R&D là gì? Kỹ năng cần có của nhân viên phòng R&D
R&D là gì? có những kỹ năng nào cần có của chuyên viên bộ phận R&D. Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây
R&D là gì?
R&D là dang viết tắt của cụm từ: Research and development – nghiên cứu và phát triển. R&D là hoạt động có giá trị để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. R&D liên quan đến việc tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng. Từ đó phát triển được các sản phẩm, dịch vụ mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Nếu như có được chiến lược nghiên cứu; phát triển sản phẩm, cơ hội thành công sẽ tới với các công ty một cách dễ dàng hơn cũng như ít đối mặt với các rủi ro khác nhau trong quá trình kinh doanh.
Xem thêm>>> Market research là gì? Giải mã thắc mắc liên quan Market research
Chức năng của bộ phận R&D là gì?
Trong hoạt động quản trị kinh doanh của một công ty, bộ phận R&D – nghiên cứu và phát triển sẽ có những chức năng chính như sau:
Phân tích, tổng hợp thông tin
Đây là nhiệm vụ thường xuyên mà phòng R&D sẽ cần phải làm. Các chuyên viên R&D phải cập nhật liên tục các thông tin liên quan đến những thị trường mới cần tiếp cận. Sau đó, tiến hành phân tích, chắt lọc các thông tin theo hướng dễ hiểu, tiết kiệm tối đa các thời gian cho bên liên quan.
Phân tích dữ liệu
Đối với các dự án kinh doanh có thông tin lớn, có sự tương tác của nhiều tập khách hàng cùng lúc thì bộ phận R&D là gì sẽ cần phải ghi chép, tổng hợp đầy đủ thông tin để có thể phân tích một cách chuyên sâu nhằm hỗ trợ các phòng ban khác của thương hiệu hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Nghiên cứu khách hàng
Các nhân viên R&D sẽ cần phải đảm nhận công việc nghiên cứu độ tuổi, hành vi, tính cách, mức thu nhập … của khách hàng. Nếu những việc này được làm tốt, quy trình chăm sóc khách hàng của phòng kinh doanh sẽ diễn ra một cach thuận lợi.
Chia sẻ thông tin
Từ quá trình thu thập thông tin nghiên cứu thị trường, các chuyên viên R&D sẽ phải làm các báo cáo chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách chuyên sâu. Từ đó đưa ra những ý kiến tư vấn giúp cho ban lãnh đạo có thể hoàn thiện tốt nhất về việc phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình.
Tầm quan trọng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp
Hoạt động R&D hiện nay vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển bền vững của doanh nghiệp nào. Bộ phận nghiên cứu và phát triển của các công ty thể hiện được chính xác chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty. Những kiến thức, kinh nghiệm đến từ hoạt động nghiên cứu, phát triển sẽ là sự đổi mới cho bất cứ công ty nào. Hoạt động R&D sẽ cho phép bạn có thể đạt được công nghệ, khả năng vận hành tốt hơn trong tương lai. Và cuối cùng có thể chuyển đổi thành các sản phẩm, quy trình, dịch vụ mới để phục vụ thị trường cũng như các tập khách hàng tiềm năng riêng rẽ.
Xem thêm>>> Quản trị doanh nghiệp Cơ hội việc làm rộng mở cho người trẻ
Quy trình triển khai hoạt động R&D trong doanh nghiệp
Đối với hoạt động nghiên cứu; phát triển sản phẩm, các nhân viên R&D trong công ty sẽ cần phải thực hiện theo quy trình gồm các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu R&D đến từ các phòng ban trong tổ chức
- Bước 2 : Nghiên cứu – phân tích thị trường để có thể đưa ra được những ý tưởng phát triển sản phẩm mới
- Bước 3: Bắt đầu quá trình sản xuất thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của sản phẩm khi phát hành ra thị trường
- Bước 4: Sản xuất đại trà để phục vụ yêu cầu của thị trường
Ưu, nhược điểm của R&D là gì?
Ưu điểm của R&D là gì?
- Công ty có thể sở hữu được các bằng sáng chế mới cho sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Điều chỉnh mức giá cạnh tranh, giúp tăng lợi nhuận, giảm tối đa chi phí sản xuất
- Chứng minh được năng lực đầu tư đối với các chủ đầu tư, cổ đông hiện hữu nếu muốn tăng vốn điều lệ
Nhược điểm của R&D là gì?
- Nguồn kinh phí để vận hành tương đối lớn
- Tùy vào nhu cầu của thị trường thì ứng dụng của R&D đem lại mới có được hiệu quả kinh doanh tốt
- Doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng bất lợi nếu sản phẩm tốn nhiều thời gian nghiên cứu nhưng đưa ra thị trường lại lỗi thời
Kỹ năng cần có của chuyên viên R&D
Kiến thức chuyên môn sâu về các ngành nghề
Là người trực tiếp nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm; dịch vụ do đó các R&D executive sẽ cần phải là người hiểu rõ nhất về ngành nghề, sản phẩm mình đang đảm nhận để có thể có được hiệu quả công việc tốt nhất.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là yêu cầu không chỉ cần có ở bộ phận nghiên cứu – phát triển sản phẩm mà còn là ở tất cả các vị trí. Tuy nhiên, những nhân viên R&D sẽ cần nó nhiều hơn do phải làm việc nhóm với nhiều đơn vị; phòng ban trong quá trình thử nghiệm sản phẩm; sản xuất đại trà. Vì thế, việc giao tiếp tốt rất cần thiết với các nhân viên thuộc bộ phận này để có thể giúp cho quá trình làm việc được thuận lợi hơn.
Có thể chịu được áp lực lớn
Đối với vị trí nhân viên R&D, bạn sẽ phải chịu không ít áp lực tới từ các phòng ban khác nhau để nhằm mục đích hoàn thành đúng thời hạn các chỉ số KPI đã đề ra. Do đó, việc chịu được áp lực lớn trong công việc cũng là ưu điểm nếu bạn muốn trở thành một R&D executive giỏi.
Ngoài những tố chất như trên, còn một số yêu cầu nữa dành cho người làm R&D đó là: khả năng sáng tạo, hiểu ngoại ngữ, am hiểu các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để có thể tạo ra những sự đột phá mới trong công việc của mình.
Tham khảo: Kỹ năng văn phòng giúp bạn tiến xa trong vị trí công việc mơ ước
Công việc R&D là gì hiện nay khá hấp dẫn và thu hút được nhiều người theo đuổi. Hy vọng bài viết sẽ giúp đỡ bạn tốt hơn trong việc lựa chọn được định hướng nghề nghiệp cho riêng mình.