Báo cáo tình hình tuyển dụng nhân sự luôn là mẫu báo cáo rất quan trọng của mỗi nhân viên thuộc bộ phận tìm kiếm, phát triển nguồn nhân lực. Vậy, đâu sẽ là cách thức để viết báo cáo này?
Các loại báo cáo tình hình tuyển dụng chính
Báo cáo tuyển dụng theo thời gian
Với dạng báo cáo tình hình tuyển dụng này, các nhân viên HR sẽ phải báo cáo lại cho trưởng bộ phận kết quả làm việc theo từng tuần. Và những bản báo cáo này sẽ được tổng hợp lại theo từng giai đoạn gồm: tháng, quý, năm. Và báo cáo tình hình tuyển dụng này cần phải đảm bảo có các chỉ số chính gồm:
Số ứng viên tham gia tuyển dụng thành công trong khoảng thời gian diễn ra quy trình
Tình hình biến động nhân sự trong thời điểm hiện tại.
Từ những con số này, các nhân viên tuyển dụng sẽ cần phải đưa ra được định hướng cho hiệu quả công việc sắp tới. Ví dụ: Nếu như căn cứ vào báo cáo số lượng ứng viên tuyển dụng theo thời gian, các headhunter có thể biết được đâu là mùa cao điểm cho việc tuyển dụng nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra được những chiến lược thích hợp để tối đa KPI tuyển dụng.
Các loại báo cáo THTD chính
Báo cáo tình hình tuyển dụng theo vị trí
Báo cáo tình hình tuyển dụng theo vị trí là những báo cáo công việc chi tiết mà các nhân viên tuyển dụng sẽ cần phải cập nhật. Những chỉ số chi tiết của bản báo cáo này cũng sẽ giống với báo cáo tuyển dụng theo thời gian. Tuy nhiên, các nhân viên tuyển dụng sẽ cần phải phân tích kỹ hơn về từng vị trí cần tuyển xem có những điểm gì cần khắc phục hay không. Từ đó sẽ giúp cho công việc được tối ưu và tăng được số lượng ứng viên.
Đặc điểm của báo cáo tình hình tuyển dụng gồm những chi tiết sau:
Thường sẽ được bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp tổng hợp vào định kỳ cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm
Báo cáo tình hình tuyển dụng sẽ giúp các chủ doanh nghiệp nắm bắt được quy mô nhân sự tại doanh nghiệp. Từ đó đưa ra được những phương án phân bổ nguồn nhân lực phù hợp phục vụ cho chiến lược kinh doanh chung.
Với phòng nhân sự, báo cáo sẽ giúp trưởng bộ phận nắm được hiệu quả công việc để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho các nhân sự trong phòng ban hơn.
Đặc điểm BCTD
Cách viết báo cáo tình hình tuyển dụng nhân sự
Bước 1: Khái quát tình hình tuyển dụng
Để lập báo cáo hiệu quả, bộ phận nhân sự cần cho các lãnh đạo thấy rõ được cái nhìn toàn cảnh về tình hình tìm kiếm nhân sự của doanh nghiệp trong tháng. Cụ thể:
Với từng bộ phận: Nhân sự cần cung cấp các thông tin chính gồm: tên phòng ban, số lượng nhân sự cần tuyển định kỳ, số lượng cần tuyển phát sinh trong tháng, tỷ lệ % hoàn thành so với kế hoạch trong tháng.
Với từng vị trí: Báo cáo cần thể hiện được các nội dung như: vị trí tuyển dụng, số lượng nhân sự , hồ sơ xin việc đã nộp…….
Bước 2: Xác định hiệu quả truyền thông thương hiệu tuyển dụng
Hiệu quả truyền thông thương hiệu ở đây được tính là số lượng CV cá nhân nhận được cho từng vị trí đang đăng tin. Việc công ty nhận được nhiều hoặc ít CV tìm việc làm chính là điều phản ánh việc thương hiệu tuyển dụng của bạn có tốt hay không. Nếu như tình hình không khả quan, hãy làm một khảo sát nhỏ đến từ phía ứng viên để có thể tìm hiểu được nguyên nhân. Qua đó hãy đề ra những giải pháp PR mới cho những chiến dịch tiếp theo. Và hiệu quả truyền thông sẽ được tính toán theo công thức sau:
Chỉ số hiệu quả = (Tổng chi phí tuyển dụng) / (Tổng số CV nhận được)
Bước 3: Xác định tỷ lệ % ứng viên đạt yêu cầu
Trong bản báo cáo, tỷ lệ % ứng viên đạt yêu cầu của công ty sẽ được tính toán theo công thức sau:
Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu = (Số lượng ứng viên trúng tuyển) : (Tổng số lượng ứng viên)
Trong đó:
Nếu tỷ lệ đạt cao: Chứng tỏ hoạt động tìm kiếm, phát triển nguồn nhân lực đang đi đúng hướng. Nhưng để chắc chắn nhất thì các headhunter cần phải đánh giá một cách rất khách quan nến như tỷ lệ này có dấu hiệu cao hơn so với các tháng trước đó một cách bất thường.
Nếu tỷ lệ đạt thấp: Bộ phận nhân sự có thể kiểm tra lại một số bước của quy trình tuyển dụng liệu đã phù hợp với ứng viên mục tiêu hay không.
Bước 4: Xác định thời gian tuyển dụng một vị trí
Trong bản báo cáo tuyển dụng, HR cũng cần nêu rõ về thời gian tuyển dụng cho từng vị trí nhất định để giúp hình dung rõ nét nhất về tiến độ công việc. Từng vị trí sẽ có thời gian dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, nếu một vị trí cần nhiều thời gian tuyển dụng khác nhau có thể do một vài nguyên nhân như
Không nằm đúng trong mùa cao điểm tuyển dụng, vị trí cần tìm nằm ở các ngành hiếm có, cần nhiều thời gian đào tạo
Quy trình quá phức tạp, triển khai đăng tin chưa hiệu quả…..
Trên đây là một số điều cơ bản về báo cáo tình hình tuyển dụng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về cách lập báo cáo quan trọng của phòng nhân sự này cho riêng mình.
Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề
nghiệp.
Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong
việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Khi đề cập đến chuyên mục Bác sĩ chuyên khoa, chắc chắn rất nhiều người trong số chúng ta đều không xa lạ với thuật ngữ bác sĩ chuyên khoa 1. Tuy nhiên, nếu không làm việc trong lĩnh vực y tế, chúng ta có thể không hiểu rõ về thuật ngữ này. Ngoài ra,...
Trong lĩnh vực kế toán, hạch toán là một khái niệm quan trọng và cần thiết để phản ánh đầy đủ và chính xác về tài chính của một doanh nghiệp. Việc thực hiện hạch toán đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc định giá tài sản, ghi nhận các khoản thu, chi,...
E-Recruitment là một phương pháp tuyển dụng ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây, mang đến sự linh hoạt cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên trong việc thích ứng với sự tiến bộ khoa học công nghệ và sự biến đổi trong thị trường lao động. Vậy E-Recruitment là gì và...
Định dạng file PDF hiện nay rất phổ biến với tính năng bảo mật mạnh mẽ và phù hợp. Do đó, nếu bạn muốn lưu trữ hoặc chia sẻ thông tin và dữ liệu với mọi người, tạo file PDF là một lựa chọn tốt. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện, hãy tham khảo...
Trong khối ngành công nghệ có một ngành nghề được coi là khá khó, đó là ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử. Đối với ngành này thường không "lỗi mốt", cơ hội nghề nghiệp trong tương lai còn khá "hot". Tuy nhiên, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử là gì...
Khác với mô hình 4P Marketing, mô hình Marketing mix 7P là phiên bản cải tiến mới nhất gồm 3 nâng cấp mới: Process, People và Physical Evidence. Trong đó, Physical Evidence hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng. Vậy Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng...
Trong các tổ chức kinh doanh hay các donah nghiệp quy mô lớn, vai trò của Associate Director là không thể thiếu. Đây là một chức vị quản lý cấp cao, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của Associate Director là gì?...
" Kỹ Thuật " là một khái niệm không hề xa lạ đối với chúng ta. Nó được nhắc tới trong hầu hết các ngành nghề khác nhau. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng và chính xác " kỹ thuật là gì ". Vậy hãy cùng Nes.timviec tìm hiểu về thuật ngữ này...
Trong ngành dịch vụ, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ "service charge" nhiều lần. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về ý nghĩa và cách hoạt động của service charge. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Service charge là gì và những điều...
Chief Executive Officer (CEO) là vị trí quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức hay doanh nghiệp. CEO có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta...