CPU là gì? Bộ vi xử lý trung tâm CPU có chức năng gì

CPU là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây về tầm quan trọng của thiết bị này trong máy tính hiện nay 

CPU là gì?

CPU – Central Processing Unit được gọi là bộ xử lý trung tâm của máy tính. Trong hoạt động của mình, CPU sẽ xử lý tất cả những lệnh nhận được từ các thiết bị phần cứng cũng như phần mềm máy tính hiện đang hoạt động trên máy tính.

Cấu tạo bên trong của CPU là gì

Về cơ bản, một bộ xử lý trung tâm sẽ có những thành phần như sau:

  • Control Unit: Đây là các đơn vị xử lý có trách nhiệm dịch lại các lệnh đến từ những chương trình điều khiển. Nó sẽ dùng để điều tiết các xung nhịp khác nhau của hệ thống.
  • ALU-Arithmetic logic Unit: Đơn vị này có chức năng thực hiện các lệnh của những đơn vị điều khiển.
  • Register: Các thanh ghi sẽ có nhiệm vụ ghi lại những tập lệnh trước và sau quá trình xử lý của máy tính.
CPU là gì? Bộ vi xử lý trung tâm CPU có chức năng gì - Ảnh 1
Cấu tạo bên trong của CPU là gì

Xem thêm: VGA là gì? Kinh nghiệm chọn card màn hình đồ họa phù hợp với nhu cầu

Các thông số chủ yếu của CPU hiện nay là gì

Di động, desktop

Các dòng máy tính để bàn, máy tính xách tay thường là những thiết bị điện tử được cung cấp nguồn điện một cách liên tục. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của các thương hiệu điện thoại thông minh, máy tính bảng nên bộ xử lý CPU sẽ cần phải tối ưu hóa làm sao để tuổi thọ của pin có thể kéo dài càng lâu càng tốt.

Chính vì vậy, khi sản xuất các thiết bị công nghệ thông tin thì các nhà sản xuất đã đặt cho chúng cùng một loại tên. Tuy nhiên, tiền tố phía trước sẽ có những sự khác nhau như:

  • U: Chỉ thiết bị cho công suất rất thấp.
  • HQ: Chỉ thiết bị cho đồ họa hiệu suất cao
  • HK: CHo đồ họa có hiệu năng nâng cao với khả năng ép xung tốt.
  • K: Khả năng ép xung tốt của các bộ vi xử lý cho desktop
  • T: Công xuất tối ưu cho các bộ vi xử lý desktop

32 bit hoặc 64 bit

Trong quá trình làm việc, các CPU thường không nhận được luồng dữ liệu liên tục đến từ máy tính, các platform đang được vận hành. Thay vào đó sẽ là luồng thông tin tới từ những khối nhỏ hơn được gọi là word. Trong đó, bộ vi xử lý trung tâm hiện nay lại bị giới hạn bởi số bit trong một word. Khi bộ vi xử lý 32bit được thiết kế lần đầu, nó có vẻ như là một kích thước word cực lớn. Tuy nhiên, định luật Moore vẫn được duy trì và đột nhiên các máy tính có thể xử lý hơn 4GB RAM – mở cánh cửa cho một bộ xử lý 64bit mới.

CPU là gì? Bộ vi xử lý trung tâm CPU có chức năng gì - Ảnh 2
Các thông số chủ yếu của CPU hiện nay là gì

CPU socket

Để có thể tạo được một bộ PC hoặc latop cá nhân với đầy đủ chức năng nhất định, các CPU thường phải được tích hợp với các thiết bị khác như: RAM, card đồ họa…. trong một bo mạch chủ nhất định. Do đó, nếu bạn lựa chọn một CPU thì cần phải đảm bảo các thông số CPU socket phải phù hợp với các linh kiện đã được tích hợp trong mainboard.

Bộ nhớ cache

Bộ nhớ cache là khoảng dữ liệu tạm thời, có sẵn trong CPU để sử dụng trong quá trình xử lý dữ liệu. Nếu như máy tính có khung bộ nhớ tạm thời cache càng lớn thì CPU sẽ càng hoạt động với tốc độ nhanh chóng. 

Tần số

Tần số của CPU chính là tốc độ hoạt động của bộ xử lý trung tâm. Tùy theo từng phiên bản khác nhau mà tần số của CPU sẽ có sự khác biệt. Mặc dù hiện nay đã có nhiều tính năng khác nhau được các thương hiệu linh kiện máy tính bổ sung thêm. Nhưng tần số vẫn là đặc điểm kỹ thuật rất quan trọng mà người dùng cần tính đến trong quá trình build máy cho riêng mình.

Xem thêm: FPS là gì? Thông số FPS nên để bao nhiêu là tốt cho người dùng

CPU làm việc như thế nào

Tìm Nạp

Các lệnh được nhập máy tính sẽ được CPU chuyển thể, biểu diễn dưới dạng một chuỗi các số nhất định. Trong đó, mỗi lệnh chỉ là một phần của bất cứ thao tác nào. Vì thế, các CPU sẽ cần phải biết được những lệnh sẽ đến tiếp theo. Địa chỉ lệnh hiện tại được giữ bởi một Program Counter – bộ đếm chương trình (PC). PC và các lệnh sau đó được đặt vào một Instruction Register – thanh ghi lệnh (IR). Độ dài của PC sau đó được tăng lên để tham chiếu đến địa chỉ của lệnh tiếp theo.

Giải mã

Khi một lệnh bất kỳ đã được tìm nạp, lưu trữ. Bộ vi xử lý trung tâm sẽ truyền lệnh đó tới bộ giải mã lệnh. Điều này sẽ chuyển đổi lệnh thành các tin hiệu khác nhau để thực hiện hành động một cách chính xác.

Thực thi

Trong bước cuối cùng, các lệnh được giải mã, gửi đến các bộ phận liên quan của CPU để được thực hiện. Các kết quả thường được ghi vào một CPU register, nơi chúng có thể được tham chiếu bằng các lệnh sau đó. Hãy tưởng tượng nó giống như chức năng của bộ nhớ trên máy tính.

Chức năng của CPU là gì 

CPU hiện nay thực sự là bộ não của một máy tính. Công cụ này thực hiện tất cả những nhiệm vụ trên máy tính. Mặc dù hiện nay đã có nhiều cải tiến nhất định, đã có những dòng máy có thể không cần đến CPU mà vẫn hoạt động tốt được. Nhưng nói chung CPU vẫn rất quan trọng. Nếu tốc độ của bộ vi xử lý nhanh hơn thì sẽ giúp cho công việc của bạn được suôn sẻ hơn nhiều. Ít nhất tình trạng giật lag khi vận hành sẽ không xảy ra.

CPU là gì? Bộ vi xử lý trung tâm CPU có chức năng gì - Ảnh 3
Chức năng của CPU là gì

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu CV công nghệ thông tin: Chuẩn – Chất – Chuyên nghiệp

Trên đây là những chi tiết về CPU là gì. Bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ phận rất quan trọng trong máy tính này.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.