Backdrop là gì? Nguyên tắc cần nhớ khi thiết kế backdrop
Backdrop là gì? Đó là từ chỉ phông nền của sân khấu. Cùng tìm hiểu về các loại backdrop, vai trò của chúng và những thông tin hữu ích khác nữa nhé!
Backdrop là gì?
Backdrop là phần phông nền của sân khấu. Nó thường được treo phía sau sân khấu và hiển thị các thông tin liên quan đến hoạt động, sự kiện đang được tổ chức. Backdrop thường được sử dụng trong các hoạt động như: đám cưới, hội nghị, khai giảng, chương trình ca múa nhạc – biểu diễn… Backdrop có chức năng chính là quảng bá, PR cho các sự kiện. Vì vậy nó là một nhân tố quan trọng trong ngành Marketing và Quảng cáo.

Phông nền sân khấu cũng được chia thành nhiều loại như: loại thông thường, 2D, 3D… và làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: vải, lụa, giấy, bạt, thậm chí là hoa tươi… Kích thước của nó cũng thay đổi tùy theo mục đích của sự kiện: nếu là các hoạt động lớn, có tính trang trọng thì phông nền sẽ có kích thước lớn còn nếu đó là sự kiện có quy mô nhỏ như họp lớp hay đám cưới tại gia kiểu nhỏ xinh, ấm cúng thì người ta sẽ sử dụng loại size nhỏ.
⏩ Xem thêm: Standee là gì? Kích thước chuẩn và các loại standee phổ biến
Vai trò và công dụng của Backdrop
Tùy vào những nội dung, hình ảnh, màu sắc cũng như ý tưởng mà người thiết kế thể hiện trên Backdrop mà công cụ này sẽ có những công dụng khác nhau. Tuy nhiên, nó vẫn có những công dụng đặc trưng cơ bản như sau:
Gây ấn tượng với người nhìn
Với những người tham gia sự kiện, Backdrop sẽ là yếu tố đặc biệt được nhiều người quan tâm bởi nó được đặt ở vị trí trung tâm. Với kích cỡ lớn, màu sắc và thông điệp nổi bật nó sẽ tạo được sự thu hút với người nhìn.
Truyền tải thông điệp của đơn vị tổ chức
Backdrop sẽ giúp đơn vị tổ chức truyền tải thông điệp của mình tới người xem dễ dàng và hiệu quả hơn. Từ đó tiếp cận được với nhiều đối tượng hơn, nâng cao hiệu quả truyền thông cho doanh nghiệp.
Tăng độ nhận diện thương hiệu
Những đơn vị tài trợ hay ban tổ chức chương trình sẽ được in logo trên Backdrop. Nhờ đó những người tham gia hay biết đến chương trình sẽ biết nhiều hơn đến những đơn vị này. Giúp họ quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi và hiệu quả.

Khác biệt giữa backdrop và background
Background là gì?
“Background” là một từ tiếng Anh có nhiều tầng nghĩa khác nhau. Ý nghĩa cơ bản nhất của nó là “phần phông nền phía sau“. Trong nhiếp ảnh, nó chỉ phần khung cảnh phía sau người chụp ảnh. Trong công nghệ, nó là phông nền, màu nền chủ đạo của website. Trong đời sống xã hội, nó là vị thế hoặc nền tảng văn hóa của một người. Nói chung, background được hiểu là chủ thể cơ bản có tác dụng làm nền móng và khiến những chủ thể khác trở nên nổi bật.
Tuy nhiên ở bài viết này, chúng ta chỉ xem xét tầng nghĩa “phần phông nền phía sau” của từ “background” và tiến hành so sánh, phân biệt với “backdrop” vì chúng có nhiều điểm tương đồng và dễ bị lẫn lộn với nhau.
So sánh giữa Background vs Backdrop
Như các bạn đã biết, “backdrop” là phông nền của sân khấu. Nó thường có kích thước nhỏ hơn background, thích hợp dùng cho các sự kiện như: hội thảo, hội nghị, khai giảng… Nó thường được in trên các vật liệu như: decal, bạt Hiflex, PP… Do kích thước không lớn nên backdrop thường được người sử dụng treo lên khung hoặc treo trên tường…
Background cũng là phông nền nhưng nó có kích thước lớn hơn và cũng được sử dụng trong đời sống hàng ngày nhiều hơn backdrop. Background thường được căng phía sau sân khấu, nó còn có thể đi kèm màn hình chiếu và đặc biệt thích hợp cho các sự kiện lớn, tổ chức ở không gian rộng như: tiệc cưới, year-end party của các công ty…
Phân loại Backdrop
Bên cạnh các thông tin về khái niệm, công dụng Backdrop là gì thì bạn đọc cũng cần biết phân loại Backdrop để sử dụng trong những trường hợp cụ thể.
Backdrop màn hình LED
Đây là loại phông nền sân khấu “xịn xò” nhất hiện nay và rất được các công ty tổ chức sự kiện ưa chuộng! Màn hình LED phù hợp cho các sân khấu vừa hoặc lớn, có tính chất hoành tráng như: gameshow, sự kiện âm nhạc… Lý do người ta sử dụng màn hình LED cho các sự kiện đặc thù này là vì nó có thể hiển thị nhiều nội dung khác nhau một cách liên tục. Tuy nhiên, nhược điểm của loại backdrop này là chi phí cao và phải trải qua quá trình thi công, lắp đặt tương đối phức tạp thì mới có được thành phẩm như ý.

Backdrop máy chiếu
Đây cũng là một loại phông nền được yêu thích và sử dụng nhiều bởi tính linh hoạt và tiện dụng của nó. Tương tự như màn hình LED, nó có thể trình chiếu nhiều nội dung khác nhau một cách liên tục nhưng nó lại không đòi hỏi quá trình setup phức tạp, cầu kỳ như màn hình LED. Máy chiếu rất thích hợp để trình chiếu video về đám cưới, video giới thiệu về lịch sử hình thành – phát triển của doanh nghiệp… Nói chung, loại backdrop này có ưu điểm là lắp đặt dễ dàng và thu hút người xem nhưng nhược điểm là giá thành cũng tương đối cao.
Backdrop bạt Hiflex
Đây là loại backdrop phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Khi muốn tổ chức sự kiện, bạn chỉ việc lên ý tưởng về nội dung và thuê một đơn vị chuyên in ấn backdrop là có thể có được một sản phẩm như ý rồi. Khoản lắp đặt, thi công loại phông nền này cũng tương đối dễ dàng: khung của nó làm từ sắt hộp còn bạt sẽ được căng lên khung và sử dụng vít để đảm bảo bạt và khung không “đường ai nấy đi”. Độ bắt mắt của phông Hiflex phụ thuộc vào bên thiết kế, vì vậy nếu bạn muốn một sản phẩm lung linh thì hãy đầu tư vào khoản design nhé!

Nhìn chung, bạt Hiflex có nhiều ưu điểm như: giá thành rẻ, dễ sử dụng, dễ thi công và lắp đặt. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là độ bền không cao, không sử dụng được trong một thời gian dài bởi để lâu ở điều kiện bên ngoài thì bạt sẽ dễ rách, hỏng…
Backdrop vải
Đây cũng là loại phông nền được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày vì giá thành của nó rẻ nhưng vẫn có nhiều kiểu dáng đa dạng và độc đáo. Thế nhưng, nhược điểm của nó là bạn phải biết cách sử dụng sao cho khéo léo và phù hợp với không gian nơi tổ chức hoạt động. Backdrop vải thích hợp với các sự kiện, hoạt động liên quan đến nghệ thuật, yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Backdrop in trên PP
Backdrop PP được cho là có hình thức đẹp mắt hơn loại Hiflex, chất liệu của nó cũng mịn và tạo cảm giác dễ chịu khi sờ vào. Với loại phông nền này, bạn cũng chỉ cần gửi file nội dung cho một công ty chuyên in ấn backdrop PP là có thể nhận được thành phẩm như ý. Họ không chỉ in ấn giúp bạn mà còn đảm nhiệm luôn phần thi công và lắp đặt nữa.

Nhìn chung, loại phông nền này có ưu điểm là đẹp, bền hơn, ngay cả trong điều kiện gió to cũng khó bị rách. Thế nhưng nhược điểm của nó là giá thành đắt gấp 2 – 3 lần so với bạt Hiflex mà hiệu quả hình ảnh của 2 loại thì tương đương nhau. Đó cũng là lý do loại bạt Hiflex vẫn được ưa chuộng hơn!
⏩ Tham khảo thêm: Sampling là gì – Tìm hiểu về xu hướng Sampling mới
Kích thước backdrop
Ngoài việc hiểu rõ công dụng Backdrop là gì thì bạn cũng cần biết kích thước Backdrop sử dụng cho từng sự kiện khác nhau ra sao. Như đã đề cập sơ qua ở phía trên, phông nền không chỉ có 1 loại kích thước cố định mà size của nó thay đổi tùy vào nơi tổ chức và mục đích tổ chức sự kiện. Chúng tôi sẽ “bật mí” cho bạn kích thước của backdrop sử dụng cho đám cưới trong nhà; sự kiện trong nhà và sự kiện ngoài trời nhé!
Đối với đám cưới trong nhà
Kích thước tiêu chuẩn đối với backdrop ở các trung tâm chuyên tổ chức cưới hỏi là 4 m x 2,5 m. Kích thước này có thể bảo đảm cho 10 người đứng chụp ảnh mà vẫn “bắt trọn” được phông nền. Người tổ chức sự kiện cũng có thể thay đổi kích thước theo ý muốn của mình; tuy nhiên nó chỉ nên được giới hạn ở chiều rộng từ 3 đến 4 m, chiều cao từ 2,2 đến 2,9 m để bảo đảm độ an toàn và thẩm mỹ.

Đối với sân khấu trong nhà
Đối với các loại sân khấu trong nhà nói chung, kích thước tiêu chuẩn của phông nền sẽ là 2, 5 m x 2,3 m. Kích thước này được cho là hoàn hảo bởi nó vừa làm nổi bật được người đứng phía trên mà vẫn giữ nguyên được độ cân đối của sân khấu. Với các buổi hội thảo có người đứng thuyết trình trên khấu, kích thước này lại càng phát huy tác dụng của nó. Nó sẽ giúp người thuyết trình không bị “lọt thỏm” giữa sân khấu nhưng cũng không khiến những thông tin trên backdrop bị che đi.
Đối với sân khấu, sự kiện ngoài trời
Backdrop cho các sự kiện ngoài trời thường khó chọn kích thước bởi nó còn phụ thuộc vào diện tích nơi dựng sân khấu và không gian ở nơi tổ chức sự kiện. Phông nền dành cho các sự kiện loại này thường có kích thước: chiều ngang 5 m chiều cao 3 m hoặc chiều ngang 4 m chiều cao 2,8 m hoặc chiều ngang 3 m chiều cao 2 m.

Giá backdrop trên thị trường
Khi bạn muốn in phông nền để sử dụng cho các sự kiện thì ắt hẳn bạn sẽ lưu tâm đến vấn đề giá cả của nó, đúng không nào? Theo như khảo sát thì giá in backdrop trên thị trường hiện nay rơi vào khoảng từ 25.00o đ cho đến 50.000đ/m2 tùy vào kích thước của chúng. Cụ thể, một số đơn vị có niêm yết giá như sau:
- Kích thước từ 5 m2 đến > 10 m2: Giá 30.000đ/m2
- Kích thước từ 10 m2 đến > 20 m2: Giá 28.000đ/m2
- Kích thước > 20 m2: Giá 25.000đ/m2
Một số đơn vị thì có mức giá niêm yết sản phẩm cao hơn mức giá trên. Cụ thể:
- Kích thước từ 1 m2 đến 5 m2: Giá 35.000đ đến 50.000đ/m2
- Kích thước từ 5 m2 đến 10 m2: Giá 33.000đ đến 45.000đ/m2
Các mức giá ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết giá cụ thể của sản phẩm thì bạn nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị chuyên in backdrop để biết thêm thông tin chi tiết!
Các nguyên tắc cần nhớ khi thiết kế backdrop là gì?
Muốn thiết kế được phông nền ấn tượng thì bạn cần phải chú ý rất nhiều điều, cụ thể là bạn nên tuân thủ 4 nguyên tắc “bất thành văn” dưới đây:
- Backdrop phải tương thích với bộ nhận diện thương hiệu cũng như giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
- Phông nền phải phù hợp với không gian tổ chức sự kiện và mục đích của người tổ chức sự kiện
- Không sử dụng những gam màu quá sặc sỡ, lòe loẹt khi thiết kế backdrop bởi chúng có thể “phản tác dụng”. Dĩ nhiên bạn vẫn phải bảo đảm rằng sản phẩm bạn làm ra đủ nổi bật để thu hút sự chú ý của người xem.
- Nội dung trên phông nền phải thể hiện đúng thông điệp mà người tổ chức sự kiện muốn truyền tải, nó cũng phải mang đến năng lượng tích cực và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem.
Trên đây là những thông tin về chủ đề backdrop mà NewsTimviec muốn chia sẻ tới bạn! Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!

Tìm hiểu khái quát về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-05-2023, 16:14Trong khối ngành công nghệ có một ngành nghề được coi là khá khó, đó là ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử. Đối với ngành này thường không "lỗi mốt", cơ hội nghề nghiệp trong tương lai còn khá "hot". Tuy nhiên, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử là gì...

Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 27-05-2023, 11:07Khác với mô hình 4P Marketing, mô hình Marketing mix 7P là phiên bản cải tiến mới nhất gồm 3 nâng cấp mới: Process, People và Physical Evidence. Trong đó, Physical Evidence hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng. Vậy Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng...

Associate Director là gì? Trách nhiệm của Associate Director
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 26-05-2023, 15:31Trong các tổ chức kinh doanh hay các donah nghiệp quy mô lớn, vai trò của Associate Director là không thể thiếu. Đây là một chức vị quản lý cấp cao, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của Associate Director là gì?...

Kỹ thuật là gì và tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 25-05-2023, 14:48" Kỹ Thuật " là một khái niệm không hề xa lạ đối với chúng ta. Nó được nhắc tới trong hầu hết các ngành nghề khác nhau. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng và chính xác " kỹ thuật là gì ". Vậy hãy cùng Nes.timviec tìm hiểu về thuật ngữ này...

Service charge là gì? Những điều cần biết về service charge
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 24-05-2023, 11:59Trong ngành dịch vụ, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ "service charge" nhiều lần. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về ý nghĩa và cách hoạt động của service charge. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Service charge là gì và những điều...

Chief executive là gì? Tổng quan về vai trò và trách nhiệm của CEO
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 23-05-2023, 11:09Chief Executive Officer (CEO) là vị trí quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức hay doanh nghiệp. CEO có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta...

Mã nguồn là gì? Tổng hợp đầy đủ kiến thức về mã nguồn
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 22-05-2023, 10:50Đối với những người mới bắt đầu khám phá thế giới lập trình rộng lớn và đa dạng ngôn ngữ, câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất mà họ cần hiểu là "Mã nguồn là gì?". Mặc dù nhiều người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này, nhưng cũng có nhiều người...
Management là gì? Vai trò, kỹ năng của một Manager cần có?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 19-05-2023, 10:44Management là một khái niệm không còn quá xa lạ trong môi trường công ty và doanh nghiệp. Nó được coi là một hoạt động cốt lõi để định hướng và thúc đẩy sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp hoặc một ngành nghề cụ thể. Vậy, Management là gì và kỹ năng...

Viên chức là gì? Cách phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 18-05-2023, 11:02Trong hệ thống hành chính công của một quốc gia, các thuật ngữ như viên chức, cán bộ, công chức thường được sử dụng để chỉ các đối tượng tham gia vào công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các thuật ngữ...

Accountant là gì? Mô tả chi tiết công việc của một accountant
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 17-05-2023, 11:40Accountant là một trong những nghề nghiệp quan trọng và cần thiết trong mọi tổ chức, từ doanh nghiệp nhỏ đến công ty đa quốc gia. Với vai trò đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính, accountant đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình quản lý...