KPI tuyển dụng mẫu các bước cho nhân viên headhunter
KPI tuyển dụng là một chỉ số quan trọng trong hoạt động tìm kiếm, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Khi có được mẫu KPI thật chuẩn, các chủ doanh nghiệp sẽ biết cách điều chỉnh công việc của từng phòng ban để có thể phù hợp nhất với định hướng phát triển kinh doanh của công ty.
Các chỉ số KPI tuyển dụng chính bộ phận nhân sự nên chú ý
Số lượng nhân sự tuyển dụng
Chỉ số KPI tuyển dụng đầu tiên mà các chuyên viên headhunter cần chú ý đó chính là số lượng ứng viên đã ứng tuyển trên thực tế so với kế hoạch đã đặt ra. Định kỳ hàng năm, các công ty sẽ thường lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Phòng nhân sự sẽ có trách nhiệm phải tìm kiếm, đăng tin tuyển dụng để đưa về những ứng viên có năng lực làm việc phù hợp với công ty. Nếu trong năm có những giai đoạn không tuyển đủ người để làm chậm trễ kế hoạch phát triên kinh doanh thì có thể coi là điểm trừ của bộ phận nhân sự.
Hiện nay, số lượng nhân sự tuyển dụng sẽ được phản ánh chi tiết trong báo cáo về hiệu quả tuyển dụng. Bản báo cáo này sẽ được giao cho nhân sự phụ trách tuyển dụng các vị trí báo cáo lại cho trưởng bộ phận.
Thời gian tuyển nhân sự
Bên cạnh số lượng nhân viên đã tuyển dụng, bộ phận nhân sự cần chú ý đến thời gian tuyển người cho một vị trí nhất định. Chỉ số KPI về thời gian tuyển dụng được hiểu là thời gian nhân viên mới đến nhận việc đúng hẹn. Tùy thuộc vào từng vị trí, thời gian tuyển dụng có thể ngắn hay dài. Tuy nhiên, đa số các trưởng bộ phận; chủ doanh nghiệp sẽ xem xét đưa ra một khung thời gian cụ thể, phù hợp để headhunter có thể tìm được người phù hợp nhất.
Xem thêm: TOP 10 website đăng tin tuyển nhân sự miễn phí hiệu quả 2021
Chi phí tuyển dụng
Chi phí tuyển dụng chắc chỉ là chỉ số KPI tuyển dụng quan trọng mà bộ phận nhân sự cần chú ý. Một chiến dịch tuyển dụng săn đầu người được coi là hiệu quả khi chi phí tuyển dụng thấp mà vẫn có thể tìm được người phù hợp với công việc. Người lại, một chiến dịch tốn quá nhiều chi phí thì các chuyên viên tuyển dụng cũng cần phải xem xét lại quy trình tuyển dụng đang gặp vấn đề ở bước nào. Ví dụ: Nếu như phương thức đăng tin tuyển dụng đang không thu hút được nhiều ứng viên, hãy thử đổi phong cách nội dung tin đăng để có thể cải thiện vấn đề .
Tỷ lệ chuyển đổi ứng viên đạt yêu cầu
Chỉ số KPI tuyển dụng về số lượng ứng viên đạt yêu cầu cũng là tiêu chí cần phải được chú ý. Hiểu đơn giản thì đây là số lượng ứng viên đã đạt kỳ vọng của nhà tuyển dụng sau quá trình phỏng vấn. Nếu như công ty tuyển số lượng lớn nhưng tỷ lệ đạt yêu cầu quá thấp thì đồng nghĩa với việc NTD sẽ phải phỏng vấn nhiều ứng viên, tiêu tốn thời gian nhưng hiệu quả cuối cùng lại không như ý muốn và ngược lại.
Các bước thiết lập mẫu KPI tuyển dụng cho headhunter
Để có thể thiết lập mẫu KPI cho nhân viên tuyển dụng, bạn có thể áp dụng theo các bước sau:
Bước 1: Xác định người xây dựng KPI tuyển dụng
Các bộ phận, cá nhân trực tiếp xây dựng chỉ số KPI tuyển dụng trong công ty gồm:
- Các trưởng bộ phận, phòng ban trực tiếp xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho các vị trí, chức danh của bộ phận. Và nếu phòng ban đó có số lượng nhân sự lớn, các trưởng bộ phận có thể chia lại cho những team leaders để đảm bảo không bị quá tải trong việc lên kế hoạch.
- Đội ngũ quản lý cấp cao, bộ phận nhân sự sẽ đưa ra các chỉ số KPI cho từng phòng ban. Tuy nhiên cần có sự thẩm định của các cá nhân có liên quan để đảm bảo bộ chỉ số yếu cầu tuyển dụng không xa rời với thực tế.
Bước 2: Đánh giá việc xây dựng KPI
Khi các trưởng phòng ban đã xây dựng xong chỉ số tuyển dụng, bạn cần đánh giá các chỉ số thực hiện công việc đó theo các tiêu chí khác nhau. Và trong hoạt động quản trị nhân sự, các tiêu chí S-M-A-R-T thường rất được sử dụng để đánh giá kế hoạch thực hiện. Cụ thể:
- S – Specific: Mục tiêu cụ thể
- M – Measurable: Mục tiêu đo lường được
- A – Attainable: Mục tiêu có thể đạt được
- R – Relevant: Mục tiêu thực tế
- T – Timebound: Mục tiêu có thời hạn cụ thể
Sau quá trình đánh giá xây dựng chỉ số kế hoạch tuyển dụng, nếu như không đạt đủ các tiêu chí SMART, bộ phận nhân sự có quyền yêu cầu các trưởng phòng ban hiệu chỉnh lại kế hoạch tìm kiếm nguồn nhân lực của mình.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết bài đăng tuyển dụng hiệu quả độc đáo 2021
Bước 3: Đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Trong quá trình thực hiện công việc, bạn nên đánh giá thêm về mức độ hoàn thành công việc của các nhân viên tuyển dụng. Việc đánh giá khả năng hoàn thành công việc có thể chi thành các nhóm:
- Nhóm 1: tiêu tốn nhiều thời gian để thực hiện, ảnh hưởng nhiều đến chiến lược chung
- Nhóm 2: tốn ít thời gian thực hiện, ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu chung
- Nhóm 3: Tốn nhiều thời gian thực hiện, ảnh hưởng ít đến mục tiêu
- Nhóm 4: tốn ít thời gian và có ảnh hưởng ít tới chiến lược kinh doanh chung
Bước 4: Điều chỉnh, tối ưu các chỉ số KPI
Tùy từng trường hợp, bạn hãy xem xét về các chỉ số KPI được lập xem đã đảm bảo rằng liệu chúng có phù hợp với tiến độ làm việc của cả đội nhóm hay không. Trong quá trình làm việc, có thể sẽ mất một khoảng thời gian đầu để mọi thứ vào guồng, nhưng khi đã đạt được chỉ số KPI tuyển dụng, bạn nên duy trì chúng trong tối thiểu 1 năm.
Trên đây là những điều cơ bản về KPI tuyển dụng những quy trình xây dựng mẫu KPI cho headhunter. Nếu muốn tìm hiểu thêm về cẩm nang nghề nghiệp cho các ngành nghề, hãy cập nhật ngay các bài viết tại news.timviec.com.vn