Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh
Điểm hòa vốn thường được sử dụng, là một công cụ rất hữu ích đối với các nhà quản trị. Vậy cụ thể điểm hòa vốn là gì? Cách tính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm này trong bài viết sau!
Điểm hoà vốn là gì?
Điểm hòa vốn là là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hay tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí bất biến dùng để chỉ mức bán hàng hay sản xuất. Được xác định bởi sản lượng và doanh thu hòa vốn.
Xem thêm: Thời gian hoàn vốn của dự án nên xác định theo công thức nào
Làm thế nào để xác định điểm hòa vốn trong hoạt động kinh doanh?
Tùy vào sản lượng kinh doanh, điểm hòa vốn sẽ có sự thay đổi khác nhau:
Trường hợp 1: Nếu công ty chỉ bán duy nhất một sản phẩm ra thị trường
Công thức:
Xác định điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định/(Doanh thu mỗi sản phẩm – Chi phí biến đổi bình quân)
Ví dụ: Mức giá bán dự kiến của 1 sản phẩm nước giặt là 120.000 VNĐ
- Chi phí cố định: 1.200.000 VNĐ
- Chi phí biến đổi: 10.000 VNĐ/sản phẩm
=> Điểm hòa vốn = 1.200.000/(120.000 – 10.000) = 10.9 (sản phẩm)
Trường hợp 2: Nếu công ty bán đa dạng các mặt hàng, dịch vụ ra thị trường để phục vụ nhu cầu của nhiều tập khách hàng
Trường hợp này là khi doanh nghiệp kinh doanh từ 2 sản phẩm trở lên thì cần tính điểm hòa vốn cho từng sản phẩm. Cụ thể với các bước như sau:
- Bước 1: Tính tỷ lệ kết cấu mặt hàng bằng công thức:
Tỷ lệ mặt hàng = (Doanh thu của mặt hàng/Tổng doanh thu của cả doanh nghiệp) * 100%
- Bước 2: Tính tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của từng loại sản phẩm bằng công thức:
Phần trăm số dư bình quân đảm phí = Tỷ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng * Tỷ lệ mặt hàng tương ứng.
- Bước 3: Tính doanh thu tối thiểu để có thể hoàn vốn lại:
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.
- Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn, sản lượng hòa vốn ở từng mặt hàng:
Sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng cần tính = Doanh thu của sản phẩm để đạt hòa vốn/Giá sản phẩm tương ứng.
Doanh thu hòa vốn của mặt hàng cần tính = Doanh thu hòa vốn * Tỷ lệ kết cấu của mặt hàng cần tính.
Cách tính thời gian hòa vốn trong kinh doanh
Để biết được khi nào doanh nghiệp sẽ hòa vốn, từ đó có thể đưa ra các chiến lược bán hàng cụ thể, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ cần dựa vào các tính thời gian như sau:
Xem thêm: Kinh doanh là gì? Những kiến thức cần biết về kinh doanh
Thời gian hòa vốn trung bình = Doanh thu hoà vốn / Doanh thu bình quân một ngày
Doanh thu trung bình = Doanh thu trong kỳ / Số ngày trong kỳ
Trong đó:
- p: đơn giá bán
- F: Tổng định phí
- Qhv: số lượng sản phẩm hoà vốn
- v: Biến phí đơn vị
Các loại chi phí liên quan đến điểm hòa vốn
Dưới đây là các loại chi phí liên quan đến điểm hòa vốn bạn có thể tham khảo:
Chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao là chi phí được phân bổ ở một tài khoản nhất định cho đến khi giá trị của tài sản bằng 0.
Gồm các loại chi phí khấu hao:
- Máy móc trang thiết bị
- Đầu tư thô
- Công cụ dụng cụ
Chi phí vận hành
Chi phí vận hành là các chi phí có liên quan đến vận hành trong đó không bao gồm giá vốn bán hàng. Gồm các khoản chi như:
- Chi phí lương/thưởng
- Chi phí bảo trì/sửa chữa
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí Marketing
Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay là khoản chi phí mà doanh nghiệp thực hiện đi vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm:
- Lãi tiền vay ngắn, dài hạn
- …
=> Cần làm tổng hợp bảng dữ liệu tính điểm hòa vốn tránh gây tình trạng quên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là lợi ích mất đi của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ lỡ, hầu hết trong các quyết định của mỗi người đều có loại chi phí này.
Ví dụ: Chủ cửa hàng có thể lựa chọn đầu tư sẽ an toàn hơn nhưng lại lựa chọn mở cửa hàng
Làm thế nào để hạ thấp điểm hòa vốn trong kinh doanh?
Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới startup thường hạ thấp điểm hòa vốn để có thể nhanh chóng sinh lợi nhuận. Để thực hiện hạ thấp vốn bằng 2 cách phổ biến
- Cắt giảm chi phí
- Tăng giá bán.
=> Thông thường cách 2 khó thực hiện hơn bởi tâm lý khách hàng sẽ khó sẵn sàng mua một sản phẩm có mức giá quá đắt.
Xem thêm: Vốn kinh doanh là gì? Những vấn đề liên quan có thể bạn chưa biết
Bên cạnh 2 cách thức phổ biến để có thể hạ thấp điểm hòa vốn như trên, các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo một số biện pháp khác. Cụ thể:
- Tìm kiếm nhà cung cấp rẻ hơn
- Tối ưu lại chi phí Marketing & Sales
- Thuê mặt bằng cửa hàng tại nơi có giá hợp lý hơn
- Sử dụng hệ thống CRM để tối ưu hoạt động quản trị hoạt động kinh doanh
Hy vọng với bài viết chia sẻ về điểm hòa vốn là gì? và cách tính điểm hòa vốn News.timviec sẽ giúp bạn có thể áp dụng được những kiến thức trên vào trong công việc của mình. Chúc bạn thành công!