Sale admin là gì? Cần những điều kiện nào để có thể thăng tiến nhanh trong vị trí sale admin tại các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Sale admin là gì?
Sale admin được hiểu là các nhân viên thư ký phòng kinh doanh. Đây là những người sẽ chịu trách nhiệm phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban khác nhau trong ông ty để có thể hỗ trợ hoạt động bán hàng. Từ những hoạt động hỗ trợ này sẽ góp phần thúc đẩy tối đa doanh thu dành cho bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, quá trình phát triển bền vững của một tổ chức dựa rất lớn vào bộ phận kinh doanh. Trong đó, các nhân viên admin sẽ là người đóng vai trò quan trọng cho việc tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Thông thường, các thư ký kinh doanh sẽ nhận được chỉ đạo trực tiếp từ trưởng phòng hoặc giám đốc kinh doanh tùy theo tính chất của từng công ty.
Trong hoạt động của bộ phận kinh doanh, công việc của một nhân viên thư ký kinh doanh sẽ bao gồm rất nhiều nhiệm vụ. Trong đó có thể kể tới:
Lên kế hoạch, theo dõi, thường xuyên đốc thúc bộ phận kinh doanh thực hiện đúng các chiến lược kinh doanh đã được ban lãnh đạo thông qua.
Soạn thảo, quản lý văn bản hành chính về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Xử lý các đơn hàng gồm: nhập; xuất đơn hàng, quản lý hồ sơ khách hàng của doanh nghiệp….
Thu thập, giải quyết các thắc mắc của khách hàng. Nếu vượt quá khả năng của bản thân thì xin ý kiến tới từ các nhân sự quản lý cấp cao .
Thiết lập cuộc hẹn giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng để giúp cho các saler có thể trình bày thêm về giải pháp, sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Hỗ trợ quá trình bán hàng cho bộ phận kinh doanh như: tư vấn các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng, hỗ trợ ký kết hợp đồng, nhận thanh toán.
Giám sát việc thực hiện các chương trình ưu đãi, khuyến mại của doanh nghiệp.
Thường xuyên duy trì quan hệ thân thiết với khách hàng, đảm bảo rằng mọi khách hàng đều hài lòng với dịch vụ của thương hiệu
Theo dõi, đốc thúc việc thu hồi công nợ từ khách hàng. Theo dõi tiến đề thanh toán để báo cáo số liệu về cho bộ phận tài chính doanh nghiệp.
Báo cáo doanh thu định kỳ, cập nhật chi tiết báo cáo kết quả kinh doanh của các nhân viên sales.
Thực hiện một số công việc hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Công việc của sale admin gồm những gì?
Xem thêm: PO là gì? Quy trình purchase order trong bán hàng đơn giản
Công việc của vị trí sale admin tại một số ngành nghề
Đối với ngành bất động sản: Các nhân viên sale admin trong bất động sản sẽ là người giới thiệu khách hàng tham quan các dự án. Sau đó, các nhân viên admin sẽ hỗ trợ khách hàng theo dõi tiến độ thanh toán hợp đồng. Cùng với đó là cập nhật các kiến thức về sản phẩm, thị trường cho khách hàng.
Đối với ngành bảo hiểm: Các admin là người chuẩn bị hồ sơ liên quan, tính toán chi phí bảo hiểm, sửa đổi, bô sung các thông tin của khách hàng. Bên cạnh đó, các thông tin về công nợ; chứng từ của khách hàng cũng cần phải được cập nhật thường xuyên.
Đối với ngành khách sạn – nhà hàng: Các ứng viên nghề admin sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc xử lý các vấn đề có liên quan trong suốt quá trình trải nghiệm dịch vụ. Ngoài ra, sale admin còn phải giử thêm cho khách hàng các chương trình ưu đãi, tặng quà nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
Đối với ngành supply chain: Các nhân viên sale admin sẽ cần phải chuẩn bị chứng từ cho khách hàng, chuẩn bị các giấy tờ có liên quan tới các thủ tục khai báo hải quan điện tử. CÙng với đó là phối hợp với các nhân viên cảng vụ để thực hiệu điều tiết vận chuẩn hàng hóa cho phù hợp tiến độ.
Vị trí sale admin tại một số ngành nghề
Chế độ lương thưởng của sale admin
Hiện nay, chế độ lương thưởng của nhân viên sale admin cũng khá giống với các nhân viên kinh doanh khi sẽ có lương cứng, hoa hồng. Trong đó:
Lương cứng: Là số tiền mà các ứng viên sẽ nhận được hàng tháng khi hoàn thành đầy đủ những công việc được giao
Hoa hồng: Là tỷ lệ phần trăm doanh thu mà các nhân viên sẽ nhận được khi bán hàng hoặc ký kết hợp đồng thành công.
Hiện trung bình, các nhân viên sale admin hiện nay có thể nhận được mức thu nhập từ 07 – 10 triệu tùy theo tính chất công việc, hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp.
Đối với lộ trình thăng tiến của nghề sale admin là gì. Nếu như bạn có thể tích lũy đủ kiến thức; kỹ năng nghề nghiệp. Các ứng viên có thể tìm kiếm cơ hội làm giám sát kinh doanh, giám đốc kinh doanh hoặc tự mình startup riêng một thương hiệu cho riêng mình. Hiện nay, công việc nào cũng sẽ có được sự thăng tiến nhất định. Vì thế hãy cố gắn rèn luyện, học hỏi mỗi ngày để nâng cao kiến thức chuyên môn cho mình.
Trên đây là một số thông tin về sale admin là gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn để lựa chọn được vị trí phù hợp cho riêng mình.
Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề
nghiệp.
Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong
việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Trong khối ngành công nghệ có một ngành nghề được coi là khá khó, đó là ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử. Đối với ngành này thường không "lỗi mốt", cơ hội nghề nghiệp trong tương lai còn khá "hot". Tuy nhiên, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử là gì...
Khác với mô hình 4P Marketing, mô hình Marketing mix 7P là phiên bản cải tiến mới nhất gồm 3 nâng cấp mới: Process, People và Physical Evidence. Trong đó, Physical Evidence hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng. Vậy Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng...
Trong các tổ chức kinh doanh hay các donah nghiệp quy mô lớn, vai trò của Associate Director là không thể thiếu. Đây là một chức vị quản lý cấp cao, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của Associate Director là gì?...
" Kỹ Thuật " là một khái niệm không hề xa lạ đối với chúng ta. Nó được nhắc tới trong hầu hết các ngành nghề khác nhau. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng và chính xác " kỹ thuật là gì ". Vậy hãy cùng Nes.timviec tìm hiểu về thuật ngữ này...
Trong ngành dịch vụ, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ "service charge" nhiều lần. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về ý nghĩa và cách hoạt động của service charge. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Service charge là gì và những điều...
Chief Executive Officer (CEO) là vị trí quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức hay doanh nghiệp. CEO có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta...
Đối với những người mới bắt đầu khám phá thế giới lập trình rộng lớn và đa dạng ngôn ngữ, câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất mà họ cần hiểu là "Mã nguồn là gì?". Mặc dù nhiều người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này, nhưng cũng có nhiều người...
Management là một khái niệm không còn quá xa lạ trong môi trường công ty và doanh nghiệp. Nó được coi là một hoạt động cốt lõi để định hướng và thúc đẩy sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp hoặc một ngành nghề cụ thể. Vậy, Management là gì và kỹ năng...
Trong hệ thống hành chính công của một quốc gia, các thuật ngữ như viên chức, cán bộ, công chức thường được sử dụng để chỉ các đối tượng tham gia vào công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các thuật ngữ...
Accountant là một trong những nghề nghiệp quan trọng và cần thiết trong mọi tổ chức, từ doanh nghiệp nhỏ đến công ty đa quốc gia. Với vai trò đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính, accountant đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình quản lý...