Trước khi nộp CV xin việc thu ngân, rèn 6 kỹ năng để làm nghề hiệu quả
Bản CV xin việc thu ngân của các ứng viên đã thành thạo kỹ năng nghề nghiệp và có kinh nghiệm thực tế luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
- Hướng dẫn viết CV xin việc quán cafe – Vị trí quản lý
- Viết CV xin việc trợ giảng tiếng Anh như nào cho chất lượng, hãy đọc ngay
- Tuyệt chiêu viết CV xin việc Trình dược viên, nộp hồ sơ 1 phát ăn ngay
Là một ngành nghề không có trường lớp đào tạo chính quy nhưng hiện nay số lượng người làm việc trong lĩnh vực thu ngân đang cực kỳ đông đảo. Sự ra đời của các cửa hàng tiện ích, siêu thị, quán ăn, nhà hàng – khách sạn, điểm bán lẻ,… khiến thị trường việc làm này luôn ở trong tình trạng ‘khát’ nhân lực. Tuy nhiên, muốn lọt mắt xanh nhà tuyển dụng, ngoài một bản CV xin việc thu ngân ấn tượng, ừng viên còn cần phải tích lũy được một số kỹ năng nghề nghiệp nhất định.
Nhân viên thu ngân là ai?
Nhân viên thu ngân, hay Cashier trong tiếng Anh, là một thành phần thường xuất hiện trong cơ cấu tổ chức của một cửa hàng, siêu thị, điểm bán lẻ,… với nhiệm vụ chính là nhận tiền (có thể là tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, séc,…) từ khách hàng sau mỗi giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ thành công. Trên thực tế, một nhân viên thu ngân còn phải kiêm nhiệm nhiều thao tác hơn thế, ví dụ như đếm tiền, bán hàng, tư vấn về sản phẩm, lưu sổ sách thanh toán, kiểm soát lượng hàng hóa xuất nhập kho, bày biện, thu dọn, trông coi cửa hàng và giám sát các hoạt động chung của cửa hàng.
Vì chưa có trường lớp nào đào tạo chính quy nên mọi nghiệp vụ của một nhân viên thu ngân hầu như đều do quản lý hướng dẫn và bản thân họ tự học hỏi, nghiên cứu và tham khảo thêm từ những người đi trước. Nhìn chung, công việc thu ngân không quá khó khăn, phức tạp hay đòi hỏi nhiều chất xám nhưng lại yêu cầu người trong nghề phải sở hữu một số kỹ năng mềm không dễ để rèn luyện. Dù chỉ là một nhân sự cấp thấp nhưng trong mọi hoạt động kinh doanh hoặc bất cứ một hệ thống bán hàng nào, nhân viên thu ngân đều có vai trò quan trọng bởi lực lượng này trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý thu chi và thống kê lợi nhuận.
Những kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị trước khi nộp CV xin việc thu ngân
Giao tiếp khéo léo
Để tối giản cơ cấu tổ chức, tiết kiệm chi phí, nhiều hệ thống bán lẻ, siêu thị,… thường yêu cầu nhân viên thu ngân kiêm nhiệm cả vị trí bán hàng, tư vấn khách hàng. Lúc này, bạn cần phải tiếp xúc thường xuyên với người tiêu dùng. Đương nhiên, khách mua hàng sẽ chỉ hài lòng trước những nhân viên thân thiện, niềm nở, luôn tươi cười và sẵn sàng hỗ trợ họ. Lúc này, kỹ năng giao tiếp trôi chảy, khéo léo là một lợi thế không hề nhỏ để giúp bạn ghi điểm. Ngược lại, nếu không may gặp phải những ‘thượng đế’ khó tính trái nết, nhân viên thu ngân vẫn cần phải giữ thái độ bình tĩnh, thiện chí và chuyên nghiệp để phối hợp cùng khách hàng và các bộ phận liên quan giải quyết, khắc phục sự cố.
Có trách nhiệm với công việc
Dù không có những đòi hỏi cao siêu về chuyên môn nhưng thu ngân vẫn là một công việc có nhiều áp lực. Bạn thường phải làm việc cả cuối tuần, thậm chí trong những dịp lễ, Tết và không được tự ý bỏ dở ca làm việc để phục vụ mọi người mua sắm, hưởng thụ. Nếu không có tinh thần trách nhiệm và đức tính chăm chỉ, chịu khó, bạn sẽ khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc nghỉ làm giữa chừng.
Sạch sẽ, gọn gàng
Quầy thu ngân là nơi mọi khách hàng đều sẽ dừng chân nên để xây dựng một hình ảnh đẹp về cửa hàng trong mắt họ vào tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhân viên phải giữ gìn góc nhỏ này thật gọn gàng, ngăn nắp và khoa học. Trước khi bắt đầu ca làm việc của mình, hãy chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật dụng phục vụ cho quá trình thanh toán như túi đựng sản phẩm, giấy in hóa đơn, tiền lẻ, máy POS, giấy bút,… Thao tác này đảm bảo cho việc thanh toán diễn ra dễ dàng, tiết kiệm thời gian cho cả đôi bên. Bên cạnh đó, một nhân viên thu ngân còn phải cơ bản nắm được cách trang trí, sắp xếp các quầy, kệ, sản phẩm và giữ vệ sinh chung cho cửa hàng để tạo cảm giác thoải mái cho khách mua.
Có kiến thức về hàng hóa và giá cả
Làm thu ngân, bạn buộc phải nắm vững kiến thức, thông tin về hàng hóa, sản phẩm mình đang bán như các loại mặt hàng cơ bản và đặc điểm của chúng, vị trí dán mã vạch, cách quét mã, cách đóng bao bì và đặc biệt là giá cả. Thêm vào đó, cần chủ động tìm hiểu về các chính sách giảm giá, các chương trình khuyến mại, cơ chế thẻ hội viên để tư vấn chính xác cho khách hàng.
Đề cao tinh thần cảnh giác
Một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất trong nghề thu ngân là việc bị kẻ gian trà trộn lấy cắp hàng hóa hoặc nhận nhầm tiền giả. Với thủ đoạn ngày càng tinh vi, những đối tượng tiêu tiền giả thường khó bị phát giác nếu bản thân người thu ngân không tỉnh táo và có kiến thức để xác minh, phân biệt. Trong trường hợp xấu, họ sẽ phải hi sinh đồng lương ít ỏi của mình để đền bù thiệt hại cho cửa hàng.
Có kỹ năng tin học cơ bản
Ngày nay, để hỗ trợ nhân viên thu ngân làm việc hiệu quả, hầu hết các cửa hàng đều trang bị hệ thống máy tính, máy POS, máy quét, máy đếm tiền, máy in hóa đơn,… để đơn giản hóa đến mức tối đa các thao tác của con người. Vì thế, để quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nhân viên thu ngân phải nắm vững cách sử dụng máy tính và các phần mềm quản lý bán hàng.
Bí quyết soạn CV xin việc thu ngân nộp đâu trúng đấy
Nếu đang có nhu cầu tìm kiếm một công việc thu ngân và tự tin vào những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc mình đã tích lũy, thao tác tiếp theo bạn cần chuẩn bị là soạn thảo một CV xin việc ấn tượng để gửi đến nơi tuyển dụng. Tất nhiên, CV của bạn phải đảm bảo đầy đủ mọi yếu tố của một bản CV thông thường.
Không được bỏ qua mục thông tin cá nhân
Việc ghi lại chính xác những thông tin cơ bản về bản thân như họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, email,… chưa bao giờ là thừa. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng mới hiểu rõ về bạn cũng như tiện liên lạc trong trường hợp bạn được gọi phỏng vấn. Từng có rất nhiều ứng viên tự đánh mất cơ hội của mình khi mắc lỗi cơ bản là khai báo thiếu thông tin.
Trình độ học vấn
Thu ngân là một công việc không có nhiều đòi hỏi khắt khe về trình độ học vấn nên bạn không cần quá áp lực khi trình bày phần này. Bạn chỉ cần liệt kê trung thực các thông tin về trường lớp, chương trình đào tạo, bằng cấp của bản thân.
Kinh nghiệm làm việc
Trước đó, nếu đã từng làm thu ngân thì bạn đang sở hữu một lợi thế lớn. Hãy trình bày theo thứ tự thời gian, ưu tiên công việc, nơi làm việc gần hiện tại nhất. Trong một CV xin việc thu ngân, ứng viên đã có kinh nghiệm nhất định phải đầu tư thể hiện thế mạnh của mình một cách chỉn chu, đầy đủ nhất. Nếu đã đạt được một thành tựu nào đó trong quá khứ, hãy đề cập ngay để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn có thể lập lại thành tích đó trong tương lai và thậm chí còn xuất sắc hơn.
Kỹ năng
Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn vẫn còn cơ hội chinh phục công việc thu ngân nếu chịu khó trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp như bài viết đã đề cập ở trên bởi đây là yếu tố quan trọng giúp bạn thể hiện sự nổi bật của mình.
Không viết dài dòng
Một CV xin việc lan man, dài dòng sẽ khiến các nhà tuyển dụng khó chịu vì bị lãng phí thời gian. Hãy viết thật ngắn gọn, súc tích và tuân thủ chuẩn chính tả, ngữ pháp, phông chữ để không bị mất điểm.
Xem thêm tại đây:
- Bí kíp viết CV xin việc lập trình viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
- CV xin việc làm part time: Bí kíp viết mục kinh nghiệm 100% đỗ cho SV
- Sàng lọc CV xin việc: Các thao tác cần đảm bảo để không bỏ sót nhân tài
Trong bất cứ một lĩnh vực nào, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp của ứng viên luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vì thế, nếu đã có thâm niên làm việc thực tế, hãy thể hiện điều đó thật chi tiết và khéo léo trong CV xin việc thu ngân của bạn.
Bích Phương