Hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết theo thông tư 133, thông tư 200

Hạch toán thanh lý tài sản theo quy định tại thông tư 133, thông tư 200 sẽ được thực hiện như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau 

Hạch toán thanh lý tài sản là gì? 

Hạch toán thanh lý tài sản được hiểu là quy trình ghi chép chính xác về việc thanh lý các tài sản có giá trị trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quá trình hạch toán phải được thực hiện kịp thời, thống nhất về phương pháp nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật cũng như các chuẩn mực kế toán.

Hiện nay, các cơ quan chức năng cũng có những quy định riêng về việc hạch toán thanh lý TSCĐ. Trong đó, việc thanh lý tài sản đối với với các dạng TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản, vật tư mà công ty thấy đã bị hư hỏng, lạc hậu so với yêu cầu khi hoạt động, không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể tiến hành thanh lý để tránh khấu hao không cần thiết.

Quy trình thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp 

Việc hạch toán thanh lý tài sản hiện sẽ phải được làm theo một quy trình nhất định với các bước sau:

  • Bước 1: Lập đề nghị hạch toán thanh lý tài sản theo các mẫu quy định sau khi căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng
  • Bước 2: Thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá tài sản và đưa ra quyết định thanh lý
  • Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý tài sản của doanh nghiệp
  • Bước 4: Lập thủ tục thanh lý TSCĐ
  • Bước 5: Lập biên bản thanh lý, tổng hợp các văn bản khác nhau có liên quan đến kết quả xử lý tài sản. Lúc này tiền thu được từ việc thanh lý sau khi đã trừ đi các chi phí khác nhau sẽ được chuyển vào quỹ phát triển, hoạt động sự nghiệp của đơn vị
Hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết theo thông tư 133, thông tư 200 - Ảnh 1
Quy trình thủ tục thanh lý tài sản

Xem thêm: Khấu hao tài sản cố định là gì? Quy tắc trích khấu hao theo thông tư 45

Hạch toán thanh lý tài sản cố định theo thông tư 133, thông tư 200 

Việc hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133 cũng như thông tư 200 hiện tại sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:

Tài sản cố định dùng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh 

Trong trường hợp bút toán thanh lý tài sản được dùng cho hoạt động kinh doanh. Kế toán sẽ phản ánh các khoản thu nhập khác nhau:

  • Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng trị giá khi thanh lý tài sản
  • Có TK 711: Giá trị thanh lý của tài sản khi chưa áp thuế giá trị gia tăng
  • Có TK 33311: Thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách

Khi phát sinh các chi phí khác nhau dành cho hoạt động thanh lý tài sản, kế toán tổng hợp lại như sau:

  • Nợ TK 811: Giá trị chi phí phát sinh khi thanh lý tài sản cố định
  • Có các TK 111, 112,….: Tổng giá trị chi phí phát sinh cho hoạt động hạch toán thanh lý tài sản

Bộ phận kế toán cập nhập giảm nguyên giá của tài sản hữu hình:

  • Nợ TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình
  • Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình thanh lý
  • Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình thanh lý.
Hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết theo thông tư 133, thông tư 200 - Ảnh 2
Hạch toán tài sản cố định theo thông tư 133

Tài sản được dùng trong nội bộ dự án 

Khi doanh nghiệp thực hiện kế toán thanh lý tài sản cố định dùng trong nội bộ dự án. Theo như biên bản giao nhận tài sản thì bộ phận kế toán ghi giảm tài sản cố định đã thanh lý như sau:

  • Nợ TK 466: Giá trị còn lại sau thanh lý của tài sản
  • Nợ TK 214: Giá trị hao màn của tài sản được thanh lý
  • Có TK 211: Nguyên giá tài sản thanh lý

Bộ phận kế toán ghi số thu về thanh lý TSCĐ như sau:

  • Nợ các TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
  • Có TK 466:  Kinh phí dùng để mua TSCĐ
  • Có TK 3331 : Thuế, các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước nếu có

Bộ phận kế toán phản ánh chi về thanh lý tài sản:

  • Nợ TK 466 : Tổng tiền đã chi khi thanh lý TSCĐ
  • Có TK 111, 112 …: Tổng trị giá đã chi thanh lý TSCĐ

Hạch toán thanh lý tài sản dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi 

Căn cứ biên bản giao nhận, kế toán ghi giảm tài sản cố định nhượng bán được dùng cho hoạt động phúc lợi gồm:

  • Nợ TK 3533: Giá trị còn lại của tài sản thanh lý
  • Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn của tài sản thanh lý
  • Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ thanh lý

Phản ánh số thu về việc thanh lý TSCĐ như sau:

  • Nợ TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
  • Có TK 3532: Quỹ phúc lợi
  • Có TK 3331: Tiền thuế và các khoản nộp ngân sách nếu có

Số tiền chi về thanh lý tài sản được ghi như sau

  • Nợ TK 3532: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ
  • Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ

Xem thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định đường thẳng theo thông tư 45

Những điều cần chú ý khi hạch toán thanh lý tài sản 

Phải lập hội đồng trước khi hạch toán thanh lý tài sản 

Nhiều chủ doanh nghiệp khi muốn thanh lý tài sản mà không để ý đến việc thành lập hội đồng thanh lý. Và nếu không thành lập thì quá trình hạch toán sẽ rất dễ xảy ra những lỗi không mong muốn do bộ phận kế toán có thể làm sai các bước trong quy trình mà chủ doanh nghiệp không biết. Vì thế, rất cần thiết khi xây dựng một hội đồng hạch toán trước khi thanh lý tài sản.

Hội đồng thanh lý tài sản sẽ giúp cho quá trình tính toán được chính xác hơn về vặt số liệu, phân loại các chứng từ kế toán, hồ sơ có liên quan đến việc sở hữu tài sản được chính xác nhất. Cùng với đó, việc giám sát các nghiệp vụ kế toán cũng sẽ được chính xác hơn trong suốt quá trình hạch toán của công ty.

Cần có sự chính xác tuyệt đối 

Việc hạch toán các dạng tài sản không được phép có sai sót, nhầm lẫn. Các dạng bút toán thanh lý tài sản cố định cần phải được thực hiện chính xác tối đa đến từng loại vật tư nhất định. Cùng với đó, việc thanh lý cũng cần phải có hóa đơn, chứng từ riêng biệt. Bên thực hiện thanh lý phải tiến hành xuất hóa đơn, bàn giao lại cho đối tác khi tiến hành thanh lý. Cùng với đó là tính khấu hao, kiểm tra số lượng tài sản, xử lý chênh lệch trong quá trình tính toán nếu gặp phải sai sót.

Hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết theo thông tư 133, thông tư 200 - Ảnh 3
Những điều cần chú ý khi hạch toán tài sản

Cập nhật cẩm nang nghề nghiệp kiến thức các ngành nghề 2021

Hạch toán thanh lý tài sản là điều thường xuyên mà các nhân viên kế toán phải làm. Vì thế, bạn cần nắm rõ những kỹ năng, kiến thức về kế toán; pháp luật để tránh những sai sót xảy ra dù là nhỏ nhất.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.