuyến tại nhà, học sinh sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với kiến thức của các môn học. Thậm chí, cha mẹ cũng có thể cùng đồng hành với các học sinh để chuẩn bị bài thật tốt.
Sự phù hợp với nhiều trình độ
Trong phạm vi một lớp học, giáo viên nếu theo phương pháp dạy cũ sẽ khó có thể theo sát trình độ của từng học sinh. Vì thế, mô hình blended learning có thể giúp giáo viên đi sâu vào trình độ của từng cá nhân một. Từ đó có thể tạo ra các giáo trình phù hợp cho từng trình độ của học sinh.
Việc ứng dụng phương pháp blended learning là gì hiện nay đã trở nên phổ biến. Hy vọng phương pháp giảng dạy này sẽ giúp các giáo viên có thể theo sát trình độ của từng học viên một trong lớp học.