Thuế giá trị gia tăng là gì? Ai phải nộp và ai được miễn thuế GTGT?

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu. Bạn muốn hiểu rõ hơn về khái niệm thuế giá trị gia tăng là gì thì hãy đọc tiếp nhé!

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng còn có tên gọi khác là thuế VAT (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Value Added Tax”). Nó là loại thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, sản phẩm phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng. Thuế VAT bắt nguồn từ nước Pháp. Pháp là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954, trong tiếng Pháp loại thuế này được gọi là “Taxe Sur La Valeur Ajou tée” (TVA).

Thuế giá trị gia tăng là gì? Ai phải nộp và ai được miễn thuế GTGT? - Ảnh 1
Thuế giá trị gia tăng là gì?

Hiện nay, thuế giá trị gia tăng đã vươn xa khỏi lãnh thổ Pháp và được sử dụng rộng rãi khắp hành tinh, cụ thể là trên 130 quốc gia trên thế giới đã áp dụng loại thuế này lên hàng hóa, dịch vụ ở đất nước mình. Việt Nam cũng là một trong số đó, tại kỳ họp thứ XI của Quốc hội khóa IX Luật thuế Quốc hội đã thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1999.

Bài viết liên quan: 

Đối tượng phải chịu thuế

Trên đây, chúng tôi đã giải nghĩa cho bạn thuế giá trị gia tăng là gì, tiếp theo đây chúng ta hãy xem đối tượng nào sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng. Căn cứ vào Luật thuế giá trị gia tăng đã được ban hành và thông tư 219/2013/TT-BTC thì đối tượng phải chịu thuế VAT chính là các loại hàng hóa/dịch vụ đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam (hàng hóa của các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài cũng không ngoại lệ nếu hàng hóa của họ được sản xuất/kinh doanh/tiêu dùng ở lãnh thổ Việt Nam).

Thuế giá trị gia tăng là gì? Ai phải nộp và ai được miễn thuế GTGT? - Ảnh 2
Đối tượng chịu thuế

Không ít người nói rằng đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng thực chất chính là người tiêu dùng, điều này cũng không sai! Thuế VAT là loại thuế gián thu, nó đánh vào hầu hết các loại hàng hóa đang trong giai đoạn sản xuất, lưu thông… dù đó là nguyên liệu thô hay thành phẩm. Các doanh nghiệp sẽ đứng ra nộp thuế nhưng khi bán các sản phẩm ra họ sẽ tính thêm thuế VAT vào giá của các sản phẩm đó. Vậy chẳng phải suy ra doanh nghiệp chỉ thay mặt người tiêu dùng nộp thuế hay sao? Vậy mới nói người chịu thuế thực ra chính là người tiêu dùng.

Đối tượng được miễn thuế

Bạn đã hiểu rõ đối tượng phải chịu thuế, vậy bạn có biết Luật vẫn đưa ra một số trường hợp ngoại lệ được miễn đóng thuế giá trị gia tăng hay không? Chiếu theo luật pháp Việt Nam thì những đối tượng dưới đây sẽ không phải chịu thuế VAT:

+ Sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản được nuôi trồng hoặc đánh bắt đã qua sơ chế hoặc chưa chế biến thành thành phẩm của các cá nhân, đơn vị tự nuôi trồng, đánh bắt, sản xuất

+ Giống cây trồng – vật nuôi như: hạt giống, cây giống, con gống, trứng giống. phôi…

+ Muối tinh, muối i ốt, muối mỏ tự nhiên, muối được sản xuất từ nước biển… (nói chung các loại muối có thành phần chính là NaCl)

+ Dịch vụ y tế, thú y, nói chung bao gồm dịch vụ khám – bệnh, phòng tránh bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật…

+ Nhà ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước

+ Các hình thức bảo hiểm như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ và các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan dành cho con người, bảo hiểm cây trồng – vật nuôi, bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác, bảo hiểm tàu, thuyền và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc đánh bắt thuỷ sản

Thuế giá trị gia tăng là gì? Ai phải nộp và ai được miễn thuế GTGT? - Ảnh 3
Đối tượng không phải nộp thuế

+ Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán dưới đây:

  • Dịch vụ cấp tín dụng gồm hình thức cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu; bảo lãnh; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
  • Dịch vụ cho vay của người nộp thuế (không phải là tổ chức tín dụng)
  • Kinh doanh chứng khoán gồm các hoạt động: môi giới chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán…
  • Chuyển nhượng vốn gồm các hình thức: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư; các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật…
  • Dịch vụ tài chính phái sinh gồm các hoạt động: hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; hoán đổi lãi suất; quyền chọn mua/bán ngoại tệ…
  • Bán tài sản bảo đảm thuộc về khoản nợ của tổ chức có 100% vốn điều lệ là của Nhà nước
  • Bán nợ
  • Kinh doanh ngoại tệ

Trên đây là bài viết của News.timviec.com.vn về thuế giá trị gia tăng. Bạn đã hiểu rõ thuế giá trị gia tăng là gì cũng như các đối tượng phải chịu thuế và được miễn thuế rồi đúng không nào? Mong rằng đây sẽ là những hiểu biết hữu ích đối với bạn!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.