Brand Loyalty là gì? Cách xây dựng Brand Loyalty hiệu quả

Brand Loyalty trong tiếng Việt có nghĩa là Lòng trung thành với thương hiệu, được thể hiện bằng việc người tiêu dùng lặp lại việc mua các sản phẩm của cùng một thương hiệu, ngay cả khi họ có các lựa chọn thay thế khác. Cùng tìm hiểu khái niệm Brand Loyalty là gì? Qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Brand Loyalty là gì?

Brand Loyalty – lòng trung thành với thương hiệu là việc người dùng gắn bó với một sản phẩm hoặc thương hiệu theo thời gian. Nó giống như là sợi vô hình kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng, sự liên kết này xảy ra khi doanh nghiệp thực sự thấu hiểu hành vi tiêu dùng, sở thích cũng như nhu cầu của người tiêu dùng để có thể thay đổi linh hoạt chiến lược marketing, kinh doanh phù hợp để xây dựng, phát triển ổn định thương hiệu đó.

Brand Loyalty giúp khách hàng sử dụng sản phẩm lâu dài dựa trên sự gắn bó tình cảm, những nhận thức tích cực từ thương hiệu của doanh nghiệp.

Brand Loyalty là gì? Cách xây dựng Brand Loyalty hiệu quả - Ảnh 1
Brand Loyalty là gì?

Xem thêm: Brand recognition là gì? Làm thế nào để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu

Brand Loyalty và Customer loyalty có những điểm gì khác biệt 

Customer Loyalty và Brand Loyalty, 2 thuật ngữ tuy một mà hai, mang điểm khác biệt:

Brand Loyalty là gì? Cách xây dựng Brand Loyalty hiệu quả - Ảnh 2
Sự khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer loyalty
Brand Loyalty Customer Loyalty
Hướng tới liên kết giữa thương hiệu với khách hàng về mặt cảm xúc nhiều hơn là chiến lược về giá => Kích thích nhu cầu mua hàng Hướng tới sử dụng các chương trình như:
  • Giảm giá
  • Chương trình khuyến mãi
  • Đổi điểm thưởng
  • Coupons

=> Nhằm kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm. Sẽ chấm dứt các hoạt động trên nếu người tiêu dùng không tiếp tục mua hàng

Có những cấp độ trung thành với thương hiệu nào của người dùng 

Dưới đây là 3 cấp độ trung thành với thương hiệu:

Khẳng định thương hiệu

Ở cấp độ này, thay vì do dự với các thương hiệu khác, thì trong đầu người tiêu dùng chỉ nhìn về phía thương hiệu của bạn => Đây là mức độ trung thành cao nhất mà các doanh nghiệp đều đang phấn đấu để có thể đạt được.

Ngoài ra, hoàn toàn có thể biến khách hàng thân thiết thành người giúp doanh nghiệp truyền bá thương hiệu, cải tiến và cung cấp các dịch vụ/sản phẩm tốt hơn.

Nhận diện thương hiệu

Đây là bước đầu khi phát triển lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu, hãy tạo ra các ấn tượng khi họ tiếp xúc để khi người tiêu dùng nghĩ về sản phẩm/dịch vụ sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của doanh nghiệp.

Việc Marketing phủ sóng rộng rãi nhằm mục đích xây dựng thành một thương hiệu quen thuộc, tiếp cận được đến khách hàng phù hợp nhất. Các doanh nghiệp nên đầu tư nguồn lực để xây dựng lượng người tiếp cận trung thành ở các điểm tiếp xúc ban đầu.

Ưa chuộng thương hiệu

Việc tạo ra một bản sắc thương hiệu thật vững mạnh và duy trì được nó tại mọi thời điểm sẽ rất quan trọng. Bởi khi khách hàng ưu tiên lựa chọn thương hiệu của bạn thì các thương hiệu khác cũng đang nỗ lực để thu hút được sự chú ý từ người tiêu dùng đó, khiến họ dễ lung lay và bắt đầu so sánh.

Cách xây dựng Brand Loyalty hiệu quả nhất 

Lấy được lòng trung thành từ khách hàng không phải là điều đơn giản, đó là cả một quá trình và cần sự nỗ lực, cùng tham khảo các bước xây dựng hiệu quả sau đây nhé:

Bước 1: Xây dựng chiến lược truyền thông của brand 

Định hình được các giá trị cốt lõi là dịch vụ/sản phẩm doanh nghiệp mang lại => Đưa ra chiến lược trọng tâm nhất

Bước 2: Định vị thương hiệu

Để định vị được thương hiệu trong tâm trí người dùng, các doanh nghiệp cần chú ý:

  • Người tiêu dùng đang nghĩ gì về thương hiệu của mình?
  • Chiến lược trước đây được khách hàng đón nhận ra sao?

=> Bằng cách dựa vào đánh giá, nghiên cứu thị trường để có thể thay đổi chiến lược linh hoạt phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Bước 3: Định hình tính cách thương hiệu

Người tiêu dùng thường sẽ cảm thấy thân thuộc với các thương hiệu có tính cách rõ ràng, vì vậy để thu hút khách hàng lại gần thì việc định hình và xây dựng tính cách dựa trên toàn bộ trải nghiệm của khách cũng rất quan trọng.

Bước 4: Truyền tải Brand Story

Khi truyền tải Brand Story, doanh nghiệp nên sử dụng các câu chuyện có nút thắt, cao trào và có những  ý nghĩa ẩn sâu trong câu chuyện đó thay vì sử dụng các công dụng khô khan.

Xem thêm: [Tìm hiểu] Viral là gì? Tác động của viral đến chiến dịch Marketing

Bước 5: Đánh giá tên thương hiệu liệu có điều khiển được hành vi người tiêu dùng hay không

Tên thương hiệu có thể điều khiển cảm xúc, hành vi mua hàng của người tiêu dùng => Vì thế, việc đánh giá lại tên sẽ rất quan trọng. Nên lựa chọn các tên đơn giản nhưng mang ý nghĩa đằng sau đó.

Bước 6: Xây dựng phương án giữ chân khách hàng 

Việc giữ chân khách hàng sẽ hạn chế được tốn kém chi phí thu hút khách hàng mới. Doanh nghiệp lên chiến lược giữ chân người tiêu dùng càng lâu sẽ càng có lợi thế cạnh tranh không nhỏ đối với các thương hiệu khác trên thị trường.

Bước 7: Thiết kế kiến trúc thương hiệu 

Đây là cách để xây dựng nên các liên kết cảm xúc khác nhau của người tiêu dùng => Tạo đường chỉ vững chắc, nhằm phát triển sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu mẹ, thúc đẩy thêm hành vi mua hàng tại các dịch vụ/sản phẩm đa dạng của doanh nghiệp.

Làm thế nào duy trì được sự trung thành với thương hiệu của khách hàng?

Sau khi xây dựng được lòng trung thành với người tiêu dùng vậy làm sao để duy trì được điều đó?

Brand Loyalty là gì? Cách xây dựng Brand Loyalty hiệu quả - Ảnh 3
Làm thế nào duy trì được sự trung thành với thương hiệu của khách hàng?

Xem thêm: Tips xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội

Theo dõi khách hàng 

Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng rất cần việc thường xuyên theo dõi những trải nghiệm của khách khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ => Nhằm tìm ra được các vấn đề để đưa ra được giải pháp hợp lý nhất, đảm bảo được sự trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu

Lắng nghe khách hàng

Sẵn sàng đón nhận những phản hồi từ khách hàng bằng cách: Trả lời bình luận, nghe điện thoại phản ánh,….Thu thập và giải quyết các vấn đề một cách khéo léo nhất.

Đảm bảo lợi thế cạnh tranh

Đảm bảo không để khách hàng xuất hiện những thất vọng với thương hiệu, cần cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của thị trường, duy trì được lòng trung thành

Nâng cao chất lượng trải nghiệm vượt qua sự mong đợi của khách hàng 

Khi đã có được lòng trung thành từ người tiêu dùng, doanh nghiệp cần nâng cao vượt qua cả sự mong đợi của họ. Dự đoán được nhu cầu và đáp ứng đầy đủ nhất.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Đáp ứng các nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ, tránh để rơi vào tình trạng giá sản phẩm cao hơn chất lượng thực tế họ nhận được. Luôn nâng cao, củng cố lại sản phẩm đáp ứng các kỳ vọng của họ.

Việc xây dựng được lòng tin, lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu cần rất nhiều sự nỗ lực. Mong rằng với những chia sẻ về Brand Loyalty là gì? Sẽ giúp bạn có những góc nhìn mới về thuật ngữ này và áp dụng thành công vào thực tế. Chúc bạn thành công!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.