Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là một công cụ rất thường xuyên được sử dụng trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính được hiểu là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng số chi phí vốn của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận hoặc thu nhập trên một cổ phần thường.
Bên cạnh đó, đòn bẩy tài chính còn là sự kết hợp giữa nợ phải trả, vốn chủ sở hữu trong công việc điều hành hoạt động tài chính doanh nghiệp. Công cụ này sẽ rất lớn đối với doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng vốn chủ. Người lại, công cụ này sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng vốn chủ sẵn có của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính là gì ?
Tuy có nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là công cụ được rất nhiều doanh nghiệp ưa thích. Trong nhiều lĩnh vực, ý nghĩa của hệ số đòn bẩy có thể kể tới:
- Là công cụ bù đắp cho sự thiếu hụt vốn điều lệ của doanh nghiệp để có thể duy trì hoạt động kinh doanh; gia tăng tỷ suất lợi nhuận trong tương lai.
- Là công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế. Đây đồng thời cũng là công cụ kìm hãm sự gia tăng mức lợi nhuận đó
- Là lá chắn thuế của các công ty. Lý do là khoản vay này cũng như phần lãi suất sẽ được tính vào chi phí vận hành của công ty. Do đó, tổ chức sẽ phải nộp tiền thuế ít hơn nhưng vẫn tăng trưởng lợi nhuận được tốt nhất.
Và không chỉ có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp, hệ số đòn bẩy tài chính cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Hệ số đòn bẩy là công cụ giúp nhà đầu tư có thể thu về những khoản tiền lớn hơn về tài khoản của mình.
Xem thêm>>>: Ebit là gì? Công thức và áp dụng khi định giá cổ phiếu
Các chỉ số đòn bẩy tài chính thông dụng
Trong tài chính doanh nghiệp, có các chỉ số đòn bẩy tài chính thông dụng gồm:
Tổng nợ/Tổng tài sản (D/A)
Chỉ số này có tác dụng đo lường khả năng sư dụng nợ vay của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Hiểu đơn giản là tổng số tài sản của công ty hiện tại được tài trợ có khoảng bao nhiêu phần trăm trong số đó là nợ vay.
Tỷ số đờn bẩy tài chính này phụ thuộc vào các yếu tố chính gồm:
- Mục đích của khoản cho vay
- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
- Quy mô của doanh nghiệp
- Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ số nợ/Vốn (D/C)
Chỉ số này cung cấp cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư những thông tin về khả năng tài chính, cấu trúc tài chính của một tổ chức bất kỳ. Trong đó, các công ty nào có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với mức bình quân thì tình hình tài chính của công ty có thể không được khả quan.
Công thức tính đòn bẩy tài chính này được tính toán như sau:
Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu)
Hệ số đòn bẩy
Chỉ số đòn bẩy kinh doanh này thế hiện tương quan giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Nếu chỉ số này thấp, điều này chứng minh công ty có khả năng tự chủ tài chính. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy công ty chưa tận dụng được nhiều lợi thế đến từ công cụ thu hút vốn này.
Để tính được hệ số đòn bẩy, chúng ta có thể sử dụng công thức sau:
Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân
Công thức tính đòn bẩy tài chính thông dụng dành cho các doanh nghiệp
Để tính được chỉ số này, bộ phận kế toán có thể áp dụng công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:
Trong đó:
- EBIT : Lợi nhuận trước thuế; lãi vay
- EPS: Lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Đối với chỉ số đòn bẩy tài chính sau khi có thêm lãi vay phải trả I, bộ phận kế toán có thể áp dụng công thức:
Trong đó:
- F: chi phí cố định;
- v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm;
- p: giá bán;
- Q: số lượng sản phẩm
- I: lãi vay phải trả
Xem thêm: Ebitda là gì? Cách tính Ebitda mà kế toán tài chính doanh nghiệp cần biết
Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Mặc dù có thể đem lại nguồn lợi lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ số đòn bẩy cũng cần có những lưu ý nhất định như sau:
- Nếu chủ đầu tư thiếu định hướng sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng khủng hoảng. Từ đó dẫn đến tình trạng ngưng đọng vốn. Thậm chí nếu không kịp thời có biện pháp khắc phục thì tình trạng phá sản hoàn toàn có thể xảy ra.
- Cần rất thận trọng trong việc lựa chọn vốn vay. Đặc biệt là việc đối chiếu lãi suất vay với khả năng chi trả. Bạn nên lựa chọn những ngân hàng thương mại có uy tín trên thị trường với những chương trình vay ưu đãi để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng mình.
Tham khảo>>> Cách viết CV tìm việc làm cho mọi trình độ chuyên môn của ứng viên
Các CEO, nhà đầu tư hiện đang sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính giống như một hy vọng sẽ đem lại những khoản lợi rất cao cho mình. Tuy nhiên đây cũng giống như một con dao 2 lưỡi với hoạt động quản trị tài chính. Vì thế, hãy cân nhắc thật sự kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng công cụ này.