Paint Point là gì? Cách xác định và khai thác “điểm đau” của khách hàng
Paint Point được hiểu là điểm đau của khách hàng. Xác định được “điểm đau” đóm khai thác hiệu quả sẽ giúp chiến dịch marketing thành công. Vậy cách khai thác Paint Point là gì? Tạo content bằng Paint Point sao cho hấp dẫn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Pain Point là gì?
Pain Point (hay còn gọi là điểm đau của khách hàng) – là những vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện tại cũng như những khách hàng tiềm năng của bạn đang gặp phải. Khi một thương hiệu hiểu được Pain Point của khách hàng mình đang gặp phải chắc chắn những sản phẩm mà họ ra mắt sẽ được cải tiến phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Ví dụ như: Hiện nay, sự quan tâm về các vấn đề môi trường đang rất lớn, nhiều người tiêu dùng muốn sử dụng những sản phẩm thân thiện với thiên nhiên nên hạn chế việc order những thức ăn nhanh bên ngoài. Vậy để có thể vừa đảm bảo doanh số tiêu thụ online, nhiều cửa hàng để thay những đồ dùng thực phẩm được làm từ nhựa bằng những chất liệu khác.
Những vật liệu thường được thay thế cho hộp nhựa như: hộp giấy, ống hút giấy, cốc giấy cứng hoặc những loại nhựa có thể tái sử dụng nhiều lần. Điều này khiến khách hàng cảm thấy yên tâm hơn lại rất bắt kịp xu hướng cộng đồng quan tâm.
Qua ví dụ trên chắc các bạn đã hiểu Pain Point là gì rồi đúng không? Có thể thấy Pain Point gồm nhiều vấn đề phức tạp, nhưng chung quy lại được chia thành 4 loại chính như sau:
- Financial Pain Point (điểm đau về tài chính)
- Productivity Pain Point (điểm đau về năng suất)
- Process Pain Point (điểm đau về quá trình)
- Support Pain Point (điểm đau về sự hỗ trợ)
Tìm hiểu thêm: Facebook ads là gì? Các loại quảng cáo trên Facebook hiện nay
Hướng dẫn xác định điểm đau của khách hàng
Mỗi chiến lược Marketing đều hướng đến một mục tiêu chính là có thể tiêu thụ được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Chính vì lẽ đó việc hiểu tâm lí khách hàng, biết cách đáp ứng những điều khách hàng đang cần là rất cần thiết. Vậy những cách để xác định Pain Point của khách hàng là gì?
Trao đổi, thảo luận với khách hàng
Đối với những khách hàng của mình, bạn đang ở vị trí có thể giúp họ giải quyết những vấn đề Pain Point đang gặp phải. Vậy nên hãy cố gắng thảo luận, trò chuyện, đặt ra những câu hỏi để khai thác những vấn đề họ đang gặp phải. Từ những buổi thảo luận đó bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm để áp dụng đối với những khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Trao đổi với các salesman
Salesman chính là những người tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với khách hàng nhất. Đặc biệt là những người ở bộ phận Telesale chính là người làm nhiệm vụ trò chuyện, tư vấn mọi vấn đề khi khách hàng vướng phải những vấn đề chưa được giải quyết. Vì vậy, để có thể hiểu hơn về những điều bạn đang băn khoăn hãy có những buổi làm việc và trao đổi cùng với các salesman.
Khảo sát Pain Point của công ty đối thủ
Ngoài việc tập trung khảo sát thị hiếu khách hàng, sản phẩm đừng quên nghiên cứu những chiến lược của công ty đối thủ. Hãy tự đặt ra những câu hỏi như: Với Pain Point khách hàng đối thủ sử dụng như thế nào? Đối thủ đã nhấn mạnh đến những ưu điểm gì?… Sau đó cùng tập trung đi tìm đáp án cho những câu hỏi đó.
Tham khảo – PR là gì? Nguyên tắc để PR trên facebook đạt hiệu quả tối ưu
Tạo content bằng Pain Point khách hàng
Để có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng với những sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mình bạn cần phải biết Pain Point của khách hàng mục tiêu. Khi đã xác định được Pain Point khách hàng hãy tiến hành sử dụng nó vào việc tạo những content hấp dẫn, thú vị nhé!
Bước 1: Tạo một danh sách những keyword
Bạn cần phải tạo được một danh sách những từ khóa mà trong đó tập hợp tất cả những “Pain Point” của khách hàng mà bạn đã xác định được. Đặc biệt, hãy nhớ sử dụng những loại ngôn ngữ mà khách hàng thường sử dụng mới có thể tạo được mối liên hệ, sự thu hút với khách hàng của mình.
Những từ khóa trong danh sách của bạn nhất định phải là những từ khóa mà khách hàng thường dùng để tìm kiếm chứ không phải bạn. Một công cụ hữu ích trong công việc tìm từ khóa mà các bạn có thể tham khảo đó là Google Keyword Planner. Bằng công cụ này bạn có thể xác định xem khách hàng dùng keyword nào khi tìm kiếm sản phẩm mong muốn.
Bước 2: Tạo tiêu đề có giá trị
Tiêu đề là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho một content. Vậy nên khi xây dựng content về việc giải quyết pain point khách hàng thì một tiêu đề ấn tượng là không thể thiếu được. Những Content viết để giải quyết các vấn đề Pain Point không cần quá nhiều tính giải trí, thông tin hữu ích có giá trị cần được tập trung khai thác, chia sẻ.
Bước 3: Thiết lập một đoạn giới thiệu hấp dẫn
Để có thể luôn đảm bảo được khách hàng sẽ ở lại bài viết bạn cần có những đoạn giới thiệu thu hút khách hàng. Trong đoạn giới thiệu nên có chứa những từ khóa cần thiết để người đọc có thể biết được content của bạn sẽ tập trung khai thác những thông gì? Nếu có thể hãy lặp lại từ khóa thêm nhiều lần để thu hút người đọc.
Bước 4: Thêm CTA
Mục Call to Action (kêu gọi hành động) là yếu tố không thể thiếu với mỗi content giải quyết Pain Point của khách hàng. Sau khi đã cung cấp những thông tin cần thiết, hãy kêu gọi hành động từ khách hàng để có thể hiện thực hóa những phương pháp đã chia sẻ.
Xem thêm: IMC là gì? Các bước thực hiện chiến dịch marketing tích hợp cơ bản
Trên là những thông tin liên quan đến “Pain Point là gì ?” mà nhiều người vẫn thường thắc mắc. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp độc giả hiểu hơn về vấn đề này và có những chiến lược giải quyết điểm đau của khách hàng hiệu quả.