Mẫu hợp đồng thử việc 2024 và những quy định về quá trình thử việc

Trước khi trở thành nhân viên chính thức trong doanh nghiệp người lao động sẽ thường phải trải qua một khoảng thời gian thử việc. Trong thời gian thử việc bạn có thể ký với doanh nghiệp hợp đồng thử việc hoặc không. Vậy cùng tìm hiểu về mẫu hợp đồng thử việc là gì và có những lưu ý gì khi ký vào bản hợp đồng này nhé!

Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc (tiếng anh là labour contract) là loại hợp đồng ghi lại sự thoả thuận giữa người lao động (NLĐ) và đơn vị sử dụng lao động về quá trình thử việc, thời gian thử việc của NLĐ cũng như quyền và nghĩa vụ của cả 2 bên trong khoảng thời gian thử việc đó.

Mẫu hợp đồng thử việc 2024 và những quy định về quá trình thử việc - Ảnh 1
Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc thường có 2 hình thức phổ biến, đó là: văn bản và truyền miệng. Những đơn vị doanh nghiệp nhỏ lẻ thường chỉ thỏa thuận với người lao động bằng miệng, còn các công ty/doanh nghiệp quy mô lớn thì sẽ trao đổi và gửi cho người lao động bản hợp đồng thử việc đúng quy cách.

Tham khảo: Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp

Nội dung chính trong hợp đồng thử việc

Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2019, hợp đồng thử việc có thể được xác lập thành điều khoản riêng trong hợp đồng lao động hoặc có thể lập thành một văn bản riêng biệt. Những nội dung chính cần có trong bản hợp đồng thử việc:

  • Tên, địa chỉ, chức danh của người sử dụng lao động
  • Thông tin cá nhân của người lao động gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi lưu trú, số CMT..
  • Công việc được giao và địa điểm làm việc
  • Thời gian thử việc theo quy định pháp luật
  • Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
  • Các trang thiết bị hỗ trợ công việc cho người lao động nếu có

Tham khảo: Mẫu hợp đồng lao động chuẩn nhất cho mọi ngành nghề

Mẫu hợp đồng thử việc chuẩn 2024

Dưới đây là mẫu hợp đồng thử việc chuẩn cho vị trí thử việc để các cá nhân và doanh nghiệp tham khảo:

Mẫu hợp đồng thử việc 2024 và những quy định về quá trình thử việc - Ảnh 2

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC TẠI ĐÂY

Các quy định về quá trình thử việc

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu tố:

Thời hạn thử việc

  • Đối với các công việc, nghề nghiệp yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên: Không > 60 ngày
  • Đối với các công việc, nghề nghiệp yêu cầu trình độ trung cấp trở lên: Không > 30 ngày
  • Đối với các công việc, nghề nghiệp yêu cầu trình độ nghiệp vụ cơ bản: Không > 6 ngày
Mẫu hợp đồng thử việc 2024 và những quy định về quá trình thử việc - Ảnh 3
Hợp đồng thử việc thế nào mới là đúng luật?

Mức lương thử việc

Mức lương thử việc của NLĐ ở mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt bởi nó được tạo nên do thỏa thuận của 2 bên. Nhưng nói chung, mức lương thử việc cho NLĐ thường ở mức 85% mức lương thực tế của công việc ấy. Mức lương thử việc cũng sẽ không gồm tiền thưởng hay các chế độ đãi ngộ khác. Bạn muốn được hưởng thêm các quyền lợi thì phải tiến hành trao đổi với đơn vị tuyển dụng.

Điều kiện lao động khi thử việc

  • Thời gian làm việc: Không quá 08 tiếng/ ngày, 48 tiếng/ tuần. Thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định
  • Được đảm bảo nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút nếu làm việc ban  ngày, 45 phút nếu làm việc ban đêm.
  • Nghỉ hàng năm: Người lao động cũng được tính hưởng phép năm theo khoản 2, điều 65, nghị định 145/2020/NĐ-CP nếu người lao động tiếp tục làm việc sau khi hết thử việc
  • Nghỉ lễ tết: Người lao động trong thời gian thử việc cũng sẽ được hưởng nguyên lương theo điều 112, luật lao động 2019 giống như các lao động đã làm việc chính thức.

Chế độ bảo hiểm xã hội khi thử việc

Hiện nay, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ được áp dụng đối với người lao động đã ký hợp đồng từ 1 tháng trở lên. Do đó, người lao động đang trong thời gian thử việc cũng sẽ được đóng BHXH.

Cách nghỉ việc trong thời gian thử việc

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu như người lao động được đánh giá thử việc không đạt thì hợp đồng đã ký sẽ bị chấm dứt. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp phát hiện ra bản thân không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp nên đã chủ động nghỉ việc ngay khi mới bắt đầu gia nhập công ty. Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động đã nêu rõ:

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, nếu đang trong thời gian thử việc, người lao động hoàn toàn có quyền tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Cùng với đó, người lao động cũng không phải bồi thường nếu gây thiệt hại do việc tự ý chấm dứt thử việc gây ra cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tuyển dụng người mới thì bạn nên báo với doanh nghiệp trước khi nghỉ nhé!

Trên đây là những thông tin nghề nghiệp chi tiết về mẫu hợp đồng thử việc. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm việc và làm việc!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.