Mô hình kinh doanh là gì và những vấn đề liên quan đến mô hình này
Mô hình kinh doanh là gì? Thiết lập mô hình kinh doanh và đưa vào áp dụng mang lại những lợi ích gì cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp?
- Chiến lược kinh doanh là gì? Ý nghĩa của nó đối với các doanh nghiệp
- Kinh doanh nhượng quyền là gì và những điều cần biết
Mô hình kinh doanh là gì? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người tìm việc đặt ra thời điểm này. Khái niệm “mô hình kinh doanh” hầu hết trong chúng ta đã từng được nghe qua ít nhất là một lần. Tuy nhiên, hiểu tường tận về thuật ngữ này thì phải những người có chuyên môn mới hiểu rõ được.
Việc tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến mô hình kinh doanh sẽ giúp quá trình kinh doanh trở nên thuận lợi hơn. Tìm hiểu về mô hình kinh doanh cũng là cách cung cấp những kiến thức phục vụ cho nhiều công việc.
Khái niệm mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là các hoạt động của kinh doanh tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và mang về lợi nhuận. Nó chính là cách thức để chúng ta tổ chức công việc, kiếm được lợi nhuận thông qua việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Một mô hình kinh doanh là tổng hợp của rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng phục vụ quá trình kinh doanh. Xây dựng tốt mô hình kinh doanh sẽ định hướng tốt cho những công việc và nhiệm vụ cần làm để phát triển doanh nghiệp.
»»» Xem thêm nhiều cẩm nang công việc hơn: Tại đây.
Các mô hình kinh doanh phổ biến
Có nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau, tùy vào sự lựa chọn của mỗi doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung vẫn có một số mô hình kinh doanh phổ biến được áp dụng rất nhiều. Việc đưa ra được những mô hình kinh doanh phổ biến này được tạo nên từ quá trình khảo sát thị trường.
Mô hình kinh doanh dịch vụ: dựa trên nền tảng công nghệ
Đây là mô hình dựa trên sự kết nối trực tiếp giữa người bán và người mua. Đây là một mô hình điển hình cho việc kết nối những người có nhu cầu sử dụng một dịch vụ nào đó với bên cung cấp dịch vụ.
Những nơi làm nhiệm vụ kết nối ấy sẽ thu phí từ hai phía để làm lợi nhuận cho mình. Ví dụ, bạn giúp kết nối những người có nhu cầu thuê mướn văn phòng với bên cho thuê văn phòng và thu phí giúp kết nối ấy.
Mô hình kinh doanh sản xuất sản phẩm giá rẻ
Đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ nghiên cứu sản xuất những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao giá rẻ, như là cách gia tăng thị phần mới bằng những sản phẩm chính hãng giá rẻ.
Mô hình này phù hợp với những nơi dân cư có thu nhập thấp không có khả năng sử dụng sản phẩm chính hãng buộc phải dùng hàng fake. Điều này sẽ giúp họ vẫn có thể sử dụng sản phẩm chính hãng nhưng với mức giá thành thấp hơn rất nhiều.
Mô hình trao đổi hàng hóa không sử dụng tiền mặt
Là mô hình tương đối mới mẻ nhưng nhận được sự tán dương và ủng hộ rất tốt. Các thành viên sẽ không sử dụng tiền mặt để trao đổi mà dùng tiền tệ kỹ thuật số. Hoặc thay vì nhận tiền công thù lao thì nó sẽ được quy ra một loại tiền ảo hay bất kỳ một hình thức nào khác. Sau đó sử dụng những thứ đó để trao đổi những thứ mà mình muốn sở hữu. Nhược điểm mô hình này chỉ phù hợp với những nước phát triển, có năng lực kỹ thuật công nghệ vượt trội.
»»» Xem thêm: Các việc làm nhân viên kinh doanh hot hiện nay.
Sơ đồ mô hình kinh doanh
Mỗi mô hình kinh doanh thực chất có hai phần – phần đầu tiên đề cập đến thiết kế và sản xuất sản phẩm trong khi phần thứ hai đề cập đến mọi thứ liên quan đến việc bán sản phẩm, từ việc tìm kiếm đúng khách hàng đến phân phối sản phẩm. Sơ đồ mô hình kinh doanh bao gồm:
- Phân khúc khách hàng: xác định các phân khúc khách hàng nhau mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market).
- Mục tiêu giá trị: mô tả lại những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo cho nhóm khách hàng mục tiêu. Nói cách khác, đây là lý do mà khách hàng chọn của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.
- Kênh truyền thông: mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Qua đó mang cho khách hàng các giá trị mục tiêu mà khách hàng mong muốn. Có thể có rất nhiều kênh phân phối khác nhau bao gồm các kênh phân phối trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp, gian hàng trên mạng…) và kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…)
- Quan hệ khách hàng: mô tả các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các phân khúc khách hàng của mình. Làm thế nào doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới.
- Dòng doanh thu: thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó. Dòng danh thu chính là ô mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.
- Nguồn lực chính: mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Để tạo ra được hàng hóa, thiết lập kênh truyền thông và phân phối, duy trì quan hệ khách hàng… bạn cần phải có những nguồn lực nhất định và nếu không có nguồn lực này thì bạn không thể kinh doanh được.
- Hoạt động chính: mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Một cách trừu tượng, là các hành động sử dụng nguồn lực (KR) để có thể tạo ra các giá trị mục tiêu khác biệt (VP) và qua đó thu được lợi nhuận (RS).
- Đối tác chính: mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển. Có thể là một trong bốn loại sau : đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, cùng đầu tư (joint ventures) để tạo ra công việc kinh doanh mới, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty.
- Cơ cấu chi phí: mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh. Một số mô hình kinh doanh chú trong vào giá rất nhiều như mô hình kinh doanh vé máy bay giá rẻ của Jetstar, một số khác chú trọng tạo dựng giá trị cho người mua (ví dụ như các khách sạn 4-5 sao)… Đây cũng là nơi nhà đầu tư bỏ tiền vào.
Việc nắm bắt được thế nào là mô hình kinh doanh, cũng như những vấn đề liên quan đến nó sẽ giúp việc thực hiện quá trình kinh doanh trở nên thuận lợi hơn. Với các doanh nghiệp mô hình kinh doanh là một phần không thể thiếu để vận hàng quá trình kinh doanh.