C2C là gì – Tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của mô hình này
C2C là viết tắt của “Consumer To Consumer”, tạm dịch là “người tiêu dùng đến người tiêu dùng”. Cùng đọc tiếp để hiểu rõ hơn về C2C là gì nhé!
C2C là gì?
C2C là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Consumer To Consumer” (bạn có thể hiểu nó nghĩa là “Từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng“). Nó là một mô hình kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử bên cạnh các loại hình quen thuộc khác như B2C, B2B. Đặc trưng nổi bật của loại hình này là bên bán hàng và mua hàng đều là cá cá nhân chứ không phải doanh nghiệp.
Giao dịch kiểu C2C này thường được thực hiện trực tuyến/online, thông qua một bên thứ 3 là các website đấu giá trung gian hoặc các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian.
✅ Xem thêm: B2C là gì? Điểm khác biệt của mô hình kinh doanh B2B so với B2C
Các hoạt động trong mô hình C2C
Tiếp nối phần định nghĩa C2C là gì, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu về các hoạt động thường thấy trong mô hình kinh doanh này nhé! Chúng sẽ bao gồm:
- Đấu giá: Đây chính là hình thức C2C phổ biến nhất mà hầu hết chúng ta đều biết. Ví dụ điển hình cho hình thức chính là eBay – website đấu giá nổi đình đám nhất hiện nay. Hoạt động này cho phép các cá nhân đăng bán sản phẩm của mình và đặt ra một mức giá sàn. Tiếp đó, những cá nhân có nhu cầu mua món hàng ấy sẽ tiến hành đấu giá. Người đưa ra mức giá cao nhất sẽ trở thành người có được sản phẩm ấy.
- Giao dịch trao đổi: Giao dịch trao đổi cũng là một hoạt động C2C. Những người tham gia sẽ không bán hay mua sản phẩm mà họ tiến hành trao đổi với nhau. Vật phẩm họ đem ra trao đổi với nhau thường là các loại hàng hóa có giá trị tương đương nhau để đảm bảo sự công bằng cho giao dịch.
- Bán tài sản ảo: Đây là hình thức C2C hay được áp dụng với các game thủ. Tài sản ảo chính là các vật phẩm mà họ có trong game. Họ đem những thứ mình không cần dùng nữa để trao đổi, buôn bán với những người chơi khác. Họ sẽ thu về tiền hoặc loại vật phẩm có giá trị khác.
- Dịch vụ hỗ trợ: C2C là mô hình giao dịch giữa những con người xa lạ với nhau. Họ không biết về nhau nhiều, độ tin cậy dành cho nhau cũng không lớn. Vì vậy nên đôi khi họ cần đến một loại dịch vụ hỗ trợ đứng ra cam kết về chất lượng hàng hóa hoặc bảo đảm độ tin cậy cho việc thanh toán. PayPal chính là một ví dụ điển hình cho hình thức dịch vụ hỗ trợ kiểu C2C này.
Lợi ích khi kinh doanh mô hình C2C
Bạn đã hiểu rõ C2C là gì và các hoạt động trong mô hình này rồi, vậy bạn có háo hức muốn xem khi kinh doanh mô hình C2C thì bạn có thể thu về những lợi ích gì không? Cùng tìm hiểu nhé!
- Việc đăng tin rao bán tương đối dễ dàng: Việc đăng bán hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử C2C khá đơn giản, không rắc rối, phức tạp. Bạn có một món hàng muốn bán, vậy thì bạn chỉ cần đăng tin lên các nền tảng C2C là xong. Với mô hình này, người bán cũng không bị giới hạn về số lượng hàng hóa được bán, bạn có thể bán bao nhiêu sản phẩm tùy thích. Quả thực là quá tiện lợi phải không nào?
- Khiến kết nối giữa người bán và người mua thêm bền chặt: Các nền tảng kinh doanh theo mô hình C2C (ví dụ như Facebook chẳng hạn) luôn là nơi thu hút nhiều người bán lẫn người mua hàng online. Các khách hàng khi có nhu cầu mua hàng thì có thể tiến hành search để tìm kiếm người bán hàng mình ưng ý nhất để mua hàng. Người bán thì bán sản phẩm thành công, thu về lợi nhuận; người mua thì mua được hàng hóa như ý. Cứ như vậy, mối quan hệ giữa họ sẽ càng thêm bền chặt, khăng khít!
- Giảm bớt được chi phí hoa hồng cho môi giới: Với mô hình C2C, chúng ta không cần đến những nhân vật như nhà sản xuất, người bán buôn… – những người trước kia đã “ngốn” không ít chi phí của ta. Giờ đây, người bán và người mua có thể kết nối và giao dịch trực tiếp với nhau. Điều này sẽ mang đến lợi ích cho cả 2 bên. Người bán sẽ không phải chia lợi nhuận cho bên trung gian và người mua cũng mua được hàng với giá “hời” hơn vì hàng hóa không phải “qua tay” nhiều người.
✅ Tìm hiểu thêm: Kỹ năng bán hàng online thu hút hàng triệu khách hàng
Nhược điểm của hình thức kinh doanh này
Loại hình kinh doanh nào cũng tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm và mô hình C2C cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là những khuyết điểm của mô hình kinh doanh này!
- Chưa có sự kiểm soát tốt về chất lượng sản phẩm: C2C là kiểu giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, họ lại không quen biết hay hiểu sâu về nhau. Bên bán hàng ở đây chỉ là một cá nhân đơn lẻ chứ không phải là một doanh nghiệp uy tín hay có tiếng tăm. Chẳng có ai đứng ra kiểm chứng cho chất lượng của sản phẩm mà họ bán cả. Vì vậy khi mua hàng, chúng ta chẳng khác nào đi chơi đánh bạc. Nếu may mắn thì chúng ta sẽ nhận được hàng tốt như mong đợi hoặc hơn cả mong đợi. Còn nếu xui xẻo thì bạn có thể nhận phải mặt hàng kém chất lượng, bị lỗi, bị hỏng hóc…
- Vấn đề thanh toán chưa hoàn toàn bảo đảm: Nếu nhược điểm phía trên sẽ đem về thiệt thòi cho người mua hàng thì vấn đề thanh toán chưa đảm bảo này có thể đem đến thiệt hại cho bên bán hàng. Không một bên thứ ba đứng ra bảo đảm cho bạn rằng người mua sẽ chắc chắn thanh toán tiền hàng cho bạn cả. Nếu bạn đen đủi gặp phải khách hàng xấu tính, không chịu trả tiền thì chẳng khác nào món hàng của bạn đã được cho không cho người ta.
Qua bài viết rên đây, News.timviec.com.vn đã giúp bạn thu thập được nhiều thông tin hữu ích như: C2C là gì, các hoạt động của nó cũng như ưu điểm và nhược điểm của mô hình bán hàng này. Vậy bạn đánh giá như thế nào về hình thức kinh doanh này? Nếu bán hàng online thì liệu bạn có lựa chọn C2C không? Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!