Standee là gì? Kích thước chuẩn và các loại standee phổ biến
Standee là gì và có vai trò quan trọng như thế nào đối với quá trình quảng cáo sản phẩm của các nhãn hàng. Cùng News.timviec tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Standee là gì?
Khái niệm
Standee là một loại ấn phẩm quảng cáo. Nó bao gồm hai bộ phận là phần khung và phần tấm in chứa nội dung, thông điệp cần quảng cáo. Standee có vai trò quan trọng đối với ngành quảng cáo; nó thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện, hội chợ, buổi khai trương…
Banner và standee dường như là một cặp “bài trùng” không thể tách rời! Không có standee làm bộ khung thì banner sao có thể “tỏa sáng” và phát huy hết tác dụng “hút” người xem của mình, đúng không nào? Người ta thường sử dụng standee để treo loại banner cỡ nhỏ hoặc tờ in quảng cáo chứ không dùng nó cho các banner cỡ lớn. Những năm trở lại đây, standee rất được ưa chuộng bởi sự nhỏ gọn, tiện dụng, dễ dàng đem theo, dễ dàng tháo và xếp gọn… của nó.
Công dụng
Tiếp nối phần khái niệm standee là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của nó nhé!
- Standee được tạo ra để sử dụng cho mục đích marketing, quảng cáo chứ không phải nó được thiết kế để trưng bày như một tác phẩm nghệ thuật. Dù sự thật là nó đích thực là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của các designer nhưng suy cho cùng nó vẫn là một sản phẩm dùng để quảng cáo thương hiệu và truyền tải thông điệp đặc biệt tới người xem.
- Standee còn được sử dụng cho một mục đích khác là giới thiệu và thông báo cho người xem về các sự kiện, hoạt động quan trọng sắp diễn ra. Trong trường hợp này, nó có tác dụng tương đương với biển chỉ dẫn hoặc công cụ hỗ trợ thông tin để khách có thể an tâm mua hàng vậy.
Xem thêm: ADS là gì? Giải thích chi tiết các hình thức quảng cáo thường gặp
Kích thước Standee và các loại Standee phổ biến
Kích thước tiêu chuẩn
Kích thước của standee có thể thay đổi tùy vào mục đích của người sử dụng. Nhìn chung, nó có 2 kích thước chính là: 60 cm x 160 cm (còn gọi là tỉ lệ 6×16) và 80 cm x 180 cm (còn gọi là tỉ lệ 8×18). Trong một vài trường hợp, người ta còn thiết kế standee với kích thước 80 cm x 120 cm (tỉ lệ 8×20).
Các loại standee phổ biến
Standee có nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung phân theo cấu tạo thì nó sẽ gồm 3 loại chính dưới đây:
Standee chữ X
Đây được gọi là loại standee phổ biến nhất, hay được sử dụng nhất. Nó là một khung hình chữ X, làm từ nhựa hoặc kim loại. Ở 4 góc khung có thêm phần móc để người sử dụng treo banner lên. Standee chữ X được sử dụng nhiều trong các bữa tiệc, sự kiện, hội thảo… Nó thường được đặt trong hội trường hoặc trước cửa của nơi tổ chức sự kiện.
Standee cuốn
Loại Standee cuốn hay còn được gọi là Standee treo. Sở dĩ có cái tên này vì Standee loại này được thiết kế để treo chứ không phải đặt dưới mặt đất như loại chữ X. Nó sẽ có đầu gắn vào một thanh kim loại, nhựa hoặc gỗ. Nó cũng có sẵn móc hoặc dây treo. Loại standee đặc biệt này thường được treo trên các cột đèn giao thông hoặc trên cây cao để thu hút sự chú ý của người đi đường.
Standee để bàn
Standee để bàn không quá phổ biến nên chắc hẳn sẽ có không ít người thắc mắc “Standee để bàn là gì?”. Nó là một loại standee mini, là phiên bản thu nhỏ của standee thông thường. Do là loại “để bàn” nên kích thước của chúng không thể “khủng” như các loại standee khác mà chỉ ở mức “nhỏ xinh”. Kích thước thông thường của loại để bàn này thường tương đương một tờ giấy khổ A3, A4 hoặc A5.
Đặc trưng cơ bản của Standee
- Về mặt thiết kế: Standee là sản phẩm đặc trưng dùng để quảng cáo, chúng phải đảm bảo được yếu tố bắt mắt và có thông điệp dễ nhớ để khách hàng chỉ nhìn một lần là đã có thể khắc ghi trong đầu! Thiết kế của Standee phải thực sự tối giản; chứa ít chữ nhưng vẫn đủ thông tin cần thiết và đặc biệt là phải có phần hình ảnh sống động và sắc nét.
- Về mặt cấu tạo: Standee thường có cấu tạo gọn nhẹ và đơn giản. Nó dễ tháo lắp, dễ mang theo và có thể dùng cho nhiều dịp, nhiều địa điểm khác nhau. Ngoài ra, dù chỉ có một bộ khung nhưng người dùng có thể “hô biến” ra nhiều mẫu khác nhau chỉ bằng cách thay đổi phần banner ở bên trên.
Tham khảo: Ấn phẩm là gì? Vai trò quan trọng của ấn phẩm trong quảng cáo
Cách chọn và sử dụng Standee phù hợp
Sử dụng standee cũng là một “nghệ thuật”, bạn phải biết khi nào thì dùng loại standee nào cho thích hợp. Chúng tôi sẽ hướng dẫn dùng standee phù hợp với từng loại mục đích cụ thể nhé!
- Quảng cáo ngắn hạn: Nếu mục đích của bạn là quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định thôi thì bạn nên dùng standee chữ X hoặc loại mô hình bởi chúng có giá thành rẻ và cực kỳ phổ biến, dễ tìm.
- Quảng cáo dài hạn: Nếu bạn muốn duy trì việc quảng cáo trong một khoảng thời gian dài thì hãy chọn loại mô hình 3D để tạo được ấn tượng mạnh với khách hàng. Đây cũng là loại mà các nhãn hàng, thương hiệu thường lựa chọn!
- Quảng cáo tại siêu nhỏ nhỏ, cửa hàng tiện lợi: Với trường hợp này bạn nên chọn Standee điện tử để thu hút sự chú của khách mua hàng.
- Trưng bày sản phẩm: Sử dụng Standee cuốn/treo hoặc standee hình người và đặt ở phía trước nơi trưng bày hàng hóa.
- Giới thiệu sản phẩm: Hãy chọn loại Standee có kích thước nhỏ, dễ trưng bày, dễ giới thiệu với khách. Đừng quên in những thông tin cần thiết vào standee.
Quy trình thiết kế standee
Để có được những mẫu standee đẹp và tiện dụng, các designer cũng cần phải bỏ ra nhiều tâm sức. Quá trình thiết kế standee thường bao gồm 2 giai đoạn, đó là khâu thiết kế phần khung và thiết kế đồ họa.
- Thiết kế phần khung: Khâu này liên quan chủ yếu đến cơ khí. Bạn phải tiến hành chế tạo phần giá đỡ của standee thông qua những nguyên – vật liệu sẵn có
- Thiết kế đồ họa: Đây là khâu thiết kế hình ảnh sẽ in lên standee. Khâu này đòi hỏi bạn phải sử dụng óc sáng tạo để tạo ra những hình ảnh và thông điệp thích hợp. Bạn cũng cần phải sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa để tạo ra những sản phẩm sắc nét và ấn tượng.
Tiêu chuẩn khi thiết kế Standee
Bạn muốn tạo ra standee đẹp, có thể thu hút ánh nhìn của người khác ngay từ lần đầu tiên thì bạn phải nắm được tiêu chuẩn tạo nên standee ấn tượng trước đã! Sản phẩm của bạn cần phải đáp ứng 3 tiêu chí sau:
- Màu sắc hài hòa nhưng vẫn đủ ấn tượng: Màu sắc của standee phải hài hòa với màu chữ và bố cục tổng thể nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí tươi sáng, nổi bật và ấn tượng.
- Thông tin ngắn gọn, súc tích: Standee cần có nội dung, có thông tin nhưng những câu chữ ấy phải hết sức ngắn gọn, không thể dài dòng như một bài văn. Phần text nhất định phải ngắn gọn nhưng súc tích, đủ ý và dễ nhớ. Chỉ có như vậy, khách hàng mới nhớ kỹ đặc thù thương hiệu ấy dù chỉ với một ánh mắt lướt qua.
- Vị trí ưu tiên: Bạn cần đặt những thông tin quan trọng ở phía trên cùng của standee – ngang với tầm mắt của người xem để họ có thể dễ dàng nhìn thấy chúng ngay khi hướng mắt vào standee.
Trên đây mà những thông tin liên quan đến chủ đề Standee mà Newstimviec muốn chia sẻ đến bạn! Bạn đã nắm được khái niệm Standee là gì và nhiều kiến thức hữu ích khác nữa. Hi vọng chúng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc cũng như cuộc sống!