Stakeholder là gì? Xung đột thường thấy trong stakeholder management
Stakeholder là gì? Có những xung đột nào thường thấy trong stakeholder management. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Stakeholder là gì?
Stakeholder là thuật ngữ để chỉ các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức có liên quan chặt chẽ với doanh nghiệp, sự thành công của dự án. Đây là những cá nhân có sự quan tâm; khả năng chia sẻ về nguồn lực. Họ có thể tác động trực tiếp; gián tiếp với các hoạt động kinh doanh của công ty như: lên chiến lược, kế hoạch kinh doanh…. Những cá nhân; nhóm người này cũng bao gồm các bên liên quan có khả năng ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.
Xem thêm>>> Chủ đầu tư là gì ? Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư
Những bên liên quan trong stakeholder là gì?
Trong hoạt động stakeholder management, có những bên liên quan như:
- Lãnh đạo dự án
- Nhân sự quản lý cấp cao
- Thành viên tham gia vận hành nhóm dự án
- Cán bộ quản lý tài nguyên
- Quản lý dây chuyền
- Nhóm người dùng dự án
- Nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án sau khi hoàn thành
- Các nhà thầu phụ
- Các đối tác tư vấn cho dự án
- Khách hàng
- Người có ảnh hưởng: công đoàn, truyền thông….
Vai trò của stakeholder
Hiện nay, vai trò của stakeholder trong các dự án khác nhau phụ thuộc vào chức dang, trách nhiệm của mỗi bên. Nếu như không có sự hợp tác của những stakeholder thì một dự án quản trị doanh nghiệp sẽ rất khó có thể phát triển bền vững.
Trong một dự án kinh doanh, sẽ có những người đứng ra quản lý, giữ vai trò quyết định trực tiếp. Vì thế, nếu trong bất cứ giai đoạn nào của dự, án, nếu có sự đầu tư của các bên nắm giữ stakeholder là gì sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro, thời gian, tiền bạc. Trong khi đó sẽ tối đa hóa được doanh thu của hoạt động kinh doanh.
Có bao nhiêu loại stakeholder ?
Tùy vào tính chất của từng dự án quản trị khác nhau, sẽ có những dạng stakeholder khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ có một số dạng stakeholde gồm:
- Stakeholder chính: Là những cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp đến sự thành công, thất bại của dự án kinh doanh. Đó có thể các chủ đầu tư, nhà cung cấp, các cổ đông chính của doanh nghiệp
- Stakeholder thứ yếu: Là những cá nhân, tổ chức đầu tư bên ngoài có ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty như: chính phủ, cộng đồng, các tổ chức quan trọng
Và để có thể đảm bảo được sự thành công của một dự án kinh doanh, các chủ doanh nghiệp sẽ cần phải xác định rõ những cá nhân nắm cổ phiếu quan trọng kể từ khi bắt đầu khởi nghiệp. Việc xác định sớm sẽ giúp cho hiệu quả làm việc ngày càng cao. Hơn nữa, những cố vấn của các stakeholder trong quá trình vận hành sẽ giúp cho bạn có thể tối đa hóa được hiệu qua làm việc cho riêng mình.
Xem thêm>>> Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Nên mua trái phiếu hay cổ phiếu công ty
Xung đột thường xảy ra trong stakeholder management
Trong hoạt động quản trị kinh doanh, chắc chắn sẽ có những xung đột nhất định sẽ xảy ra. Trong đó có thể kể tới;
Xung đột về quyền lợi
Xung đột về quyền lợi chính là một trng những vấn đề rất dễ xảy ra trong hoạt động stakeholder management. Trong thực tế, những xung đột này đôi khi lại không dễ dàng nhận thấy được. Điều này ảnh hưởng một cách rất nghiêm trọng đến hoạt động phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Hỉnh ảnh chính xác nhất để nói về xung đột quyền lợi đó chính là những tranh cãi trong hệ thống quản lý của các tập đoàn kinh tế lớn hiện nay. Ví dụ: Nếu như mục tiêu chính của các cổ đông trong tập đoàn là tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao giá trị cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Điều này có thể khiến cho một nhóm nhân sự quan trọng cảm thấy không hài lòng. Từ đó dẫn đến những xung đột lợi ích nhất định.
Xung đột về nội bộ cổ đông
Xung đột về nội bộ cổ đông là tình huống khi các bên liên quan bị ràng buộc với một doanh nghiệp bởi một số lợi ích dài hạn. Trong khi đó, một cổ đông có lợi ích tài chính, có thể bán và mua các cổ phiếu khác nhau như không có nhu cầu giữ lâu dài và có thể thoái vốn điều lệ bất cứ lúc nào. Điều này sẽ tạo ra những xung đột nhất định trong hoạt động quản lý của các công ty hiện nay.
Tương tự, các nhân viên làm việc tại công ty là những người có liên quan về dựa vào đó để gia tăng nguồn thu nhập cho riêng mình. Tuy nhiên, những cổ đông của doanh nghiệp có thể bán cổ phần cụa họ để hạn chế thua lỗ. Điều này sẽ khiến cho lợi ích giữa người lao động và các cổ đông sẽ có sự khác biệt nhất định. Nếu như các CEO không có những biện pháp đảm bảo cân bằng các xung đột này thì doanh nghiệp rất khó có thể phát triển mạnh được.
Tham khảo>>> Cập nhật cẩm nang nghề nghiệp cho mọi ngành nghề
Trên đây là một số thông tin cơ bản về stakeholder là gì. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích hơn trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp rất khó khăn hiện nay.